Ngữ pháp tiếng Việt rất phong phú với rất nhiều loại câu như câu trần thuật, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu rút gọn… Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu một loại câu thú vị khác, đó chính là câu đặc biệt, trong bài viết sau đây!
Tóm tắt
Định nghĩa câu đặc biệt là gì?
Trong ngữ pháp tiếng Việt, chúng ta có câu bình thường là câu có đầy đủ 2 thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ, chỉ đơn thuần là một từ hoặc một cụm từ.
Cấu tạo của câu đặc biệt
Chúng ta có thể xác định câu đặc biệt dựa trên cấu tạo của nó.
- Câu đặc biệt có cấu tạo là một từ
Ví dụ: Ôi!
- Câu đặc biệt có cấu tạo là một cụm từ.
Ví dụ: Thật kinh khủng!
Tác dụng của câu đặc biệt
Những câu đặc biệt thường được sử dụng nhiều trong văn chương, dùng để:
- Xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong văn cảnh
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp
Tham khảo: Cảm biến từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý
Ví dụ minh họa câu đặc biệt
Bài tập câu đặc biệt lớp 7: Dựa trên định nghĩa câu đặc biệt là gì cho ví dụ tương ứng theo các yêu cầu sau:
- Đặt 1 câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm
Hà Nội. Mùa thu năm 1945.
- Đặt 2 câu đặc biệt liệt kê, thông báo về sự vật, hiện tượng
Bồ các. Chim sẻ. Chim ri. Sáo sậu. Sáo đen.
Mưa. Gió. Bão. Tuyết. Trắng trời.
- Đặt 3 câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc
Than ôi!
Trời ơi!
Vui quá!
- Đặt 4 câu đặc biệt dùng hỏi đáp. Đây thường là câu đặc biệt ngắn nhất.
Ví dụ:
Mẹ ơi!
Bố ơi!
Chị Ngọc ơi!
Em gái ơi!
Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham khảo những câu đặc biệt hay trên thư viện trực tuyến Violet.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về câu đặc biệt là gì, cấu tạo, tác dụng và ví dụ minh họa cụ thể của câu đặc biệt. Hy vọng qua bài viết này, các bạn học sinh đã hiểu và vận dụng chính xác câu đặc biệt trong từng văn cảnh cụ thể. Và đừng quên truy cập trang web palada.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị nữa nhé!