Sông Đà là dòng sông lớn và hiểm trở nhất vùng Tây Bắc. Do đó, việc chinh phục con sông này chính là niềm mơ ước của nhiều người. Vậy sông Đà ở đâu? Sông Đà chảy qua tỉnh nào? Sông Đà dài bao nhiêu km?… Tất cả sẽ được Palada.vn bật mí trong bài viết ngay dưới đây!
Tóm tắt
Đôi nét về sông Đà
Sông Đà còn được biết đến với những tên gọi khác như sông Bờ, Đà Giang,… Nước của sông Đà luôn cuồn cuộn chảy qua những ghềnh đá nhấp nhô, nằm giữa 2 bờ vách núi cao dựng đứng; tạo cảm giác chông chênh khi đứng từ trên cao nhìn xuống.

Ngoài ra, với từng đợt gió núi thổi như muốn “xé đứt vành tai”, hàng trăm nghìn loài thủy sinh đang tung tăng bơi lội,… tất cả đã tạo nên một sông Đà hùng vĩ, hung bạo nhưng cũng rất trữ tình.
Trước đây, khi rừng chưa bị tàn phá, nước sông Đà trong xanh đến mức nhìn thấu tận đáy sau mỗi trận mưa, sở hữu nhiều loại cá quý hiếm như: cá Anh Vũ, cá Lăng, cá Chiên, cá Bống Hoa,…

Nhiều người dân địa phương đã chia sẻ rằng: “Việc bắt được những con cá Chiên nặng 50kg, cá Lăng nặng đến 15kg là điều rất bình thường. Tuy nhiên, hiện giờ người dân quanh khu vực chỉ có thể bắt được những con cá Chiên nặng từ 3 – 5kg, nhưng cũng rất hiếm.”
Sông Đà ở đâu? Bắt nguồn từ đâu?
Sông Đà được bắt nguồn từ vùng núi Nguy Bảo, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sông chảy vào nước ta qua huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với diện tích lưu vực tới 52.900km2. Ngoài ra, nhờ nhận thêm nước của nhiều con suối lớn như: Nậm Mu, Nậm Lay, Nậm Na,… mà sông Đà có thể cung cấp nguồn nước cho sông Hồng tới 30% mỗi năm.
Sông Đà chảy qua tỉnh nào?
Theo thống kê cho thấy, sông Đà khi chảy vào Việt Nam đã đi qua 5 tỉnh, đó là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Hòa Bình.
Xem thêm: Sông Gianh thuộc tỉnh nào? Nên làm gì khi tới sông Gianh?
Sông Đà dài bao nhiêu km?
Được biết, sông Đà có tổng chiều dài lên đến 927km, trong đó phần sông trên địa phận Trung Quốc dài 400km và phần sông trên địa phận Việt Nam dài 527km.

Thủy điện sông Đà được xây dựng năm nào?
Tính đến năm 2022, sông Đà đã chính thức sở hữu 53 thủy điện. Cụ thể:
Tên thủy điện | Công suất (MW) | Sản lượng (triệu KWh /năm) | Năm khởi công | Năm hoạt động |
Hòa Bình | 1920 | 8160 | 1979 | 1994 |
Sơn La | 2400 | 9429 | 2005 | 2012 |
Lai Châu | 1200 | 4670 | 2011 | 2016 |
Pắc Ma | 140 | 530 | 2016 | 2019 |
Nậm Ban | 50 | N/A | 2014 | 2019 |
Nam Cát | 5 | 18 | N/A | 2009 |
Nậm Chiến 1 | 200 | 791 | 2007 | 2013 |
Nậm Chiến 2 | 32 | 132 | 2007 | 2009 |
Pá Chiến | 22 | 82 | 2012 | 2013 |
Mường Mươn | 22 | N/A | 2018 | N/A |
Nậm Chinh 1 | 16 | N/A | 2006 | 2010 |
Nậm Chinh 1A | 10 | N/A | 2013 | 2015 |
Nậm Chinh 1B | 10 | N/A | 2016 | N/A |
Nậm Chim | 14 | N/A | 2013 | 2015 |
Nậm Củm | 54 | N/A | 2017 | 2019 |
Nậm Đích 1 | 18 | 61.6 | 2009 | 2021 |
Đông Páo | 6.5 | 27 | 2019 | 2021 |
Nậm Giôn | 20 | N/A | 2007 | 2011 |
Nậm He | 16 | 59 | 2010 | 2014 |
Nậm Hồng | 16 | N/A | 2011 | 2013 |
Nậm Khốt | 14 | 56 | 2007 | 2011 |
Hồ Bốn | 18 | 73 | 2008 | 2022 |
Khao Mang Hạ | 30 | N/A | 2013 | 2017 |
Khao Mang Thượng | 24.5 | 71 | 2012 | 2015 |
Mường Kim | 13.5 | 54 | 2007 | 2010 |
Mường Kim 2 | 10.5 | N/a | 2018 | 2020 |
Nậm La | 32 | 128 | 2007 | 2011 |
Suối Lừm 1 | 20 | 80.3 | N/a | 2013 |
Suối Lừm 3 | 14 | N/A | 2011 | 2016 |
Nậm Nở 2 | 12 | 48.8 | 2010 | 2013 |
Nậm Mở 3 | 10 | 40 | 2007 | 2009 |
Bản Chát | 220 | 770 | 2006 | 2013 |
Huội Quảng | 520 | 1904 | 2006 | 2016 |
Nậm Mu 2 | 10.2 | N/a | 2015 | 2017 |
Long Tạo | 42 | 189 | 2017 | 2019 |
Nậm Mức | 44 | 176 | 2009 | 2014 |
Trung Thu | 30 | 124 | 2014 | 2016 |
Chiềng Ngàm Thượng | 10 | 41 | 2011 | 2012 |
Nậm Na 1 | 30 | 120 | 2015 | 2018 |
Nậm Na 2 | 66 | 254 | 2009 | 2015 |
Nậm 3 | 84 | 361 | 2012 | 2015 |
Nậm Pàn 5 | 34.5 | N/A | 2010 | N/A |
Nậm Pay | 7.5 | 25.3 | 2014 | 2019 |
Chiềng Công | 8 | N/A | 2009 | 2011 |
Nậm Pia | 15 | 61 | 2006 | 2009 |
Suối Sập 3 | 14 | 51 | 2008 | 2011 |
Sập Việt | 21 | 84 | 2010 | N/A |
Sập Sì Lường 1 | 30 | N/A | 2017 | 2020 |
Sập Sì Lường 3 | 21 | N/A | 2017 | 2020 |
Sập Sì Lường 4 | 20 | N/A | 2017 | 2020 |
Nậm Xá | 9.6 | N/A | 2012 | 2015 |
Nậm Pạc | 34 | 150 | 2018 | 2020 |
Xím Vàng 2 | 6.6 | 68 | 2017 | 2019 |
Có bao nhiêu cây cầu bắc qua sông Đà?
Tại địa phận Việt Nam, sông Đà hiện có 12 cây cầu bắc qua. Cụ thể như:
- Cầu treo Kẻng Mỏ
- Cầu Pắc Ma
- Cầu Nậm Khao
- Cầu Hang Tôm
- Cầu Pá Uôn
- Cầu Vạn Bú
- Cầu Tạ Khoa
- Cầu Hòa Bình
- Cầu Hòa Bình 2
- Cầu Hòa Bình 3
- Cầu Đồng Quang
- Cầu Trung Hà

Trên đây là toàn bộ thông tin về sông Đà mà Palada tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết sông Đà ở đâu, sông Đà dài bao nhiêu km, sông Đà chảy qua tỉnh nào, thủy điện sông Đà xây dựng năm nào,…
Bên cạnh đó, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về sông Đà nhưng chưa được giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.
Ngoài ra, để tìm hiểu chi tiết hơn về sông Đà nói riêng hoặc những con sông, địa điểm thú vị khác tại Việt Nam nói chung, mời bạn truy cập palada.vn!