Người có ý chí, nghị lực làm việc gì cũng dễ thành công hơn. Ý chí giúp con người ta có thêm sức mạnh khi làm bất kỳ điều gì. Vậy ý chí, nghị lực là gì? Biểu hiện ra sao? Cách rèn luyện ý chí, nghị lực như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tóm tắt
- 1 Ý chí là gì?
- 2 Nguồn gốc của ý chí?
- 3 Biểu hiện của người có ý chí nghị lực là gì?
- 4 Các yếu tố hình thành nên ý chí
- 5 Cách rèn luyện ý chí, nghị lực sống
- 5.1 Tự tạo thử thách cho bản thân
- 5.2 Cách rèn luyện ý chí bằng thay đổi thói quen
- 5.2.1 Cách 1. Dành 10 phút mỗi ngày để ngồi thiền
- 5.2.2 Cách 2: Làm việc đúng tư thế
- 5.2.3 Cách 3: Để ý đến thực phẩm nạp vào cơ thể
- 5.2.4 Cách 4: Cẩn thận trong lời ăn tiếng nói
- 5.2.5 Cách 5: Tự áp đặt bản thân và bắt phải thực hiện nó
- 5.2.6 Cách 6: Hãy chú ý đến thói quen của bạn
- 5.2.7 Cách 7: Mang theo thứ gì đó hấp dẫn
Ý chí là gì?
Ý là mong muốn, suy nghĩ, nguyện vọng của một người. Chí là sự bền bỉ, kiên trì, kiên định, nỗ lực không ngừng trước khó khăn và thử thách. Vậy Ý chí chính là Sự bền bỉ, kiên trì, nỗ lực không ngừng vì mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Đồng thời ý chí được thể hiện bằng việc có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Còn nếu làm việc bất chấp, không mục tiêu thì không được gọi là người có ý chí.
Nguồn gốc của ý chí?
Ý chí nó xuất phát từ mục tiêu và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Ý chí thuộc về nhận thức chứ không phải bản năng. Vì vậy, không phải ai sinh ra cũng có sẵn ý chí.
Để hình thành ý chí, nghị lực, quyết tâm, con người cần có một mục tiêu đủ lớn và một kế hoạch để thực hiện. Cùng với sự kiên định, tin tưởng và nỗ lực không ngừng. Để hình thành một ý chí vững vàng, bạn cần có quá trình rèn luyện lâu dài, một niềm tin vững chãi và hệ kiến thức nền tảng. Trong các yếu tố hình thành nên ý chí thì kiến thức và niềm tin là 2 yếu tố quan trọng nhất.
Biểu hiện của người có ý chí nghị lực là gì?
Tính bền bỉ, kiên trì
Những người chịu khó, dám đương đầu với khó khăn, thử thách của cuộc sống là những người có ý chí. Ở họ có sự nỗ lực, kiên trì. Đó chính là một trong những biểu hiện ý chí vượt khó, nghị lực.
Tính mục đích của ý chí
Ý chí có tính mục đích, Phải xác định được chính xác mục đích của hành động thì chúng ta mới có thể kiên định với quyết định của mình. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào lý tưởng sống và nguyên tắc sống của mỗi người.
Tùy theo từng trường hợp mà ý chí sẽ xác định được mục đích gần hay xa, dựa vào mục đích đã đặt ra mà ý chí kiểm soát hành vi.
Ý chí có tính độc lập
Người có chí đưa ra quan điểm, ý kiến của riêng mình chứ tuyệt đối không nhắm vào người khác để đấu tranh hay chống đối bằng một hình thức cứng nhắc với họ. Tự bản thân chúng ta sẽ quyết định thực hiện hành động đó một cách độc lập.
Ý chí có tính quyết đoán
Nếu không có sự quyết đoán thì con người sẽ mãi mãi luẩn quẩn trong vòng tròn hoài nghi và do dự. Và khi đó, họ sẽ không thể nào thực hiện được bất kỳ mục tiêu nào một cách hoàn hảo được.
Hoặc thậm chí khi quyết định quá muộn có thể khiến cho hành động ấy trở nên hoàn toàn vô nghĩa, lúc này ý chí sẽ không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bắt buộc con người phải đưa ra quyết định quá vội vàng.
Ý chí có tính tự chủ
Tính tự chủ sẽ giúp con người có khả năng kiểm soát tốt suy nghĩ từ bên trong. Ngoài ra còn giúp chúng ta kìm nén cũng như điều chỉnh được cảm xúc.
Điều này giúp những điều tiêu cực được ngay lập tức bị xóa bỏ trong tâm trí của bạn, thay vào đó sẽ là những sáng kiến hay các tư tường hợp lý, phù hợp hơn.
Các yếu tố hình thành nên ý chí
Có 3 yếu tố chính giúp hình thành nên ý chí của một người bao gồm: Nền tảng kiến thức; niềm tin kiên định; và mục tiêu đủ lớn. 3 yếu tố này khi kết hợp với các yếu tố bên ngoài cùng với hành động có mục đích sẽ tạo nên ý chí. Cụ thể như sau:
- Nền tảng kiến thức: Con người khác biết học hỏi và tổng hợp kiến thức. Nền tảng kiến thức giúp con người làm việc có mục đích và định hướng. Kiến thức quyết định hành động của con người, mỗi người có hiểu biết kiến thức khác nhau, vì vậy ý chí và niềm tin cũng khác nhau.
- Niềm tin kiên định: Nói đến ý chí không thể không nhắc đến niềm tin, con người sẽ không có ý chí nếu thiếu đi niềm tin. Niềm tin là yếu tố thúc đẩy con người hành động. Người có ý chí chắc chắn sẽ có niềm tin vững chãi. Người có ý chí phải làm chủ cảm xúc bản thân thật tốt
- Mục tiêu đủ lớn: Ý chí chỉ xuất hiện khi con người ta vạch ra mục tiêu rõ ràng và đủ lớn. Nếu mục tiêu quá dễ dàng đạt được thì ý chí cũng không xuất hiện. Mục tiêu đủ lớn ở đây là đủ lớn với chủ thể hoặc đủ lớn với đa số mọi người.
Cách rèn luyện ý chí, nghị lực sống
Để có thể rèn luyện ý chí nghị lực của mình bạn cần thực hiện 2 bước cơ bản gồm: Tạo ra các thử thách; và Thay đổi các thói quen để rèn luyện ý chí.
Tự tạo thử thách cho bản thân
Ý chí không bỗng dưng mà có, nó dễ xuất hiện khi bạn đương đầu với khó khăn và thử thách. Vì vậy cách tốt và hiệu quả nhất để rèn luyện ý chí là tạo ra các thử thách mới. Những thử thách với độ khó tăng dần cần thực hiện thường xuyên. Cách rèn luyện ý chí bằng cách tạo thử thách gồm có 4 giai đoạn
Quá trình 1: Rèn luyện ý chí bằng cách không ngừng học hỏi
Bạn cần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng, hiểu biết của mình. Không chỉ với các vấn đề bạn đang gặp phải mà hãy đa dạng kiến thức. Điều này giúp bạn có cái nhìn đa chiều và niềm tin đúng đắn. Nếu bạn thiếu kiến thức sẽ rất dễ hình thành niềm tin tiêu cực và hành động sai lầm. Vì vậy kiến thức và hiểu biết luôn là yếu tố được đề cao trong rèn luyện ý chí.
Quá trình 2: Rèn luyện ý chí bằng cách xây dựng niềm tin
Niềm tin là yếu tố hình thành ý chí và không thể thiếu trong quá trình rèn luyện ý chí. Vì vậy hãy dựa trên hiểu biết, kiến thức của bản thân mà xây dựng cho mình một hệ niềm tin. Tuy nhiên niềm tin này phải là niềm tin tích cực, là sự tin tưởng, không phải là sự bảo thủ, cố chấp. Hãy tìm hiểu xem niềm tin trong bạn là gì? Điều gì là động lực thúc đẩy bạn? Hành động và nỗ lực dựa trên hệ thống niềm tin của riêng bạn chính là cách tốt nhất để hình thành ý chí bền vững.
Quá trình 3: Rèn luyện ý chí bằng cách xây dựng mục tiêu
Để có thể có ý chí kiên định, bạn cần xây dựng cho mình một mục tiêu đủ lớn. Trong đó, bạn cần xác định đâu là đích đến cuối cùng. Bạn cần biết chính xác mình sẽ đạt được gì trong tương lai, và cần làm những gì để đạt được nó. Đặt mục tiêu lớn và chia nhỏ hành động, đó là cách hiệu quả để rèn luyện ý chí.
Quá trình 4: Nỗ lực thực hiện
Cuối cùng, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu, việc bạn cần làm là kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cho dù việc lớn hay việc nhỏ, khi đã đặt mục tiêu thì phải kiên trì thực hiện. Tuyệt đối tin tưởng vào những gì mình sẽ đạt được, nỗ lực thực hiện từng chút và không được bỏ cuộc giữa chừng.
Cách rèn luyện ý chí bằng thay đổi thói quen
Dưới đây là 7 thói quen giúp bạn rèn luyện ý chí của bản thân, rèn luyện tính kiên trì, tinh thần lạc quan trong mỗi người.
Cách 1. Dành 10 phút mỗi ngày để ngồi thiền
Thiền là bài tập cho kết quả nhanh nhất trong tất cả các bài tập sức mạnh ý chí. Thiền đúng cách giúp bạn rèn luyện trí não để tập trung. Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2-3 ngày ngồi thiền trong 10 phút. Não của bạn sẽ có thể tập trung tốt hơn, giúp rèn luyện ý chí. Bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và bớt căng thẳng hơn nhiều đó.
Cách 2: Làm việc đúng tư thế
Rèn luyện ý chí không phải việc gì quá to tát, chúng ta có thể thực hiện từ những việc nhỏ nhất như ngồi làm việc đúng tư thế chẳng hạn.
Để bắt đầu, bạn chỉ cần điều chỉnh tư thế ngồi mỗi ngày tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Nghe có vẻ cực kỳ đơn giản, nhưng để ngồi thẳng liên tục nhiều giờ, bạn cần có ý chí mới có thể thực hiện thành công được.
Cách 3: Để ý đến thực phẩm nạp vào cơ thể
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn uống khoa học và điều độ có thể cải thiện ý chí tốt hơn. Phần lớn mọi người có thói quen ăn uống khá tuỳ tiện. Việc có thực đơn rõ ràng và theo dõi chế độ ăn hàng ngày là việc dễ thực hiện nhưng lại không dễ để duy trì. Hầu hết chúng ta thường không quan tâm tất cả các loại thực phẩm chúng ta ăn. Vì vậy, cần phải có ý chí, quyết tâm để theo dõi tất cả. Đây chính là cách để cải thiện ý chí của bản thân khá hiệu quả.
Cầu tiến là gì? Cách rèn luyện người có tinh thần, tư duy cầu tiến
Cách 4: Cẩn thận trong lời ăn tiếng nói
Nghiên cứu cho thấy những người kiểm soát tốt lời nói của bản thân giường như có sự kiên định và quyết tâm cao hơn những người khác. Điều này bao gồm cả việc kiểm soát những lời chửi thề. Không quan trọng bạn sửa lời nói như thế nào. miễn là bạn thay đổi thói quen nói tự nhiên thì đó chính là cách để rèn luyện ý chí hiệu quả.
Cách 5: Tự áp đặt bản thân và bắt phải thực hiện nó
Việc cố gắng viết nốt đoạn văn hay cố làm nốt những câu cuối trong bài kiểm tra vào phút cuối khiến sức mạnh ý chí của bạn được thôi thúc hơn bao giờ hết và trở nên năng suất. Sử dụng nguyên tắc tương tự này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, bằng cách tạo ra thời hạn tự áp đặt, bạn dễ dàng làm việc theo ý chí của mình theo cùng một cách.
Để bắt đầu, bạn cần chọn một nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm của bạn. Đặt thời hạn hoàn thành nó và đảm bảo bạn phải tuân thủ nó.
Cách 6: Hãy chú ý đến thói quen của bạn
Một bài tập khác đó là bạn cần để tâm nhiều hơn đến các quyết định của mình trong suốt cả ngày. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về lý do tại sao bạn đưa ra quyết định nào đó trong ngày, để tăng khả năng tập trung và chống lại những cám dỗ.
Cách 7: Mang theo thứ gì đó hấp dẫn
Hãy học cách nói không trước những điều hấp dẫn mà bạn đang muốn loại bỏ bằng cách hãy mang theo bên mình một thứ gì đó khác hấp dẫn với bạn cả ngày. Điều này giúp bạn quên đi cám dỗ trước đó. Từ đó, có thêm ý chí quyết tâm để chống lại những cám dỗ khác. Đây là cách đơn giản mà bạn nên thử để Rèn luyện ý chí
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được ý chí nghị lực là gì, có biểu hiện gì. Từ đó, áp dụng những cách rèn luyện ý chí, nghị lực đơn giản hàng ngày. Chúc bạn sớm hoàn thành mục tiêu đặt ra và tiếp tục chinh phục thành công những mục tiêu mới cho tương lai nhé!