Support là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến liên quan đến công việc. Bạn đã thực sự hiểu hết các ý nghĩa của support là gì trong từng ngành nghề chưa? Nếu còn đang băn khoăn, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Support là gì?
Support dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giúp đỡ, hỗ trợ. Nó được sử dụng như một động từ khi giao tiếp với mọi người.
Ví dụ như khi chúng ta muốn nhờ vả ai đó giúp đỡ thì có thể dùng từ support
Bên cạnh đó, support cũng thường được sử dụng kèm với các danh từ liên quan đến công việc, nghề nghiệp như là công nghệ thông tin (IT support), kinh doanh (sales support), giải trí (support game),…
Trong tiếng Anh, nhiều người thường nhầm lẫn không biết support đi với giới từ “to” hay “for”. Vậy support to hay support for là đúng cấu trúc? Câu trả lời cho cấu trúc đúng là Support+sb+to+V có nghĩa là ủng hộ và giúp đỡ ai trong việc nào đó với mong muốn giúp họ thành công
Ý nghĩa của support trong từng ngành nghề
Hiện nay, support được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của thuật ngữ này, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Support game
Trong mảng game, thuật ngữ support được sử dụng khá nhiều, đặc biệt trong những game về đồng đội. Support thể hiện vai trò, vị trí hỗ trợ, tiếp sức cho các bạn chơi.
Ví dụ như trong game liên minh, liên quân, vị trí support thường là những vị tướng rất trâu máu, có nhiều phép cùng khả năng làm giảm nhịp đánh và khả năng di chuyển của đối phương,…
Sale support
Sale support là gì? Sale support có lẽ là cái tên không quá xa lạ, dịch ra có nghĩa là nhân viên hỗ trợ khách hàng. Đây là người đảm nhận các công việc về hành chính, chuyên hỗ trợ khoản giấy tờ, sổ sách, nhắc nhở khách hàng, gửi báo cáo,…cho bộ phận kinh doanh của công ty, giúp cho các nhân viên kinh doanh có nhiều thời gian hơn để làm việc với khách hàng, không bị quá tải công việc.
IT support
IT support là gì? IT support hay còn được viết tắt SI là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chỉ những nhân viên chuyên tư vấn, hỗ trợ khách hàng, đối tác về các giải pháp phần mềm, phần cứng. Thông qua hoạt động này, các IT support có thể nắm bắt được những vấn đề khách hàng thường gặp phải. Từ đó, đưa ra các phương án cải thiện sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
HR support
Trong lĩnh vực nhân sự, support thường được sử dụng để chỉ những người làm nhiệm vụ hỗ trợ, theo dõi quá trình làm việc và giúp đỡ các nhân viên thuộc bộ phận thực hiện tốt công việc về tuyển dụng, sổ sách, giấy tờ,…
Ví dụ, nhân viên HR bị quá tải việc, HR support sẽ là người phụ trách mảng đăng tin tuyển dụng lên các kênh, khi có CV và thông tin ứng viên, HR support sẽ gửi lại cho nhân viên tuyển dụng để họ trực tiếp liên hệ và mời phỏng vấn.
Hard support
Hard support là trong những thuật ngữ sử dụng trong game Dota. Đây không phải là vị trí dùng nhiều trong game bởi bạn không có chỗ để farm quái, hay bị chậm level, luôn phải thí mạng để cho đồng đội cướp mạng.
Vai trò của support
Trong thiết kế website, Support đóng vai trò là một hoạt động, giúp cho doanh nghiệp thể hiện được sự chuyên nghiệp hơn nhiều. Bởi vì nếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp không có các chính sách hỗ trợ khách hàng thì đây sẽ là điểm trừ rất lớn.
Đội ngũ support của mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhận nhiệm vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng. Từ đó, khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ của doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Không những thế, các supporter còn là thực hiện việc tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng để từ đó phân tích được các điểm yếu, điểm mạnh phục vụ cho quá trình cải thiện chất lượng, nâng cao dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn.
Thuận lợi và khó khăn của Supporter
Những điều kiện thuận lợi khi làm Supporter
Khi trở thành Supporter, bạn sẽ có những thuận lợi như:
– Được học hỏi các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm từ các nhân viên chuyên nghiệp trong cùng lĩnh vực, ngành nghề mà bạn đang hỗ trợ. Có khả năng tự rèn luyện và trau dồi kiến thức chuyên ngành cho bản thân. Bên cạnh đó, có được cái nhìn tổng quan hơn về chuyên ngành để định hướng cho mình.
– Được trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với khách hàng. Giúp bạn có được kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục tốt, học được cách lắng nghe và phát triển các ý tưởng mới.
– Có cơ hội tiếp xúc với nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau. Từ đó bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn và thu nạp thêm nhiều tri thức hơn. Bạn sẽ có cơ hội đề xuất ý kiến giúp phát triển các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Những khó khăn của các Supporter
– Phải làm việc trực tiếp với khách hàng nên đôi khi bạn sẽ gặp các tình huống “dở khóc dở cười” thậm chí là các trường hợp khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ cách giải quyết. Bởi nếu không khôn khéo, bạn sẽ gây mất lòng ở khách hàng, dẫn đến bị mất khách và ảnh hưởng đến uy tín bản thân và công ty.
– Thường xuyên phải gặp khách hàng trực tiếp nên thời gian của các Supporter thường không cố định. Đôi khi họ không thể kịp thời hỗ trợ cho các bộ phận khác.
– Thêm vào đó, áp lực của nghề Support cũng khá lớn. Họ phải xử lý nhiều công việc cũng như phải lắng nghe ý kiến của rất nhiều bên khác nhau.
Tố chất cần có để làm Supporter là gì?
Để có thể trở thành Support chuyên nghiệp thì bạn phải có một vài đặc điểm, tố chất như:
– Giỏi giao tiếp, năng động trong công việc: Công việc chính của Supporter đa phần đều phải trao đổi với khách hàng nên khả năng giao tiếp tốt chính là yếu tố quyết định.
– Thành thạo Công nghệ thông tin: Đây là điều cơ bản bởi nó sẽ trực tiếp giúp đỡ công việc hàng ngày của bạn.
– Có vốn ngoại ngữ tốt: Bạn sẽ đạt được hiệu quả công việc cao hơn nếu như có khả năng về ngoại ngữ. Trong thời đại tiếng Anh ngày càng phổ biến thì có vốn tiếng Anh là một lợi thế vì bạn có khả năng phải hỗ trợ, tư vấn cho các khách hàng nước ngoài.
– Biết lắng nghe và thấu hiểu: Công việc hỗ trợ, giúp đỡ đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe các ý kiến khác nhau, từ khách hàng cho tới các nhân viên thuộc các bộ phận khác. Chỉ khi đó bạn mới hiểu được vấn đề của họ là gì và đưa ra cách giải quyết, hỗ trợ.
– Sự độc lập trong công việc: Vì các Supporter làm những công việc rất đa dạng nên có rất nhiều việc mà bạn phải tự đưa ra quyết định mà không nhận sự trợ giúp từ các nhân viên khác.
– Khả năng trong giải quyết vấn đề: Không chỉ hỗ trợ khách hàng mà các Supporter còn phải giải quyết rất nhiều các khiếu nại của khách hàng. Cần có kỹ năng giải quyết vấn đề thật khôn khéo, ổn thỏa trong các trường hợp nhất định.
– Chịu được áp lực cao: Các nhân viên làm công việc hỗ trợ thường gặp áp lực từ rất nhiều phía như khách hàng hay nhân viên ở các bộ phận khác và từ chính công ty.Họ cần phải có sức chịu đựng lớn và “một cái đầu lạnh” để có thể giải quyết các vấn đề ổn thỏa nhất.
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Support
Mức lương của các Supporter cũng khá hấp dẫn. Lương của các IT Support dao động từ 7 – 11 triệu đồng, tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm.
Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì Supporter đều đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, các công việc liên quan đến Support trên thị trường tuyển dụng là rất đa dạng. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một Supporter thì hãy trang bị ngay cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành tốt các công việc.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được Support là gì rồi đúng không nào? Support mang đến cơ hội việc làm vô cùng lớn ở thời điểm hiện tại với mức lương khá cao. Nếu bạn có niềm đam mê với Support, hãy cố gắng trau dồi kiến thức ngay từ bây giờ để theo đuổi công việc này nhé!