Thạch quyển là gì? Khái niệm, vai trò, cấu trúc của thạch quyển

Trong cấu trúc của trái đất, thạch quyển là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu thạch quyển là gì và vai trò của thạch quyển trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm thạch quyển

Thạch quyển là gì?
Thạch quyển là gì?

Trái đất chính là hành tinh duy nhất mà chúng ta đã biết có tồn tại của sự sống từ hàng triệu năm nay. Để một trái đất nuôi dưỡng động vật, thực vật tồn tại cho đến tận bây giờ thì phải nhờ rất nhiều vào cấu tạo của nó. Trong số đó chúng ta không thể nào không nhắc đến thạch quyển. Vậy thạch quyển là gì và vai trò của thạch quyển ra sao đối với trái đất này? 

Thạch quyển hay còn được gọi trong tiếng Anh là lithosphere. Nó được hình thành từ những thứ có trong mô hình tĩnh của vỏ trái đất và phía lớp phủ bên ngoài của trái đất. Hiểu một cách đơn giản hơn thì thạch quyển bao gồm lớp vỏ cứng phía bên ngoài cùng và tầng trên cùng nhất của trái đất. Đây còn chính là lớp đá bao quanh từ đó tạo nên lớp vỏ ngoài của trái đất và được chia thành từng mảng thạch quyển hoặc có thể là mảng kiến tạo khác nhau liên tục di chuyển. 

Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là do thành phần của nó mà là các thuộc tính về sự trôi dạt của nó. Dưới ảnh hưởng của các ứng suất dài hạn và có cường độ thấp gây ra các chuyển động kiến tạo địa tầng, thạch quyển sẽ phản ứng về cơ bản như là một lớp vỏ cứng, trong khi quyển astheno có tác động như một lớp chất lỏng có độ nhớt nhẹ. Cả lớp vỏ và tầng trên của lớp phủ trôi trên quyển astheno lại có “độ dẻo” cao hơn. Lớp vỏ được phân biệt với lớp phủ, như vậy là tầng trên của lớp phủ bằng sự thay đổi trong những thành phần hóa học tại khu vực của điểm gián đoạn Mohorovičić.

Độ dày của thạch quyển có dao động từ khoảng 1,6 Km (khoảng 1 dặm) ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km (khoảng 80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa có thể tới 150 km (khoảng 93 dặm). Có hai dạng của thạch quyển đó là vỏ đại dương và vỏ lục địa.

Trái Đất hình gì? 20 sự thật về Trái Đất chúng ta cần biết

Đặc điểm của thạch quyển

Tìm hiểu cấu trúc của trái đất và thạch quyển
Tìm hiểu cấu trúc của trái đất và thạch quyển

Từ cấu trúc của trái đất thạch quyển là một lớp ngoài cùng và được hình thành lên như là một tảng đá bao phủ hành tinh trái đất. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất mà chúng ta có thể thấy được ở thạch quyển. Điều này có được là nhờ phía lớp bên ngoài cùng có sự tiếp xúc với bầu khí quyền. 

Trên thực tế thạch quyển trước đó được hình thành từ khối đốt lớn của hành tinh. Nhưng về sau do có những ảnh hưởng của các yếu tố của thiên nhiên thì phía bề mặt ngoài nhất của thạch quyển đã dần trở nên suy thoái và tạo nên thành những phần vỏ bề mặt như hiện nay. 

Thạch quyển sẽ có sự liên quan chặt chẽ với những thành phần khác trên trái đất, hành tinh như là khí quyển, sinh quyển hay thủy quyển. Toàn bộ thạch quyển sẽ có cấu tạo hóa học là oxy, canxi, nhôm, sắt, silic, magie, lưu huỳnh, kali và natri. Không chỉ thế thạch quyển còn được hình thành từ những núi đá lửa, trầm tích. Mật độ của thạch quyển có thể lên đến 3 tấn 1 m3 và có độ dài tới 150km. 

Lớp thạch quyển bị phân mảnh bởi những mảng kiến tạo trên hiện tượng địa chất nội sinh. Điều này là vì thạch quyển chính là khu vực xảy ra khi có những tương tác với asthenosphere. Chính vì bề mặt đang nguội dần đi trong hệ thống đối lưu của trái đất cho nên thạch quyển sẽ tăng độ dày lên theo thời gian. Khi bị chia cắt thành những mảng lớn thì các mảng này có tên là mảng kiến tạo và chuyển động một cách độc lập.

Vai trò của thạch quyển 

Vai trò của thạch quyển là gì?
Vai trò của thạch quyển là gì?

Tuy chỉ là một thành phần cấu tạo từ ban đầu của trái đất nhưng những ý nghĩa cùng với vai trò của thạch quyển là không hề nhỏ. Thạch quyển có một ý nghĩa cực quan trọng và gắn liền với sự sống của con người cũng như là động vật trên thềm lục địa. Vậy thì vai trò của thạch quyển là gì?

Thạch quyển cung cấp nơi ở cho sinh vật sống 

Cấu trúc của trái đất thạch quyển nếu không được hình thành nên thì cả con người, động vật và thực vật sẽ không có nơi cư trú. Đất khi đó sẽ không được hình thành và toàn bộ sinh vật sống trên trái đất sẽ không có nơi để sinh hoạt. 

Phải nói rằng thach quyển chính là nơi kiến tạo nên cuộc sống con người hiện nay. Từ phía đại dương cho đến các lục địa nếu như không có sự kiến tạo của thạch quyển thì toàn bộ sự sống hiện nay trên trái đất sẽ khó mà hình thành. Do đó phần thạch quyển là cực kỳ quan trọng. Đây chính là nơi luôn duy trì được những hoạt động phục vụ toàn bộ những yêu cầu thiết yếu nhất của động thực vật trong đó có cả con người. 

Thạch quyển cung cấp lượng tài nguyên thiên nhiên

Mỗi lớp thạch quyển được hình thành không chỉ đơn thuần được kiến tạo một cách vô nghĩa mà còn chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ quý giá đối với con người. Các thành phần tài nguyên này góp phần tạo nên nhiều lợi ích đến cho cuộc sống, phục vụ đời sống của con người một cách tốt đẹp hơn. 

Tuy nhiên trên thực tế lớp thạch quyển không phải lúc nào cũng sẵn có nguồn thiên nhiên tài nguyên có ích. Việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên từ thạch quyển cũng không hề dễ dàng. Quá trình này sẽ cần phải có sự tác động mạnh mẽ dùng đến rất nhiều công cụ từ phía con người. 

Tên, thứ tự của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời- Cập nhật mới nhất

Phân biệt giữa thạch quyển và vỏ trái đất

Do cùng là một lớp ngoài của trái đất nên nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa vỏ trái đất và thạch quyển với nhau. Nhưng thực chất thì đây là hai thành phần hoàn toàn khác biệt và có nhiều sự đối lập. Vậy sự khác biệt giữa thạch quyển và vỏ trái đất là gì? 

Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được hai khái niệm thạch quyển và vỏ trái đất thông qua định nghĩa của nó. Như những gì đã chia sẻ ở trên thì thạch quyển là phần trên cùng của trái đất. Thạch quyển bao gồm cả vỏ trái đất cùng với lớp manti. Tất cả thành phần cấu tạo của thạch quyền đều là lớp rắn, cứng. 

Đối với vỏ trái đất thì nó là một thành phần trong thạch quyển và chính là lớp ngoài cùng của hành tinh. Lớp vỏ trái đất cũng cứng nhưng nó sẽ mỏng hơn rất là nhiều so với thạch quyển và dao động trong nhiều độ dày mỏng khác biệt nhau. 

Như vậy, có thể thấy rằng vỏ trái đất là một phần của thạch quyển và ý nghĩa của nó cũng gần như tương tự với thạch quyền. Đây là thành phần cấu tạo nên thạch quyển, nó đóng vai trò lớn đối với toàn bộ sự sống của con người. 

Từ những thông tin về thạch quyển đã được chúng mình chia sẻ ở phần trên qua đây cho thấy rằng đây chính là một thành phần cấu tạo quan trọng của trái đất. Nó và đóng góp vào sự hình thành của cuộc sống con người hiện nay. Nếu không có thạch quyển thì sự sống không thể được tồn tại và con người hoàn toàn không thể sinh hoạt hay thực hiện những nhu cầu cơ bản trên trái đất như bây giờ. 

Như vậy là chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu thạch quyển là gì, thạch quyển bao gồm những bộ phận nào cũng như là vai trò của thạch quyển và vỏ trái đất. Nếu thấy bài viết này phần nào hữu ích, các bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo và đừng quên đón đọc những nội dung tiếp theo của chúng mình nhé.

Sao chổi là gì? Bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa của sao chổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *