Nếu bạn là một người hay sai chính tả, không biết cái giành là gì, cái giành hay cái dành mới là đúng thì hãy tham khảo bài viết này ngay. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách sử dụng hai từ dành và giành dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt, hãy chú ý theo dõi nhé.
Tóm tắt
Cái giành là cái gì?
Từ “giành” vừa là động từ cũng vừa là danh từ. Nó có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh, tình huống khác nhau.
Giành khi là một động từ dùng để chỉ hành động đạt được một thứ gì đó vốn không thuộc sở hữu của bản thân, chấm dứt sự sở hữu của người khác và lấy được nó. Thông thường khi sử dụng giành là để nói về những thứ chẳng dễ dàng có được, muốn có được phải bỏ ra công sức, nỗ lực rất nhiều.
Giành khi là danh từ dùng để chỉ một đồ vật được đan bằng tre hoặc nứa có đáy phẳng, thành cao. Giành thường dùng làm vật đựng đồ, xách đồ.
Ví dụ: Giành lúa, giành hoa…
Cái giành thường gắn với việc của nhà nông hoặc để vận chuyển hàng hóa, ngày nay người ta có nhiều vật dụng thay thế nên ít người sử dụng cái giành hơn.
Cái giành hay cái dành đúng chính tả?
Vậy còn dành nghĩa là gì? Dành ở đây tức là cất giữ một thứ gì đó, để dùng sau hoặc để phần cho ai đó. Nói cách khác thì dành chính là một động từ, mang tính sở hữu những đồ vật có thể sở hữu được mà bản thân chúng ta muốn có.
Ví dụ: dành cho em, để dành tiền lấy vợ…
Sự khác nhau giữa hai từ “dành” và “giành” nằm ở chỗ dành là để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó, có ý nghĩa cho đi còn giành là đoạt lấy 1 thứ gì đó, sẽ mang nghĩa chiếm đoạt hay lấy về.
Như vậy về mặt ngữ nghĩa hai từ đồng âm này đều đúng chính tả. Cái quan trọng nhất quyết định tính chính xác về mặt ngữ pháp của chúng lại nằm ở ngữ cảnh và trường hợp khi ta sử dụng.
Cách sử dụng giành và dành trong tiếng Việt
Để hiểu rõ hơn về từng trường hợp sử dụng dành hay giành để đúng chính tả thì chúng ta hãy cùng xét đến những từ ghép cụ thể để hiểu rõ hơn về cách sử dụng chuẩn xác nhất.
Dành cho, dành dụm hay giành cho, giành dụm?
Dành cho dùng để chỉ một tâm nguyện mà người sở hữu muốn trao tặng một thứ gì đó cho một ai đó. Nghĩa của từ này là hoàn toàn chuẩn xác và đúng chính tả. Quan trọng là nó rất hợp nghĩa với từ “cho” nghĩa là sở hữu và cất trữ với ý nguyện mong ai đó được thừa hưởng.
Dành dụm ở đây là một từ ghép hoàn toàn đúng chính tả bởi nó mang nghĩa cất dành, giữ lại hay tích lũy từng ngày với thời gian lâu dài. Có thể kết luận chúng ta sẽ dùng từ dành dụm khi muốn nói đến một mục tiêu tiết kiệm hay tích lũy một thứ gì đó
Còn các từ giành cho hay giành dụm sẽ là sai chính tả, bởi từ giành bản thân nó mang nghĩa giành giật, giành lấy thể hiện mục tiêu, nói lên khát vọng sở hữu của bản thân. Chính vì vậy khi viết giành cho hay giành dụm về mặt ngữ pháp sẽ không có ý nghĩa, dẫn đến lỗi sai chính tả.
Giành giật hay dành giật mời là đúng chính tả?
Từ “dành” sử dụng theo nghĩa tích cực như là để dành, dành dụm. Từ “giành” dùng với nghĩa có sự chiến đấu như giành giật, tranh giành. Do đó “giành giật” mớilà từ đúng chính tả.
Như vậy chúng ta có thể thấy thêm một điều quan trọng trong ngữ pháp chính là ngữ cảnh, hoàn cảnh. Khi sử dụng bất kì câu nói nào, chúng ta cần chú ý đến trường hợp của câu để sử dụng được một cách chính xác. Chỉ khi chúng ta thực hành nhiều như nói nhiều và viết nhiều mới có thể hình thành nên kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lưu loát và thành thạo.
Để giành hay để dành
Để dành mới là cụm từ viết đúng chính tả. Để giành không có trong từ điển tiếng Việt, cũng không có ý nghĩa. Để dành là một hành động cất lại một thứ gì đấy để có thể dùng tiếp sau này.
Tranh dành hay tranh giành
Tranh giành là từ đã viết đúng chính tả. Tranh dành không có trong từ điển và cũng không có ý nghĩa. Tranh giành là hành động để chỉ sự tranh giành, tranh nhau để lấy được một cái gì đấy thuộc về mình.
Một số ví dụ khác về cách dùng dành và giành
Để cụ thể hơn về cách sử dụng giành và dành trong tiếng Việt, chúng ta hãy tham khảo một số ví dụ cụ thể sau đây nhé:
– Viettel đã dành tới 10 năm để phát triển công nghệ 5G.
– Tôi để dành một chỗ ngồi cho người bạn đến muộn.
– Anh ấy đã dành cả tuổi thanh xuân để đu idol đến nhẵn túi.
– Cô ấy dành cho lũ trẻ con tình cảm thân thương.
– Giải thưởng của em chính là món quà ý nghĩa dành cho cô giáo.
– Hãy dành một phút để mặc niệm cho những nạn nhân.
– Cô ấy dễ dàng giành tấm huy chương vàng.
– Việc giành 3 điểm trước đối thủ là trong tầm tay chúng tôi.
– Em đừng cố giành giật những gì vốn không thuộc về mình.
Vậy là với bài viết vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cái giành là gì, cái giành hay cái dành là đúng chính tả cũng như cách viết đúng giành và dành trong tiếng Việt. Chúc các bạn áp dụng thành công và không còn nhầm lẫn giữa hai từ này nữa nhé.