Một bài học quan trọng nhất dành cho người bắt đầu đó là cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết cách tập đi xe đạp nhanh nhất và một số lưu ý an toàn.
Tóm tắt
Cách đi xe đạp an toàn
Với những người lần đầu tập đi xe đạp thì không nên bỏ qua khâu chuẩn bị ban đầu.
- Trước tiên, bạn cần điều chỉnh yên xe vừa tầm sao cho chân bạn có thể chạm đất. Khi đó, bạn sẽ không còn lo bị té ngã nữa.
- Tiếp theo là kiểm tra phần lốp và xăm xe. Nếu như xe bị non hơi thì nên bơm thêm để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện.
- Lựa chọn trang phục phù hợp: không nên mặc quần áo rộng thùng thình, mặc váy hoặc đi giày hở ngón. Thay vào đó, bạn nên mặc đồ gọn gàng, có thể là quần áo dài tay và đi giày thể thao.
Tập xe ở nơi an toàn
Chọn địa điểm tập xe an toàn là các khu sân bãi rộng rãi, ít người và phương tiện giao thông như công viên, sân vận động… Tập xe trên sân bê tông sẽ dễ dàng hơn nhưng cũng dễ bị trầy xước chân tay nếu không may bị té ngã. Vì vậy, bạn có thể chọn tập trên bãi cỏ bằng phẳng để hạn chế chấn thương.
Học cách phanh xe
Học cách phanh xe là kỹ thuật quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho người lái. Thông thường thì xe đều có cả phanh sau và phanh trước. Tuy nhiên, để xe không bị xoay ngang hoặc đổ thì bạn nên dùng phanh sau sẽ an toàn hơn.
Sử dụng các thiết bị bảo hộ
Để tránh chấn thương ngoài ý muốn khi ngã, chúng ta nên chuẩn bị thêm các đồ bảo hộ như: mũ bảo hiểm và các miếng đệm đầu gối, khuỷu tay. Học cách đi xe đạp nhanh nhất nhưng không thể bỏ qua yếu tố an toàn được.
Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp
Cách tập đi xe đạp 2 bánh nhanh nhất là học được kỹ thuật giữ thăng bằng.
- Bước 1: Khởi động toàn thân, đặc biệt là các khớp cổ tay, cổ chân để làm nóng cơ thể, tay chân linh hoạt khi tập.
- Bước 2: Học cách sử dụng trọng lượng cơ thể để lấy lại thăng bằng khi xe nghiêng. Thông thường, người mới tập sẽ đung đưa phần chân, đùi, điều chỉnh phần ghi đông sang bên trái hoặc bên phải để xe không bị đổ.
- Bước 3: Xác định chân trụ để chịu lực. Khi xe đứng, bạn đặt chân trụ dưới đất, chân còn lại đặt lên bàn đạp phía đối diện. Bạn nên đặt 2/3 bàn chân ở đằng sau bàn đạp để tạo lực mạnh nhất. Khi xe bắt đầu di chuyển, bạn đạp chân vào bàn đạp, chân trụ nhẹ nhàng đẩy dưới đất tạo đà và giữ thăng bằng.
Mẹo nhỏ cho người mới: hãy ngồi lên yên xe, dựng chân chống và cảm nhận xe tại chỗ trước khi tập lái. Động tác này giúp bạn làm chủ được sức nặng và loại bỏ cảm giác lo lắng, căng thẳng ban đầu.
- Bước 4: Vượt qua chướng ngại về tâm lý. Nhiều người mới tập hay bị căng thẳng, sợ hãi quá độ dẫn đến chân tay đều cứng lại. Hãy cố gắng thả lỏng toàn thân, hít sâu và luôn nhìn thẳng về phía trước. Nếu bạn quá lo lắng thì nên nhờ người hỗ trợ giữ phía sau hoặc ngồi lên xe di chuyển cùng mình.
- Bước 5: Không nên đạp quá chậm, lọc cọc từng chút một. Vì cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp chậm khó hơn rất nhiều khi đi nhanh. Hãy mạnh dạn đạp nhanh và mạnh hơn nhé!
Các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo cách dạy con hoặc trẻ đi xe đạp theo phương pháp này. Trước tiên, cha mẹ cần chuẩn bị một chiếc xe thăng bằng cho bé. Cách tập cho bé đi xe đạp nhanh nhất là dạy trẻ cách giữ thăng bằng và điều chỉnh tay lái. Khi đã làm chủ được kỹ thuật này, bé sẽ nhanh chóng học được cách lái xe đạp thuần thục.
Lưu ý khi đi xe đạp
- Nên tập xe đạp cùng với nhiều người khác để tạo động lực.
- Không nên quá để ý đến phản ứng của người đi đường.
- Hãy tập trung nhìn thẳng phía trước, không nên nhìn xuống chân hoặc nhìn sang hai bên quá nhiều, để tránh va phải ô tô và những người đi xe khác gây chấn thương.
- Đi nhanh hơn trên đường bằng, có thể không cần đạp khi xuống dốc.
- Luôn trang bị đồ bảo hộ cẩn thận như mũ bảo hiểm và miếng đệm gối, khuỷu tay.
- Trẻ em cần có cha mẹ hoặc người lớn trông chừng khi tập xe.
- Khi đã biết đi xe thành thạo hơn, bạn có thể nâng yên xe lên cao bằng mức ngón chân có thể chạm xuống đất.
Trên đây là hướng dẫn đi xe đạp đúng cách dành cho cả trẻ em và người lớn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể sớm đi xe đạp thành thạo, an toàn và làm chủ các cung đường nhé!