Trà là một loại đồ uống có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống không đúng cách rất có thể sẽ dẫn đến hiện tượng say trà không ngủ được. Vậy bị say trà là gì? Cách chữa say trà như thế nào cho hiệu quả?. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết say trà nên làm gì nhé.
Tóm tắt
Say trà là gì?
Uống trà là một thói quen tốt, vì đây là một đồ uống có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Một trong số đó là bị say trà.
Say trà là không phải là một hiện tượng hiếm gặp và đã được ghi nhận trong văn thư cổ với tên gọi là “trà tuý”, thậm chí kể cả những người uống trà lâu năm cũng có thể mắc phải.
Say trà là trạng thái mà một người cảm thấy hưng phấn cao độ do uống quá nhiều trà. Mọi người thường cảm thấy như vậy với các loại trà đến từ cây chè Camellia Sinensis.
Có hai trạng thái bị say trà khác nhau. Một là cảm giác thư giãn, hưng phấn, thậm chí là lâng lâng khi uống trà. Một là đi kèm các phản ứng tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, nhức mỏi cơ thể.
Những cảm giác say trà này thường xảy ra là do uống quá nhiều trà trong một khoảng thời gian ngắn nhất là khi bụng đói. Khi đói bụng thì chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang rất thấp, mà uống trà thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết gây ra những hiện tượng trên, nhất là ở những người sẵn bệnh huyết áp thấp.
Điều này cũng có thể xảy ra với những người không thường xuyên uống trà hoặc uống rất ít trong những món trà sữa. Thông thường, hiện tượng say trà có thể kéo dài từ bốn đến sáu giờ.
Nguyên nhân nào khiến bạn bị say trà?
Trong chè có 3 chất dễ làm chúng ta bị say là Catechin, L-theanine và Caffeine. Đây là những hợp chất tốt cho sức khỏe, giúp tỉnh táo và đẩy lùi bệnh tật. Thế nhưng các chất này sẽ khiến chúng ta bị say nếu uống không đúng cách.
– L-theanine. Đây là một loại axit amin đã được tìm thấy trong tất cả các loại lá chè, mang lại cho trà tác dụng thư giãn. Đây là yếu tố góp phần lớn nhất khi chúng ta cảm thấy say trà.
– Caffeine. L-theanine và Caffeine là lý do bạn thường không cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ khi uống trà có chứa nhiều caffeine. Mặc dù caffeine có những lợi ích nhưng nó cũng có mặt trái là làm tăng nhịp tim, gây ra sự bồn chồn và khiến mất ngủ, làm nhiều người than trời là say trà không ngủ được.
– Catechin. Đây là những chất chống oxy hóa trong trà. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây tác dụng phụ khi các bạn tiêu thụ với số lượng lớn.
Trên thực tế việc uống một lượng lớn ba thành phần này sẽ không đảm bảo rằng ai đó sẽ bị say trà. Vì điều đó còn phụ thuộc vào loại trà bạn đang uống và mức độ nhạy cảm của mỗi người với chúng. Một số người chỉ cần uống lượng trà nhỏ đã đủ say và ngược lại có người uống như nước giải khát cũng không sao cả.
Các loại trà có thể khiến người uống bị say
Ngoài say trà xanh, say trà đen thông thường thì dưới đây là các loại trà có thể khiến người uống dễ say.
– Matcha và Gyokuro: Đây là 2 loại trà xanh Nhật Bản, được trồng trong bóng râm chứa lượng L-Theanine và catechin khá cao.
– Trà Pu’erh: Một loại trà ủ lên men chủ yếu được trồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được bán dưới dạng bánh. Trà Pu’erh được giới sành trà thèm muốn, với những chiếc bánh lâu năm có giá lên đến hàng nghìn USD.
– Trà trắng: Biến thể trà này từ lá và búp mọc ở ngọn của cây trà. Chúng không được chế biến nhiều như các loại trà khác, do vậy không bị oxy hóa như các loại trà khác.
– Trà Ô long. Ô long là một loại trà rất mạnh được sử dụng phổ biến có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Hãy cẩn thận không nên uống quá nhiều trà này, nếu không bạn có thể cảm thấy ngay tác dụng của việc say trà.
Làm thế nào để tránh uống trà bị say?
Để tránh bị say trà thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Nên tránh xa các loại trà mạnh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người quá nhạy cảm với caffeine hoặc không hay uống nhiều trà.
– Không nên pha trà quá đặc. Chè càng đậm thì chứa các chất làm say các nhiều, do đó uống nhiều chúng ta càng dễ gặp các hiện tượng trên.
– Đừng uống quá nhiều trà mà hãy giới hạn bản thân trong lượng khuyến nghị hàng ngày với loại trà cụ thể mà bạn thường xuyên tiêu thụ.
– Đừng uống trà khi bụng đói. Đảm bảo rằng bạn đã ăn lót dạ trước khi uống trà. Điều này sẽ ngăn chặn được hiệu ứng buồn nôn. Hoặc bạn cũng có thể nhâm nhi tách trà cùng một chút bánh kẹo.
– Thưởng thức tách trà một cách chậm rãi: Tốt nhất là bạn nên từ từ nhâm nhi tách trà, thưởng thức từng ngụm.
– Hạn chế dùng trà vào buổi chiều hoặc buổi tối.
Cách chữa say trà đơn giản
Tùy thuộc vào mỗi người sẽ trải qua tình trạng bị say trà khác nhau. Nếu bạn hoặc người thân chẳng may bị say thì hãy bình tĩnh và làm theo các cách giải say trà sau:
– Ăn đồ ngọt: Một trong số nguyên nhân bị say trà là do bụng đói, ăn kẹo ngọt giúp ta bổ sung lượng đường trong máu và tránh bị hạ đường huyết.
– Uống nước dừa: Trong nước dừa có rất nhiều chất điện giải và rất tốt khi ta gặp phải tác dụng phụ khi uống trà.
– Uống trà gừng: Nhắc đến say trà uống gì thì trà gừng sẽ làm cho dạ dày của bạn dễ chịu hơn rất nhiều.
– Ăn một thìa mật ong, đây lựa chọn tốt để giải quyết cơn đau bụng.
– Nghỉ ngơi: Khi bị say trà chúng ta không nên làm việc, chạy xe mà cần nghỉ ngơi thật tốt. Đồng thời xoa ấm chân tay, xoa bóp vào vùng Thái Dương, Ấn Đường.
Trên đây là giải thích hiện tượng say trà là gì cũng như là cách chữa say trà đơn giản nhất mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn áp dụng thành công và yên tâm thưởng thức đồ uống khoái khẩu này nhé.