Hẳn đâu đó trên mạng xã hội các bạn đã từng ít nhất một lần nghe ai đó bị gắn mác “Wibu” với thái độ mỉa mai, châm chọc. Vậy làm wibu là gì? Wibu có gì khác so với otaku?. Hãy đọc bài này để có lời giải đáp nhé.
Tóm tắt
Wibu là gì trên Facebook?
Khái niệm “Wibu” đang được cộng đồng mạng Việt Nam sử dụng hiện nay chính là phiên âm theo một cách đơn giản của “Weeaboo.
Khái niệm Weeaboo xuất hiện lần đầu tiên trong comic Perry Bible Fellowship của Nicholas Gurewitch. Sau đó nó bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ năm 2005, khi những người điều hành diễn đàn 4chan dùng để thay thế cho “Wapanese” (kết hợp của hai từ Wannabe với Japanese). Khái niệm này dùng để công kích những người da trắng tôn sùng thái quá mọi thứ về Nhật Bản và đặc biệt là muốn trở thành người Nhật.
Về cơ bản thì Wibu vẫn giữ nguyên ý nghĩa như Weeaboo nhưng không chỉ giới hạn để châm chọc những “người Nhật da trắng” nữa. Wibu hay wibu chúa là gì? Wibu chúa ghép của từ chúa tể và từ Wibu, dùng để chỉ những con người cực kỳ cuồng nhiệt với Nhật Bản, tôn thờ Nhật Bản, thậm chí còn có mong muốn được trở thành người Nhật Bản.
Cách nhận biết fan wibu là gì?
Vậy chính xác thì những người có biểu hiện như thế nào sẽ bị gọi là Wibu?
Đây vốn là một trong những đề tài gây tranh cãi nhất trong cộng đồng mạng. Trên thực tế có vô số người đang lạm dụng khái niệm này mà chẳng hiểu rõ nó thật sự ám chỉ đối tượng nào.
Chúng ta có thể điểm qua một số đặc điểm của một wibu như sau:
– Ám ảnh quá mức với Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản, phớt lờ hay thậm chí coi thường chính bản sắc văn hóa của chủng tộc của mình.
– Lạm dụng tiếng Nhật ngay cả khi không cần thiết, lúc nào cũng chêm mấy từ tiếng Nhật mà mình biết vào ngôn ngữ dùng hàng ngày một cách vô tội vạ.
– Tuyên bố mình đặc biệt yêu thích và ủng hộ văn hóa Nhật Bản nhưng hiểu biết của họ về Nhật Bản và ngôn ngữ Nhật Bản lại chỉ gói gọn vào những thứ xuất hiện trên anime, manga.
Đối với cộng đồng mạng chúng ta, một wibu có thể được nhận biết từ một số biểu hiện như:
– Thể hiện rằng mình hiểu biết về Nhật Bản dù chỉ mới xem vài bộ anime
– Cứ mở miệng ra là phải thêm mấy từ kiểu như kawaii, desu, baka, ni chan,…
– Bắt chước lời nói và hành động như những nhân vật trong manga, anime.
– Chê bai mọi thứ xung quanh và đề cao nước Nhật
– Chửi bới nếu có ai đó động chạm đến anime, manga mà không cần quan tâm đúng sai.
Phân biệt Wibu và Otaku
Nhiều người nhầm lẫn khái niệm Wibu và Otaku với nhau nhưng thật ra đây là hai từ mang sắc thái rất khác nhau.
Otaku là một từ lóng dùng ám chỉ một ai đó quá yêu thích những anime, manga, vocaloid, cosplay,… Trước đây từ đây này cũng mang nghĩa khá tiêu cực chỉ những người lập dị suốt ngày ở trong nhà đắm chìm trong thế giới 2D song theo các nghiên cứu được công bố vào năm 2013 thì nó đã trở nên ít tiêu cực hơn và ngày càng có nhiều người bây giờ coi mình là Otaku.
Otaku có đam mê, tìm hiểu nghiêm túc và có hiểu biết thật sự về văn hóa Nhật Bản. Ta có thể thấy sở thích này không tác động theo cách tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội của họ. Nó chỉ thể hiện đam mê, được dùng như một danh xưng đáng tự hào.
Wibu mang ý nghĩa tiêu cực hơn otaku nhiều bởi nó thường dùng để xúc phạm những người phát cuồng với văn hóa Nhật Bản đến độ gây ra phiền phức cho người khác.
Wibu cũng chỉ những người tự coi mình là Otaku nhưng không thực sự là Otaku mà chỉ là những người ảo tưởng về thế giới trong các bộ manga, anime hay light novel. Lúc nào họ cũng thể hiện tiếng Nhật hay sống theo văn hóa Nhật Bản ở các nước theo văn hóa khác, ảo tưởng, không chấp nhận cuộc sống hiện tại, luôn mong muốn mình được qua Nhật, trở thành 1 phần của nước Nhật.
Wibu có thật sự xấu?
Từ những đặc điểm nêu trên bạn có nghĩ wibu có thật sự xấu đến mức bị kì thị hay không? Thực ra wibu thì cũng có “wibu this và wibu that”.
Yêu thích và đam mê văn hóa Nhật Bản nói chung và yêu anime, manga nói riêng chẳng phải vấn đề gì xấu xa, nhưng hiển nhiên cái gì quá mức cũng không tốt.
Lý do khiến cộng đồng mang định kiến với wibu là họ có những hành động quá khích, chưa chín chắn khiến người khác khó chịu. Hầu hết wibu là những bạn còn nhỏ tuổi và non nớt. Họ chưa trải nghiệm nhiều, thế giới của họ chỉ xoay quanh anime, manga và bắt đầu gây ra những điều đáng ghét.
Phần đông wibu thể hiện mình như rất am hiểu Nhật Bản nhưng kiến thức còn khá nông cạn và sai lầm. Họ “yêu” Nhật tới nỗi suy nghĩ, hành động không kiểm soát khiến người xung quanh phải lắc đầu vì sự tiêu cực và phiền nhiễu.
Thậm chí một vài wibu còn bị nghiện anime, họ hành động và nói chuyện như các nhân vật 2D và dĩ nhiên điểu này đối với số đông hẳn là rất kỳ quặc.
Đặc biệt hơn, rất nhiều thành phần wibu nghĩ rằng mình “thượng đẳng”. Nếu ai đó động chạm gì đấy đến anime hoặc manga hay chỉ đơn giản nói rằng không cùng sở thích với họ là xác định sẽ bị tấn công tới tấp. Những hành vi như vậy rõ ràng là xấu.
Nói chung là cộng đồng wibu cần có sự thay đổi mạnh mẽ từ cả nhận thức lẫn cách hành động để có thể dần mất đi ấn tượng không tốt trong mắt những người xung quanh rồi mới có thể nhận được sự chấp nhận của cộng đồng.
Việc đam mê văn hóa Nhật Bản không có gì là sai, nhưng chính cách biểu hiện quá mức có thể khiến người khác thấy khó chịu và bản thân người đó sẽ phải chịu định kiến từ mọi người xung quanh. Hãy trở thành một “wibu chân chính” theo những cách sau đây nhé.
Nên phá bỏ các thói quen xấu: Đừng sử dụng tiếng Nhật không đúng hay chêm các từ tiếng Nhật vào ngôn ngữ thường ngày. Đừng tôn sùng thái quá những sản phẩm đến từ Nhật Bản cho dù có các sản phẩm khác tốt hơn. Hãy đánh giá lại các vị trí của mình trong cộng đồng
Học tập và tìm hiểu nhiều kiến thức hơn để không còn chỉ “tỏ ra là mình hiểu biết”: Trang bị kiến thức về văn hóa, lối sống của người Nhật bằng cách đọc thêm các tài liệu, tin tức xã hội liên quan đến Nhật Bản. Bạn có thể học tiếng Nhật một cách nghiêm túc để tự tin, sử dụng đúng ngôn ngữ .
Với những thông tin vừa rồi thì hẳn là các bạn đã hiểu được wibu là gì và cách phân biệt wibu với otaku như thế nào. Hãy trở thành một wibu văn minh và khiến cho văn hóa Nhật được yêu thích hơn nhé.