Sẻ chia là gì? Biểu hiện, ý nghĩa và dẫn chứng về sự sẻ chia

Sự chia sẻ trong cuộc sống giúp người với người gần nhau hơn, là tiền đề để mỗi chúng ta mạnh mẽ hơn trên đường đời. Vậy sự sẻ chia là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống là gì? Ở bài viết sau đây, hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về khái niệm và những dẫn chứng cụ thể nhé!

Sự sẻ chia là gì?

Sẻ chia là hành động cao cả, xuất phát từ trái tim. Nó thể hiện lòng nhân đạo, sự san sẻ gánh nặng, xoa dịu những nỗi đau mà người khác gặp phải. 

Sẻ chia còn là hành động trao đi yêu thương, dùng cả trái tim để đối đãi với mọi người; sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.

Sự sẻ chia còn là hành động trao đi yêu thương, giúp đỡ mọi người
Sự sẻ chia còn là hành động trao đi yêu thương, giúp đỡ mọi người

Sẻ chia trong cuộc sống là phẩm chất quý giá cần có ở mỗi người, giúp con người vượt qua những mệt mỏi, đau thương nơi tâm hồn. Hành động chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống

Sự sẻ chia giúp cho con người thấu hiểu và cảm thông với nhiều số phận kém may mắn trong cuộc đời này. Giá trị nhân văn cao cả từ hành động sẻ chia đem lại những niềm tin to lớn đối với toàn nhân loại. 

Sự sẻ chia giúp cho cuộc sống của chúng ta tràn ngập tình yêu thương giữa con người với con người. Đó là tiền đề và điều kiện sống mạnh mẽ giúp chúng ta vững bước trên đường đời. 

Sự sẻ chia tạo niềm vui, động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Sự sẻ chia tạo niềm vui, động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Đặc biệt, ý nghĩa cốt lõi của sự sẻ chia trong cuộc sống chính là giúp người sẻ chia cảm thấy được thanh thản, thấy bản thân mình có ích, được mọi người yêu mến và tôn trọng. Còn đối với người nhận được sự sẻ chia sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn và luôn hạnh phúc, không còn thấy đơn độc trong cộng đồng.

Biểu hiện của sự sẻ chia

Sự sẻ chia trong cuộc sống hàng ngày tạo nên một môi trường xã hội đoàn kết và nhân đạo. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của sự sẻ chia trong cuộc sống hàng ngày:

  • Lắng nghe và thấu hiểu: Khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện buồn vui hoặc nỗi lo âu của người khác, đó là sự sẻ chia, thể hiện tinh thần đồng cảm và tôn trọng. Người khác cảm thấy được quan tâm, điều này góp phần thúc đẩy mối quan hệ tích cực. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa người với người. 
Lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện buồn vui hoặc nỗi lo âu của người khác
Lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện buồn vui hoặc nỗi lo âu của người khác
  • Dành thời gian cho người khác: Khi chúng ta dành thời gian để giúp đỡ người khác, chúng ta tạo ra giá trị cho xã hội. Thông qua đó, chúng ta xây dựng một xã hội nơi mọi người chia sẻ và tương trợ lẫn nhau, giúp tạo ra môi trường tích cực và hạnh phúc hơn.
  • Có mặt khi cần: Sự sẻ chia là khi người khác gặp khó khăn, chúng ta có mặt để động viên, ủng hộ, hoặc giúp họ giải quyết vấn đề.
  • Quyên góp và hỗ trợ: Đóng góp vật chất là biểu hiện cụ thể để giúp người khác vượt qua khó khăn. Bằng cách cung cấp thức ăn, quần áo, tiền bạc, hoặc những đồ dùng cần thiết, chúng ta chia sẻ phần nào sự khó khăn của người khác, tạo nên sự đồng cảm và ấm áp trong xã hội.
Hỗ trợ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn
Hỗ trợ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn
  • Lòng nhân đạo và sự cảm thông: Chúng ta không chỉ quan tâm đến sự thành công và hạnh phúc của riêng mình, mà còn quan tâm đến sự phát triển và hạnh phúc của người khác. Điều này giúp xây dựng xã hội với tình thần đoàn kết và lòng nhân đạo cao.
  • Lòng kiên nhẫn và hy sinh: Khi chúng ta sẵn sàng hy sinh của cải, vật chất, tình cảm của bản thân hoặc kiên nhẫn giúp người khác vượt qua khó khăn. Đó chính là biểu hiện của sự sẻ chia.
  • Tình thần tương thân tương ái: Khi chúng ta thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đối với người khác bằng việc chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với họ, chúng ta tạo nên một môi trường ấm áp và hỗ trợ.

Những biểu hiện này không chỉ là những hành động đơn lẻ của cá nhân mà còn tạo nên một bức tranh lớn về sự sẻ chia trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, mỗi hành động sẻ chia sẽ giúp xã hội đoàn kết, nhân đạo và hạnh phúc hơn.

Vai trò của sự sẻ chia

  • Tạo nguồn động viên và đoàn kết trong cộng đồng: Khi mọi người chia sẻ những khó khăn và niềm vui với nhau, họ sẽ cảm thấy gắn kết và được động viên. Điều này tạo ra môi trường xã hội tích cực và ấm áp.
Tạo nguồn động viên và đoàn kết trong cộng đồng
Tạo nguồn động viên và đoàn kết trong cộng đồng
  • Xóa bỏ bất công và bất bình đẳng: Khi người giàu sẻ chia với người nghèo, khi người mạnh giúp người yếu, xã hội sẽ trở nên công bằng hơn. Sự sẻ chia xóa đi khoảng cách xã hội và giúp mọi người có cơ hội phát triển tốt hơn.
  • Thúc đẩy phát triển cá nhân: Khi bạn sẵn sàng giúp đỡ người khác, bạn sẽ học cách đồng cảm, kiên nhẫn, và trở thành một người tốt hơn. Điều này xây dựng một xã hội với những người có phẩm chất tốt.
  • Xây dựng xã hội nhân đạo: Sự sẻ chia chính là nguồn gốc của tinh thần nhân đạo. Nó thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương và lòng tốt của con người. Khi mọi người thể hiện sự sẻ chia, xã hội sẽ trở nên nhân đạo hơn, Người đối xử với người bằng sự tôn trọng và tình yêu thương.
  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội: Khi mọi người nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ, họ có cơ hội để phát triển tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội, tạo ra nền kinh tế mạnh mẽ.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội
  • Tạo ra sự hài lòng và hạnh phúc: Sự sẻ chia không chỉ giúp ích cho người nhận mà còn làm cho người sẻ chia cảm thấy hạnh phúc. ĐÓ là niềm hạnh phúc khi biết bản thân có khả năng giúp đỡ người khác, làm được những việc có ích cho đời.

Một số tấm gương về sự sẻ chia trong cuộc sống

Tấm gương 1

  • Bác Hồ là tấm gương sáng cho sự sẻ chia, tình thần yêu thương đồng bào. Bác đã tự nguyện nhịn một bữa ăn vào cuối tuần để dành gạo cứu đói nhân dân trong những ngày đầu của cuộc cách mạng Tháng Tám (1945). Từ hành động sẻ chia của Bác đã dấy lên phong trào hũ gạo cứu đói trong mọi gia đình Việt Nam lúc bấy giờ.
Phong trào hũ gạo cứu đói trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Phong trào hũ gạo cứu đói trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Tấm gương 2

  • Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra ở đất nước Nhật (11/3/2011), một phóng viên thường trú tại Nhật được điều tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát lương thực cho người bị nạn.

Trong số những người xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ mặc chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu bé lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn nên anh phóng viên chạy lại hỏi thăm.

Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh phóng viên đã cởi áo khoác trùm lên người cậu bé. Anh đưa luôn cho cậu bé gói lương khô – khẩu phần ăn tối của anh vừa nhận và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn mất rồi, khẩu phần của chú đó, chú đã ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói nhé”.

Đứa bé nhận túi lương khô và cảm ơn người phóng viên. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến gói lương khô ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm gói lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng.

Quá ngạc nhiên với hành động này, anh phóng viên hỏi: “Tại sao con không ăn mà lại đặt vào đó?” Cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người đói hơn con. Bỏ vào đó để các bác phát chung cho công bằng ạ…!”

Trên đây là 2 dẫn chứng cho sự sẻ chia trong cuộc sống. Sẻ chia giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, nghịch cảnh của cuộc đời. Sẻ chia cũng là một trong những phẩm chất mang giá trị nhân văn cao quý ở con người.

Chia ngọt sẻ bùi là gì? Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ

Tình yêu thương là gì? Biểu hiện, dẫn chứng về tình yêu thương

Vậy là bài viết đã giải thích về khái niệm sẻ chia là gì, Biểu hiện, ý nghĩa và dẫn chứng về sự sẻ chia. Mỗi chúng ta cần học được cách đồng cảm, sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn xung quan mình. Một việc làm tốt sẽ giúp cứu rỗi cả một cuộc đời, cũng chính là tạo niềm hạnh phúc cho chính bản thân chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *