Mối quan hệ mở trong giới trẻ hiện nay đã trở thành đề tài cho nhiều cuộc tranh cãi không hồi kết. Không phải ai cũng sẵn sàng thú nhận việc họ đang trong một mối quan hệ như thế. Hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ mở là gì và những thông tin xoay quanh kiểu mối quan hệ này để có cái nhìn chính xác nhất về nó nhé.
Tóm tắt
Mối quan hệ mở là gì?
Mối quan hệ mở hay open relationship là kiểu quan hệ mà hai người đều có sự đồng thuận để đối phương theo đuổi về mặt tì.nh d.ục hoặc đôi khi là cả sự gắn bó tình cảm với người khác.
Mối quan hệ mở không giống với swinging – trao đổi bạn tình, với mục đích để thỏa mãn nhu cầu tì.nh d.ục thuần túy. Mối quan hệ mở cũng khác với polyamory – mong muốn hoặc chấp nhận có nhiều hơn một mối quan hệ thân mật tại một thời điểm với sự đồng ý của những người liên quan.
Nói một cách đơn giản thì mối quan hệ mở là mối quan hệ mà trong đó một người dù đang có người yêu hay thậm chí có vợ/chồng rồi nhưng vẫn có thể có thêm mối quan hệ tình cảm với bất kỳ ai.
Không phải ai cũng sẵn sàng thừa nhận việc họ đang có mối quan hệ mở như thế. Một nghiên cứu được công bố cho biết, khoảng 20% người trưởng thành ở Mỹ đã từng ở trong một mối quan hệ mở.
Một cuộc khảo sát khác cho thấy có khoảng 31% phụ nữ và 38% đàn ông thích mối quan hệ một vợ một chồng. Nhìn chung, so với nhóm lớn tuổi thì tỷ lệ những người trẻ tuổi tham gia khảo sát có xu hướng không muốn chế độ hôn nhân một vợ một chồng cao hơn.
Số người ở trong mối quan hệ mở hiện nay ngày càng gia tăng. Có nhiều lý do thúc đẩy thực trạng này, bao gồm cả việc mọi người dần cởi mở và sẵn sàng để thử nó.
Nguồn gốc của mối quan hệ mở?
Các mối quan hệ mở, thậm chí là các cuộc hôn nhân mở, đã âm ỉ trên thế giới xuyên suốt từ nửa cuối thế kỷ 20.
Năm 2009, Facebook chính thức đưa mối quan hệ mở – open relationship vào list trạng thái quan hệ của người dùng, khiến cho lượng tìm kiếm của từ khóa này tăng vọt.
Từ đó, nó đã trở thành chủ đề cho rất nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng như Four Lovers (2010), Why Women Kill (2019), The Danish Girl (2015), Swingers (2016), You Me Her (2016), Newness (2017).
Vì sao mối quan hệ mở lại trở nên phổ biến hiện nay?
Từ góc nhìn khoa học xã hội, mối quan hệ mở tái định nghĩa các thỏa thuận ngầm trong một mối quan hệ “bình thường”.
Một số người cho hay, từ tuổi thiếu niên họ đã không đặt nặng quan tâm đến sự chung thủy của một mối quan hệ. Mặc dù thông thường mọi người đều mong đợi một kết quả tình yêu là tiến đến hôn nhân, nhưng không ít người chọn bước vào mối quan hệ mở do hoàn cảnh, chẳng hạn như họ phải lòng một người mới.
Thông thường, các cặp đôi sẽ lựa chọn chia tay. Tuy nhiên, đôi khi, cách nhìn nhận thoáng hơn khiến hai người quyết định tiến tới mối quan hệ mở với một số cam kết nhất định.
Một cặp đôi thông thường tuân theo các giới hạn xã hội định sẵn: chỉ yêu và ngủ với một người. Sự cứng nhắc này khiến cho mối quan hệ dễ đứt gãy khi cặp đôi bất đồng nhu cầu về tình cảm hoặc tì.nh d.ục.
Có thể bạn thuộc kiểu người không chán khi chung thủy với một bạn tình còn người yêu bạn thì không. Có thể vì tuổi tác hoặc chẳng may gặp tai nạn, bạn không thể đáp ứng nhu cầu của đối tác nữa. Mối quan hệ mở công nhận mỗi người có một nhu cầu tình cảm khác nhau. Nó khuyến khích họ trở nên thành thật với nhau, cùng tìm cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của cả hai.
Khi một mối quan hệ mở bắt đầu dựa trên sự đồng ý của tất cả những người trong cuộc, nó mang lại khá nhiều lợi ích như sau:
– Nâng cao sự giao tiếp giữa 2 người trong mối quan hệ tình cảm. Họ có thể thoải mái bày tỏ về mong muốn và nhu cầu tình cảm của mình mà người kia chưa đáp ứng được.
– Thoải mái theo đuổi những trải nghiệm và sở thích mới.
– Có những trải nghiệm tì.nh d.ục thú vị và khác biệt hơn.
– Tự do thể hiện những khía cạnh con người khác nhau của bản thân.
– Không còn áp lực cho một người để làm sao đáp ứng được tất cả các nhu cầu và sở thích về cả tình cảm và tì.nh d.ục của đối phương.
Tác hại của mối quan hệ mở trong giới trẻ hiện nay
Điều tất nhiên là một mối quan hệ mở cũng mang lại nhiều rủi ro mà đôi khi chúng ta không ngờ đến. Nếu đang có ý định bước vào kiểu quan hệ này, các bạn hãy lưu ý đến những yếu tố sau đây.
Mối quan hệ mở làm giảm mức độ yêu đương
Trong một mối quan hệ có cam kết và nghiêm túc thì bạn chỉ nên gần gũi với một người duy nhất là vợ/chồng hay người yêu của mình.
tì.nh d.ục không chỉ giúp chúng ta có được niềm vui về thể xác, mà còn gắn kết tinh thần, tạo ra tâm lý thoải mái, mong muốn đồng hành.
Nếu một trong hai người có sự thân thiết với người thứ ba, họ có thể cảm thấy gắn bó với người này hơn, từ đó dần khiến mối quan hệ chính thức trở nên lỏng lẻo và đi đến đổ vỡ.
Gia tăng cảm giác ghen tị
Chúng ta luôn khao khát giữ thật chặt những gì mình trân trọng, đó là một cảm xúc hoàn toàn dễ hiểu.
Vì vậy, khi có ai đó chen ngang vào tình yêu, các bạn sẽ bắt đầu nhận thấy bản thân mình đang ghen tuông quá mức mặc cho trước đó đã đồng ý với mối quan hệ mở.
Đây là dấu hiệu của sự bất an, có thể làm tinh thần bạn trở nên sa sút, khủng hoảng trầm trọng. Nhưng ít nhất, nó cho bạn biết rằng mình hoàn toàn để tâm đến nửa kia và có lẽ phải điều chỉnh điều gì đó.
Nguy cơ chia tay
Tiến sĩ Mann từng chứng kiến nhiều người nảy sinh tình cảm sâu đậm với người thứ ba, mặc cho trước đó từng cam kết với vợ/chồng hay người yêu chính thức rằng sẽ không để xảy ra tình huống như vậy.
Đây là điều khó có thể nào tránh khỏi, bởi con người ta có xu hướng sẽ lên giường hoặc thân thiết với những người mà mình thích. Do đó, mối quan hệ mở chứa rất nhiều sự nguy cơ chia tay không báo trước.
Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi bản thân sẽ cảm thấy thế nào nếu phát hiện người mình yêu đang bắt đầu có tình cảm với bạn tình của họ? Khi trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ biết rằng liệu mình có phù hợp với một mối quan hệ mở hay không.
Tâm lý từ chối hy sinh
Hy sinh là điều cốt lõi tạo nên niềm tin trong một tình yêu. Đó là khi hai bạn vì nhau mà nhượng bộ, thay đổi hoặc là điều chỉnh thói quen, sở thích để trở nên hòa hợp hơn.
Tuy nhiên trong một mối quan hệ mở, vì nhu cầu tì.nh d.ục bản năng, bạn lên giường với một ai đó không phải người yêu hay vợ/chồng của mình. Mặc dù được nửa kia cho phép, điều này vẫn có nghĩa bạn thiếu đi mức độ cam kết và khả năng hy sinh vì người khác.
Mang tâm lý từ chối hy sinh, chứng tỏ rằng mối quan hệ của hai bạn thiếu niềm tin và sự bền chặt.
Ngày càng thiếu sự sáng tạo trong tình yêu
Các mối quan hệ mở thường phát sinh khi cặp đôi thiếu đi sự hòa hợp trong chuyện tì.nh d.ục, hoặc ít nhất một trong hai người đang cảm thấy như vậy.
Tuy nhiên, việc đưa một người khác vào cuộc sống của hai chỉ để khỏa lấp sự nhàm chán trong đời sống tì.nh d.ục không phải là một cách hay.
Điều này sẽ giúp các bạn vui vẻ trong thời gian ngắn, nhưng không thể giúp giải quyết vấn đề cốt lõi ban đầu đó là làm cách nào để giữ lửa mối quan hệ giữa bạn với nửa kia của mình.
Tình huống này giống với việc bạn cảm thấy chán tủ đồ của mình, nhưng thay vì sáng tạo ra những kiểu phối trang phục mới thì bạn lại lập tức mua mới hoặc vứt bỏ mà không động não một chút để thay đổi tình hình hiện tại.
Tóm lại nếu bạn muốn thử một mối quan hệ mở, hãy đảm bảo rằng bạn và nửa kia của mình đã hoàn toàn xác định rõ ràng các quy tắc, ranh giới trong thỏa thuận. Hãy nhớ rằng giao tiếp là vấn đề quan trọng được đưa lên hàng đầu. Trong tình huống này, sự chung thủy được định nghĩa bằng việc bạn tuân theo những cam kết và ranh giới đặt ra lúc đó.
Chỉ bạn mới có thể quyết định rằng một mối quan hệ mở có phù hợp với mình hay không. Bắt đầu một mối quan hệ bằng cách xem xét những niềm tin và cảm xúc của bạn; hoặc những gì bạn thực sự mong muốn từ tình yêu của đối phương. Mối quan hệ mở này khó mà dành cho tất cả mọi người.
Trên đây là những nội dung cơ bản về mối quan hệ mở là gì và thực trạng mối quan hệ mở trong giới trẻ hiện nay. Chúc các bạn có cho mình những quyết định đúng đắn nhất trước khi bước vào kiểu quan hệ này.