Bạn đã bao giờ nghe đến hai từ “trốc tru” và “khu mấn” bao giờ chưa? Bạn hiểu ý nghĩa của 2 từ này là gì? Cùng Palada.vn khám phá những từ ngữ địa phương mà người dân xứ Nghệ hay dùng nhé!
Trốc tru là gì?
Trốc tru là từ ngữ địa phương của vùng đất Nghệ An, được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân Nghệ An. Trong đó, trốc là cái đầu, tru là con trâu.
Trốc tru chỉ những người ngang bướng, nói nhiều lần mà vẫn không chịu tiếp thu, chứng nào tật nấy, không thay đổi
Tuy nhiên, từ Trốc chu chỉ mang nghĩa trêu đùa, không mang nghĩa chỉ trích nặng nề.
Nếu một ai đó nói bạn là đồ trốc tru thì họ chỉ muốn trêu đùa rằng bạn khá ngang bướng mà thôi.
Khu mấn là gì?
Tương tự như trốc tru, khu mấn cũng là từ địa phương của người dân Nghệ An
Trong đó, khu nghĩa là mông, mấn là váy
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ở vùng Nghệ Tĩnh, từ khu mấn chỉ phần mông váy đen của các chị em lao động. Sau những giờ làm việc vất vả, các bà, các cô lại ngồi nói chuyện rôm rả, vui vẻ mà không để ý mình đang ngồi ở vệ cỏ, bãi đất, khiến cho phần mông váy bị dính bẩn. Đây là một hành động quen thuộc của những người nông dân thời bấy giờ. Vì đi làm nông về, ai cũng dính bẩn, cũng mệt mỏi, nên bạ đâu ngồi đấy.
Từ khu mấn được sử dụng để thể hiện thái độ không có cảm tình với một ai đó
Bên cạnh đó, từ “khu mấn” cũng mang ý nghĩa chỉ “nghèo”, “không có cái gì đó”.
Ví dụ: A: Nghe bảo nhà mày giàu lắm/ B: Có cái khu mấn ( nghĩa là không giàu).
Khu mấn tùy từng trường hợp sẽ mang nghĩa khác nhau, nhưng phổ biến có các nghĩa sau:
- Ý nghĩa không tốt, không hài lòng, không có cảm tình, không có giá trị.
- Nghèo, không có thứ gì đó.
Bên cạnh đó, khu mấn còn là một loại quả, có tên gọi khác là quả khu mứn. Đây là một loại trái cây có hình hài đặc sắc và hương vị dễ ăn, xuất hiện nhiều ở Nghệ An.
Một số phương ngữ Nghệ An mà bạn nên biết
Bên cạnh những từ ngữ địa phương như “khu mấn” hay “trốc tru”, Nghệ An còn có rất nhiều phương ngữ nghe lạ mà rất thú vị. Nếu bạn đang có ý định đến thăm xứ Nghệ thì hãy ghi nhớ một số từ ngữ dưới đây để không bị bỡ ngỡ nhé!
Cái chủi = Cái chổi | Tau = Tao, tớ |
Cái đọi = Cái bát | Choa = Chúng tao |
Chưởi = Chửi | Mi = Mày |
Cái cươi = Cái sân | Hẫn = Hắn, nó |
Cái vung/vàng = Cái nắp nồi | Lũ bây, bọn bây = Các bạn |
Đàng = Đường | Ngẩn = Ngốc |
Cái nớ = Cái đó, cái kia | Trửa = Giữa, trên |
Cấy = Cái | Bổ = Ngã |
Nác = Nước | Mần = Làm |
Gưởi = Gửi | Trấp vả = Đùi |
20 phương ngữ Nghệ An cơ bản
Như vậy là với giải thích trên đây, bạn đọc đã hiểu được trốc tru và khu mấn là gì, được sử dụng với mục đích gì. Còn phương ngữ nào mà bạn chưa hiểu rõ ý nghĩa thì đừng ngại đặt câu hỏi cho Palada.vn ở phần comment nhé!