Trọng lượng là gì? Khác gì so với khối lượng? Chúng ta vẫn hay nhầm lẫn hai khái niệm trọng lượng và khối lượng. Đây là những đơn vị đo lường khá phổ biến, ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Trong bài viết sau, Palada.vn sẽ giúp bạn hiểu được trọng lượng là gì, cách phân biệt trọng lượng và khối lượng như thế nào nhé!
Tóm tắt
Trọng lượng là gì?
Trọng lượng là đơn vị đo sức nặng của vật, biểu hiện đặc trưng cho lực nén của vật lên trên mặt sàn hay lực căng do vật gây nên lên lò xo của lực kế khi treo vật vào.
Trong khoa học kỹ thuật, trọng lượng của vật là lực mà lực hấp dẫn tác dụng lên trên vật đó. Kí hiệu trọng lượng là “W”.
Đơn vị của trọng lượng là gì?
Theo hệ thống đo lường SI, đơn vị của trọng lượng là Newton (ký hiệu: N), được lấy từ tên của nhà vật lý thiên tài người Anh – Isaac Newton
Công thức tính trọng lượng
Công thức tính trọng lượng của một vật như sau:
W = m.g hoặc P=m.g
Trong đó:
- W, P: Trọng lượng của vật (đơn vị: N)
- g: Gia tốc trọng trường của vật (m/s2)
- m: đại lượng biểu thị cho khối lượng của vật (kg)
Trong chương trình vật lý trung học cơ sở, thông thường ta lấy g bằng 9.81 m/s2 và hay được làm tròn lên 10 m/s2. Vì vậy, công thức trên có thể viết lại thành: P = 10.m
Ví dụ: Một phi hành gia có khối lượng là 70kg. Hãy tính trọng lượng của phi hành gia trên bề mặt Trái Đất và Mặt Trăng khi biết gia tốc trọng trường của Mặt Trăng là 1,62 m/s2
Lời giải:
Với ví dụ về trọng lượng này, ta có trọng lượng của phi hành gia trên là
- Trái Đất: P = 10 x m = 10.70 = 700 N
- Mặt Trăng: P = 1.62 . 70 = 113.3 N
Khối lượng là gì?
Khối lượng được hiểu đơn giản nhất là sức nặng của vật bất kỳ trên mặt đất. Nó là thước đo về số lượng vật chất để tạo thành vật thể
Sau khi Newton tìm ra các định luật cơ học, khái niệm khối lượng đã được hiểu rộng hơn, đó là khối lượng của vật nào có tỷ lệ chính bằng lực hấp dẫn của vật đó lên các vật khác, bởi vậy khối lượng m tỉ lệ với trọng lượng P qua g
Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng là kilogram (kg), khí hiệu là m. Dụng cụ được sử dụng để đo khối lượng là cân như cân đòn, cân đồng hồ và cân y tế.
Ngoài ra, người ta cũng hay sử dụng gam, tấn, tạ, yến,… để làm đơn vị đo khối lượng. 1000 g = 1 kg, 1 tạ = 100 kg, 1 tấn = 1000 kg,…
Ví dụ: Trên vỏ ngoài lon nước ngọt có ghi 397g thì đây chính là lượng nước ngọt có chứa trong hộp.
Trọng lượng và khối lượng khác nhau như thế nào?
Tiêu chí so sánh | Trọng lượng | Khối lượng |
Khái niệm | – Là độ lớn của trọng lực tác dụng lên trên vật.
– Thay đổi và phụ thuộc vào khối lượng + gia tốc trọng trường. |
– Là số lượng của vật chất tạo thành vật thể.
– Chỉ tính chất của vật, do vậy dù ở bất cứ đâu, ngay cả trong môi trường chân không, dưới đáy đại dương, qua tầng đối lưu của Trái Đất thì khối lượng vẫn không thay đổi |
Đơn vị tính | Newton (N) | Kg, tấn, tạ, gam,.. |
Công cụ đo | Thường sử dụng cân | Thường dùng lực kế để đo |
Một vài thông tin trên đây hẳn đã giúp bạn đọc hiểu được Trọng lượng là gì, kí hiệu, đơn vị đo và công thức tính cơ bản cũng như cách phân biệt trọng lượng và khối lượng. Từ đó, tránh nhầm lẫn giữa hai đơn vị đo lường này bởi ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Còn đơn vị đo nào mà bạn thường bị nhầm lẫn? Hãy đặt câu hỏi để chúng tôi giúp bạn phân biệt nhé!