Theo WHO, cứ 40 giây lại có 1 người quyên sinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi quyên sinh. Để tránh hành vi này gia tăng, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về nguyên nhân dấu hiệu và biện pháp ngăn vấn nạn quyên sinh qua bài viết sau, cùng tham khảo nhé.
Tóm tắt
Quyên sinh là gì?
Quyên sinh (quyên: bỏ; sinh: sinh mạng), là hành động tự g.i.ế.t c.h.ế.t chính mình hoặc cố ý gây ra cái c.h.ế.t cho bản thân.
Quyên sinh trong tiếng Anh là suicidal nghĩa là tự s.á.t, t.ự t.ử, tự g.i.ế.t, tự vẫn,…
Nguyên nhân dẫn đến hành vi quyên sinh
Một vài nguyên nhân chính được cho là dẫn đến hành vi quyên sinh gồm có:
- Người bệnh tâm thần, tâm thần phân liệt, bị trầm cảm nặng (đặc biệt là kèm thêm hoang tưởng bị tội), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn phân ly.
- Hoang tưởng, ảo giác, loạn thần do rượu, ma túy tổng hợp
- Trạng thái ý thức hoàng hôn, cảm giác bồn chồn, bất an.
- Các bệnh mạn tính như ung thư, HIV, liệt khiến người bệnh mất niềm tin hy vọng, rơi vào trạng thái chán nản, không muốn sống tiếp.
- Căng thẳng tâm lý quá mức, stress kéo dài do quá thất vọng, đau khổ hay quá buồn rầu, chán nản về vấn đề nào đó mà không được giải toả.
- Cảm thấy bế tắc, không lối thoát.
- Mâu thuẫn với gia đình, bạn bè.
- Khó khăn về tài chính, nợ nần chồng chất, gặp thất bại trong công việc.
- Bị bạo lực, lạm dụng.
- Quá buồn và suy sụp sau khi mất người thân, sau khi ly hôn
Tình hình quyên sinh trên thế giới và Việt Nam
Theo thống kê, trung bình, 112 người Mỹ c.h.ế.t vì quyên sinh mỗi ngày. Quyên sinh là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở lứa tuổi 15 – 24. Và hơn 9,4 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã nghĩ đến cách quyên sinh trong vòng 12 tháng qua.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới – WHO thì:
- Gần 800.000 người c.h.ế.t do quyên sinh mỗi năm.
- 79% số vụ quyên sinh trên toàn cầu xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
- Uống thuốc trừ sâu, treo cổ và cầm súng là những phương pháp quyên sinh phổ biến nhất trên toàn cầu
Theo khảo sát các trẻ vị thành niên và thanh niên tại Việt Nam, có đến 4,1% trong tổng số hơn 10.000 người được khảo sát có ý định quyên sinh. Nhóm tuổi từ 15-24 có tỷ lệ cao nhất, đặc biệt là nữ giới có tỷ lệ cao gấp đôi nam giới.
Một nghiên cứu khác cho thấy, 25% trong số những người này đã tìm cách để kết liễu cuộc sống. Những số liệu này báo động tình trạng nghiêm trọng về nạn quyên sinh trong giới trẻ ở Việt Nam và cần được xem xét nghiêm túc.
Dấu hiệu của người có ý định quyên sinh
Nếu bạn bè, người thân hoặc những người bạn gặp gỡ có các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên chú ý đến họ bởi có thể họ đang có ý định quyên sinh.
- Nói về vấn đề quyên sinh. Ví dụ: đưa ra những lời nói như “Tôi sẽ c.h.ế.t”, “Tôi ước gì mình đã c.h.ế.t” hoặc “Tôi không còn muốn sống nữa”,…
- Chuẩn bị các phương tiện để quyên sinh, chẳng hạn như mua thuốc trừ sâu, thuốc ngủ,…
- Không muốn tiếp xúc với xã hội, chỉ thích được ở một mình.
- Thay đổi tâm trạng thất thường, cảm xúc có thể dâng cao vào một ngày nào đó và chán nản sâu sắc vào những ngày tiếp theo.
- Lo lắng về cái c.h.ế.t, c.h.ế.t chóc hoặc bạo lực.
- Cảm thấy bế tắc hoặc tuyệt vọng về hoàn cảnh nào đó.
- Tăng tần suất sử dụng rượu, bia hoặc các chất ma túy.
- Thay đổi thói quen bình thường, gồm cả thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ.
- Làm những việc mạo hiểm hoặc có hành vi tự hủy hoại bản thân, chẳng hạn như tự dùng dao, vật sắc nhọn làm đau mình, sử dụng ma túy hoặc lái xe ẩu.
- Chào tạm biệt, viết thư tạm biệt hay đăng stt tạm biệt mọi người như thể họ sẽ không gặp lại.
- Thay đổi tính cách, lo lắng hoặc có những hành vi kích động nghiêm trọng.
Các dấu hiệu cảnh báo người muốn quyên sinh không phải lúc nào cũng rõ ràng và chúng có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người còn có thể nói rõ ý định của họ, trong khi những người khác có xu hướng giữ bí mật về suy nghĩ và ý định muốn quyên sinh.
Biện pháp ngăn chặn vấn nạn quyên sinh
Khi tiếp xúc với những người có biểu hiện, ý muốn quyên sinh, bạn hãy làm những điều sau:
- Giải tỏa những căng thẳng tâm lý cho người bệnh
- Trò chuyện chân thành, cởi mở, tâm sự với bệnh nhân.
- Tìm hiểu, chia sẻ, giải quyết những bức xúc, khó khăn và nỗi uất ức của họ
- Giúp người bệnh giải quyết những bế tắc họ đang gặp phải, vượt qua nỗi thất vọng, gợi mở lối thoát cho họ và giúp họ có hành động tích cực hơn.
- Cho người bệnh cảm giác được che chở và bảo vệ, rằng họ luôn có người tốt bên cạnh ủng hộ, rằng họ không hề cảm thấy cô đơn trong cuộc sống.
- Giúp người bệnh tái hòa nhập xã hội bằng cách đưa họ ra ngoài, tham gia các hoạt động vui chơi, ngắm cảnh để thư giãn đầu óc tỉnh táo và suy nghĩ thoáng hơn.
- Tránh những sang chấn tâm lý hay căng thẳng cho bệnh nhân.
- Theo sát mọi hành vi, cử chỉ của người bệnh, không nên để họ ở một mình. Tránh để người bệnh tiếp xúc với các đồ vật sắc nhọn, dây treo, thuốc, xăng và tránh xa các tòa nhà cao tầng, cầu, sông, hồ..
Cách điều trị cho người muốn quyên sinh
Việc điều trị tình trạng bệnh tâm lý cho người có ý muốn quyên sinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi và suy nghĩ quyên sinh của ai đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc tỏ sẽ có hiệu quả tích cực.
Tâm lý liệu pháp
Tâm lý liệu pháp là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp giảm nguy cơ có ý định quyên sinh. Liệu pháp nhận thức hành vi là một hình thức trị liệu theo kiểu trò chuyện. Nó thường được sử dụng cho những người đang có ý định quyên sinh.
Mục đích của phương pháp này là hướng dẫn người bệnh cách vượt qua các sự kiện và cảm xúc căng thẳng trong cuộc sống. Khi những căng thẳng ấy góp phần vào suy nghĩ và hành vi quyên sinh của bạn. Phương pháp này cũng có thể giúp bạn thay thế niềm tin tiêu cực bằng niềm tin tích cực. Đồng thời lấy lại cảm giác lạc quan trong cuộc sống.
Sử dụng thuốc
Một số nhóm thuốc có thể được bác sĩ chỉ định cho người có ý định quyên sinh bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, giải tỏa lo âu.
Ngoài ra, những người có ý định hoặc hành vi quyên sinh nên thay đổi lối sống, bằng cách:
- Tránh sử dụng, lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn uống đầy đủ và khoa học.
- Ngủ đủ giấc.
Nói chung, hành vi quyên sinh mang lại những mất mát không hề nhỏ cả với chính bản thân người quyên sinh, gia đình và xã hội. Vấn nạn này ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, nó xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi tầng lớp.
Để hạn chế tình trạng quyên sinh, mọi người nên thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi lối sống tích cực hơn. Tránh để bản thân rơi vào trạng thái stress trong thời gian dài và duy trì lối sống khoa học với việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn.