Nguồn phát tia tử ngoại mạnh nhất chính là mặt trời. Bạn có biết tia tử ngoại là gì? Tính chất, đặc điểm, bản chất của tia tử ngoại là gì? Tác động của tia tử ngoại đến làn da như thế nào? Cùng Palada.vn tìm hiểu nhé.
Tóm tắt
Tia tử ngoại là gì?
Tia tử ngoại hay còn được gọi là tia cực tím, tia UV (Ultraviolet). Định nghĩa tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn vùng ánh sáng nhìn thấy 10nm – 380 nm, nhưng lại dài hơn tia X.
Bên cạnh mặt trời chính là nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất thì hồ quang điện hay đèn thủy ngân cũng là nguồn phát tia tử ngoại.
Phân loại tia tử ngoại
Có 3 loại tia tử ngoại phổ biến nhất
- Tia tử ngoại A (kí hiệu UVA): chiếm 95% ánh nắng mặt trời và không bị tầng ozon hấp thụ mà chiếu thẳng xuống mặt đất. Tia UVA có thể xâm nhập vào tầng hạ bì của da, phá hủy Collagen khiến da nhanh lão hóa.
- Tia tử ngoại B (kí hiệu UVB): là nguyên nhân chính gây ra bỏng nắng, kích ứng và ung thư da. Cũng có tác dụng tổng hợp vitamin D trong cơ thể con người
- Tia tử ngoại C (kí hiệu UVC): Tia UVC và một phần của tia UVB không tới được trái đất vì đã bị lọc qua khí quyển. Tia UVC này có năng lượng cao nhất, gây hại nhất, có thể gây các bệnh về da như ung thư da,…
Đặc điểm của tia tử ngoại
Thông thường các tia tử ngoại sẽ tập trung cao vào buổi trưa. Khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu trực tiếp hay gần như vuông góc với mặt đất từ 10h sáng đến 14h chiều. Bên cạnh đó, những nơi có không gian rộng lớn và trống và đặc biệt ở các bề mặt có tính phản xạ cao như: kính, tuyết hay cát mặt biển thì mức độ tia từ ngoại sẽ càng lớn.
- Tần số của tia tử ngoại là: -7,5 x 1014 đến -3 x 1016 Hz.
- Bước sóng tia tử ngoại: -1 x 10-8 đến -4 x 10-7 mét.
- Bước sóng của tia tử ngoại ngắn hơn bước sóng ánh sáng có thể nhìn thấy.
- Tia UV có cùng bản chất với sáng sáng thông thường là ở chỗ đều là sóng điện tử.
Tia tử ngoại có tính chất nào?
- Trên phương diện vật lý, tia tử ngoại cũng tuân theo các định luật như truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ và gây một số hiện tượng như nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng.
- Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn sóng của ánh sáng tím (tức nhỏ hơn 380nm).
- Tác dụng lên phim ảnh.
- Giúp kích thích nhiều phản ứng hóa học như sự tổng hợp clo và hidro, phản ứng tổng hợp vitamin D, phản ứng biến đổi oxi thành ozon.
- Bản chất của tia tử ngoại là có khả năng ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
- Có tác dụng sinh học như hủy diệt tế bào da (gây cháy nắng), tế bào võng mạc, diệt nấm mốc, diệt khuẩn
- Có khả năng bị nước, thủy tinh,…hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh
Loại tia tử ngoại nào gây ảnh hưởng xấu đến da?
Tia UVA được coi là nguy hiểm nhất vì không giống như tia UVB, bạn không hề cảm thấy những ảnh hưởng của tia UVA tới làn da, nhưng thực ra nó đang thâm nhập sâu vào da, tàn phá âm thầm mọi tầng của da. Tia UVA là nguyên nhân hàng đầu gây ra nếp nhăn và làm tăng nguy cơ gây ung thư da.
Một điểm khác biệt nữa là tia UVA có khả năng xuyên qua kính gây nên những tác hại cho da, trong khi tia UVB thì không.
Cách bảo vệ da trước tác hại của tia tử ngoại
Trước những ảnh hưởng xấu của tia UV tới làn da, chúng ta ta cần biết cách bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV. Một số biện pháp sau là gợi ý dành cho bạn
Kem chống nắng
Kem chống nắng giúp hạn chế tối đa những tác hại của tia cực tím. Nên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF≥30, loại không thấm nước và dạng sử dụng tùy theo ý thích của mình (kem, dầu, lotion, gel hay xịt).
Tuy nhiên, khi sử dụng kem chống nắng, bạn cần lưu ý:
- Thoa kem chống nắng trước khi ra nắng ít nhất 30 phút, thoa lại sau mỗi 2 giờ
- Thoa kem chống nắng lên những vùng tiếp xúc với nắng theo lượng 2mg (hoặc ml)/cm2 da.
Trang phục kín
Khi ra nắng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể bạn sẽ phải chịu tác hại của tia cực tím. Vì vậy, bạn cần dùng nón, mũ rộng vành, quần áo chống nắng, kính mắt để bảo vệ làn da mỏng manh của mình.
Trang phục chống nắng tốt nhất nên có vải màu tối và được dệt dày hoặc loại vải có độ bóng. Trang phục màu tối sẽ khiến bạn có cảm giác nóng hơn so với màu sáng vì hấp thụ nhiều tia cực tím hơn. Nhưng chính nhờ đặc điểm này, chúng có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím tốt hơn. Vải bóng còn giúp phản chiếu lại ánh nắng mặt trời nên chống nắng rất tốt.
Chế độ ăn uống
Nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây là biện pháp giúp làn da đẹp từ bên trong. Hạn chế ăn đồ quá ngọt hoặc quá chua. Một số loại rau giàu kali như: rau má, rau đay, mồng tơi, rau ngót… hoặc trái cây giàu vitamin như cam bưởi, dâu tây, dưa hấu, táo, chuối…rất tốt cho bạn trong những ngày nắng, nhất là khi đi biển.
Sử dụng vật dụng chống nắng cơ học
Mũ, ô dù, vải chống nắng, găng tay, khẩu trang và kính chống nắng chính là những công cụ chống nắng cơ học giúp bảo vệ làn da dưới tác động từ tia cực tím khi ra ngoài trời.
Tuy nhiên, biện pháp này mang lại hiệu quả không cao bởi tia UVA có bước sóng dài nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính xe, vải áo chống nắng để tác động đến lớp hạ bì của da. Hậu quả là tia UV gây sạm nám tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Tốt nhất là bạn nên hạn chế ra ngoài đường vào khung giờ từ 10h-14h.
Tác động của tia tử ngoại đến cơ thể con người
Lợi ích của tia tử ngoại
Tia tử ngoại có tác dụng gì? Tia tử ngoại giúp cơ thể tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia tử ngoại vào da thì 7 dehydro cholesterol sẽ chuyển thành dạng vitamin D. Ngoài ra, ở liều lượng vừa phải, tia cực tím kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể.
Tác hại của tia tử ngoại
- Tia tử ngoại có thể gây ra tai biến về mắt nếu như chúng ta không sử dụng đồ bảo hộ. Nếu đôi mắt con người tiếp xúc với bức xạ UV quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
- Tia cực tím có thể gây ung thư da, u hắc tố (Melanoma)…Trong đó, các tác động rõ ràng mà ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường là da sạm nắng, thoái hóa da,…
- Tia tử ngoại gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nếu tiếp xúc quá lâu
- Tia tử ngoại làm tổn thương đến đôi mắt khi tiếp xúc lâu, có thể làm bỏng bề mặt của mắt. Trường hợp để mắt tiếp xúc trong khoảng thời gian dài, tia cực tím còn có thể gây đục thủy tinh thể, suy hoại võng mạc và làm cườm mắt., thậm chí là dẫn đến mù lòa.
Ứng dụng tia tử ngoại
Tia tử ngoại được dùng để diệt khuẩn, khử trùng nước
Tia tử ngoại có bước sóng ngắn nên mang nguồn năng lượng lớn, tác động mạnh mẽ lên Nucleo Protein của vi khuẩn, có thể làm biến dạng hoặc g.i.ế.t c.h.ế.t vi khuẩn.
Với tính chất này, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng nước, không khí,…
Điều kiện:
- Bức xạ cực tím có bước sóng khoảng từ 280 nm đến 200 nm. Nguồn hiệu điện thế phải ổn định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn của tia tử ngoại sẽ giảm 15 – 20%.
- Nước phải là nước trong, nếu nước đục sẽ giảm tác dụng.
- Đặt đèn cực tím ở bên dưới, độ sâu của nước khoảng 10-15cm, để nước chảy trong 10 – 30 giây.
Ưu điểm của phương pháp khử trùng nước bằng tia cực tím này là không tác động đến mùi vị của nước. Tuy nhiên, cách này lại không được bền và chỉ xử lý được nước trong.
Tia tử ngoại được dùng để khử khuẩn trong không khí
Khử trùng bằng tia tử ngoại có 2 cách đó là khử khuẩn trực tiếp và khử khuẩn gián tiếp:
- Khử khuẩn trực tiếp: Trường hợp này, đèn diệt khuẩn treo ở độ cao cần thiết ở nơi làm việc và buộc phải có đồ bảo hộ. Thông thường, khử khuẩn trực tiếp được ứng dụng trong y học, thí nghiệm phòng nghiên cứu,,…
- Khử khuẩn gián tiếp: Các đèn diệt khuẩn được đặt cùng mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm với (2 – 2,5m). Với đèn cực tím này, lớp không khí phía trên sẽ được khử trùng. Và với hiện tượng đối lưu không khí thì thì không khí trong phòng luôn luôn dịch chuyển, dần dần toàn bộ không khí trong phòng sẽ được khử trùng.
Vậy là bài viết đã thông tin đến bạn về tia tử ngoại là gì, có đặc điểm, tính chất và tác dụng gì. Trước những ảnh hưởng của tia tử ngoại đến cơ thể và đặc biệt là làn da, mỗi chúng ta nên có ý thức thực hiện những biện pháp bảo vệ da càng sớm càng tốt để tránh những tác hại khôn lường về sau.