Tài lanh là gì? Biểu hiện người tài lanh tài lẹt, cách bớt tài lanh

Bị nhận xét là tài lanh, bạn nghĩ rằng đó là lời khen hay chê? Tài lanh là gì? Thế nào là người tài lanh tài lẹt? Cùng tìm hiểu về người tài lanh qua bài viết này nhé.

Lanh là gì?

Lanh (tính từ) có nghĩa là tinh nhanh, sắc sảo.

Lanh thường ghép với các từ khác để tạo thành từ ghép như: 

  • Lanh chanh: Hấp tấp, vội vàng, tranh làm việc của người khác
  • Lanh lợi: Nhanh nhẹn, sắc sảo
  • Tài lanh: Thích tỏ ra cái gì cũng biết

Tài lanh là gì?

Tài lanh (tính từ) là từ dùng để chỉ người có hiểu biết và thích tỏ ra cái gì cũng biết hay can thiệp vào công việc của người khác. Luôn thể hiện là mình biết rõ chuyện lắm. Những người tài lanh đa phần hường là vô hại.

Tài lanh là từ dùng để chỉ người có hiểu biết và thích tỏ ra cái gì cũng biết
Tài lanh là từ dùng để chỉ người có hiểu biết và thích tỏ ra cái gì cũng biết

– Từ đồng nghĩa với tài lanh là láu cá, lanh lợi.

– Đặt câu với từ tài lanh:

  • Chỉ giỏi tài lanh thôi Đức ạ
  • Mấy chú bé chăn trâu rất tài lanh tài lẹt, biết nghịch đủ thứ trò

Biểu hiện của người tài lanh

  • Láu cá và lanh lợi, nhanh nhẹn trong hành động và lời nói
  • Thông minh, có hiểu biết rộng nhưng thường cho mình là ta đây biết tuốt
  • Thích thể hiện bản thân
  • Luôn tranh luận sôi nổi trong các cuộc họp đông người
  • Hay ngắt, cướp lời người khác để thể hiện ý kiến cá nhân

Cách để bớt tài lanh

Tập trung và lắng nghe 

Khi trao đổi với mọi người, hãy tập trung lắng nghe ý kiến của tất cả. Điều chỉnh lại tư thế & tâm trí. Hãy cho mọi người thấy rằng bạn đang thực sự nghiêm túc lắng nghe họ trình bày. Sau khi đã “nạp” đủ tất các thông tin thì bạn mới đưa ra ý kiến đánh giá của bản thân, góp ý một cách từ tốn và lịch sự. Tuyệt đối không nên ngắt lời người khác.

Hãy tập trung lắng nghe ý kiến của tất cả
Hãy tập trung lắng nghe ý kiến của tất cả

Im lặng khi cảm xúc không tốt

Nếu tâm trạng của bạn không tốt, hãy giữ im lặng. Tuyệt đối đừng mang cảm xúc không tốt vào công việc hay để nó ảnh hưởng đến mọi người. Nhiều người thường không kiềm chế được cảm xúc mà sẵn sàng “tuôn ra” mọi thứ để “xả”. Bạn sẽ hối hận khi nghĩ lại về hành động trong lúc tâm trạng bất ổn này đấy.

Cảm nhận sâu sắc vấn đề

Hãy cởi mở hơn với những ý tưởng mới. Khi bạn ngừng ra vẻ ta đây hiểu biết qua việc đưa ra giải pháp ngay lập tức, bạn cũng đồng thời để não bộ hiểu rõ hơn thông tin đang được trình bày. Quá trình này góp phần củng cố nhận thức, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. Khi ngừng thể hiện bản thân, bớt tài lanh lại là bạn đang cho mình cơ hội tốt nhất để thể hiện tài trí của mình. 

Đóng góp hết mình

Khi làm việc theo nhóm, bạn không cần phải thể hiện cho thế giới biết bản thân tài trí ra sao. Nếu đã làm tốt việc của mình, tự khắc bạn sẽ được mọi người công nhận. Nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ và giúp đỡ những đồng đội của mình. Niềm tin vào đồng đội sẽ thúc đẩy đội nhóm tiến xa hơn.

Đóng góp hết mình vì tập thể
Đóng góp hết mình vì tập thể

Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, việc đầu tiên bạn cần làm là ngồi suy ngẫm lại bản thân mình chứ không phải là quy trách nhiệm cho người khác. Sau khi tìm ra mấu chốt của vấn đề, việc tiếp theo là hãy xử lý chúng Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng…mình cần giúp đỡ mọi người…”.

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là đi tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo nên ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ đều không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy ưu tiên cùng nhau tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, hiếu thắng của bản thân khiến mọi chuyện theo hướng xấu. Lúc này, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận hay sự hiếu thắng trong tình huống đó là vì điều gì. Hãy thử nghĩ xem nó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự giận giữ và hiếu thắng, tránh được những hành động không hay.

Học cách giải tỏa cảm xúc

Kìm nén cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân bạn cần tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không bùng lên mạnh hơn. Bạn có thể tham khảo một số cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân sau đây:

  • Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với những người bạn thực sự tin tưởng, có thể là bạn thân, gia đình, đó có thể là mẹ…
  • Tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ não bộ tập trung, giúp bạn kiểm soát cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói quá mức bình thường.
Tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ não bộ tập trung
Tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ não bộ tập trung
  • Nếu bạn là người mau nước mắt, hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt hơn.
  • Thiền định mỗi ngày. Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự nóng giận, mất bình tĩnh, nói mà không nghĩ. Thiền định có thể giúp bạn giảm bớt stress một cách tối đa.

Còn nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để viết ra các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất kỳ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí mình những cảm xúc…và “đọc” nó, “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong chính bản để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Lạnh lùng là gì? Dấu hiệu bạn là người tính cách lạnh lùng

Trên đây là những thông tin giải thích Tài lanh là gì? Thế nào là người tài lanh tài lẹt? Làm một người tài lanh thực sự chẳng hề tốt chút nào. Hãy quan sát người khác xem họ có cần sự giúp đỡ của bạn không trước khi lanh chanh tìm cách giúp đỡ nhé. Bởi đôi khi sự giúp đỡ không đúng thời điểm có thể gây phiền toái cho người khác đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *