Sông Mã ở đâu? Sông Mã được ví như dòng sông mẹ của Thanh Hóa. Đồng thời, đây cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao tao nhân mặc khách, tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Tuy nhiên, do tác động của con người nên dòng sông này đã không còn giữ được vẻ đẹp thơ mộng vốn có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thực trạng này qua bài viết sau đây!
Tóm tắt
Giới thiệu sông Mã
Sông Mã là dòng sông của Việt Nam và Lào, có tổng chiều dài lên đến 512km. Bên cạnh đó, lưu vực của sông này rộng khoảng 28.400km2, cao trung bình 762m cùng với độ dốc 17.6% chảy giữa vùng rừng núi và trung du đã tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ 3 Việt Nam.
Ngoài ra, sông Mã còn có các phụ lưu lớn bao gồm:
- Sông Chu
- Sông Bưởi
- Sông Cầu Chày
- Sông Luồng
- Sông Lũng
- Nậm Soi
- Sông Sơn Trà
Sông Mã bắt nguồn từ đâu?
Tại Việt Nam, sông Mã được bắt nguồn từ cửa khẩu Tén Tằn, Mường Lát, Thanh Hóa. Sau đó, sông chảy qua Mường Lát, Quan Hóa và nhận thêm nước từ sông Luồng, tiếp tục chảy qua các huyện phía Bắc Thanh Hóa bao gồm: Cẩm Thủy, Bá Thước, Tả Ngạn, Yên Định, Thiệu Hóa, Thanh Hóa,… sau đó đổ vào vịnh Bắc Bộ bằng 3 cửa: cửa Hới, cửa Sung và Hậu Lộc.
Sông Mã ở đâu? Thuộc tỉnh nào?
Trong hành trình hơn 400km trên đất Việt, sự to lớn, hùng vĩ của sông Mã đã gắn liền với sự hình thành của miền đất xứ Thanh từ vùng cao tới tận đồng bằng và miền biển. Do đó, sông mã được biết đến là sông xứ Thanh (Thanh Hóa)
Sông Mã dài bao nhiêu km?
Sông Mã có tổng chiều dài lên đến 512km, trong đó phần trên lãnh thổ Lào dài 102km và phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410km.
Hiện trạng đáng báo động của sông Mã
Thủy điện “băm nát” dòng sông
Hiện nay, trên sông Mã đang có 7 dự án thủy điện, hầu hết đã đi vào hoạt động. Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà dòng sông đã mang lại cho ngành điện, thế nhưng việc phải “cõng” cùng lúc quá nhiều nhà máy thủy điện đã khiến sông Mã “ngắc ngoải”, để lại nhiều hệ lụy khôn lường.
Hơn nữa, vào mùa khô, thủy điện sẽ phải tích nước đồng loạt, làm dòng chảy của sông bị thu hẹp, gây thiếu nguồn nước tưới tiêu cho vùng hạ du. Còn vào mùa mưa, nhiều thủy điện sẽ xả lũ để tránh vỡ đập khi nước lũ dâng cao, ngập úng.
“Thoi thóp” vì bị ô nhiễm nặng
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi những dự án thủy điện to lớn, hiện nay sông Mã còn đang bị “đầu độc” ngày đêm bởi tình trạng xả rác thải vô tội vạ của các nhà máy dọc 2 bên sông. Trong đó, những công ty chuyên sản xuất bột giấy, tăm đũa, vàng mã được xem là thủ phạm chính của sự việc này.
Nếu như trước đây, các nhà máy thường được xây dựng gần sông để thuận tiện cho việc tập kết, thu hoạch nguyên liệu thì hiện nay, việc tập kết lâm sản trên sông còn rất ít, phần lớn nhà máy gần sông chỉ để thuận lợi cho việc xả trộm rác thải, nhằm giảm tối đa chi phí kinh doanh.
Do đó, trong một vài năm trở lại đây, hiện tượng cá chết nổi lềnh bềnh bên các dọc sông thường xuyên xảy ra; khiến nước sông bị đổi màu và bốc mùi hôi thối.
Xem thêm: Sông Lô ở đâu? TOP 3 điều thú vị về “dòng chảy văn hóa” miền Bắc
Chính vì vậy, để bảo tồn được hệ động – thực vật phong phú và hạn chế ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh, người dân cần được tuyên truyền và nâng cao ý thức về môi trường; nhằm “cứu” con sông đang trong tình trạng nguy kịch này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sông Mã mà Palada.vn tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết sông Mã ở đâu, sông Mã bắt nguồn từ đâu, dài bao nhiêu km và thực trạng của dòng sông hiện nay.
Ngoài ra, nếu bạn nắm được thêm thông tin nào khác về sông Mã, hãy để lại bình luận phía dưới để mọi người cùng được biết nhé!