Phép đối là gì? Các loại, tác dụng và ví dụ phép đối

Phép đối trong thơ là biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến, tạo nên sự hài hào về âm điệu và thanh điệu. Vậy phép đối là gì? Có những loại phép đối nào? Tác dụng của chúng là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu về phép đối qua bài viết này nhé.

Phép đối là gì?

Phép đối là kỹ thuật sắp xếp các từ ngữ, cụm từ, hình ảnh, thành phần câu, vế câu song song và cân đối trong diễn đạt, nhằm tạo ra hiệu quả đối lập nhằm thể hiện một ý nghĩa cụ thể.

Tìm hiểu khái niệm phép đối 
Tìm hiểu khái niệm phép đối

Phép đối còn được sử dụng như một biện pháp tu từ, khi ta đảo ngược ý nghĩa thực sự của từ, cụm từ hay câu, nhằm tăng tính hài hước hoặc gây ấn tượng cho người đọc, người nghe.

Ví dụ về phép đối

Câu tục ngữ: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”

Sử dụng phép đối thanh bằng >< trắc với nhau, 2 từ đối là thật >< lòng.

Phép đối trong câu tục ngữ này thể hiện sự so sánh, đối chiếu để khẳng định về bài học “Thuốc có đắng mới chữa được bệnh. Lời nói thật thà thì thường khó nghe”.

Tác dụng của phép đối

  • Gợi lên sự phong phú về ý nghĩa thông qua sự tương phản và tương đồng.
  • Tạo nên sự hài hoà về âm điệu và thanh điệu.
  • Tạo ra sự hoàn chỉnh & dễ thuộc.
  • Trong tục ngữ, phép đối thường được sử dụng để đối chiếu và so sánh, từ đó khẳng định về các bài học và kinh nghiệm trong cuộc sống xã hội hoặc trong hiện tượng tự nhiên.
Tác dụng của phép đối
Tác dụng của phép đối
  • Sử dụng phép đối trong câu tục ngữ có điều kiện nhằm trình bày những nhận định khái quát trong một cách ngắn gọn, cô đọng.
  • Phép đối trong tục ngữ thường có nhịp điệu, vần điệu, sử dụng từ ngữ hùng biện và có cấu trúc ngữ pháp, giúp người đọc dễ nhớ và dễ thuộc.

Các loại phép đối

Phép đối có thể được áp dụng vào nhiều mục đích khác nhau, từ truyền tải thông tin, tạo sự thú vị, tăng tính thuyết phục, cho đến việc tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt.

Phép đối là một phương pháp sắp xếp từ ngữ, cụm từ và câu theo vị trí cân đối nhằm tạo ra hiệu ứng tương tự hoặc tương phản với nhau, nhằm tạo nên một sự cân đối và hài hòa trong diễn đạt, nhằm làm nổi bật một ý nghĩa cụ thể. 

Có 2 loại phép đối chính
Có 2 loại phép đối chính

Có hai loại phép đối chính:

  • Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong cùng 1 câu, 1 dòng

VD: 

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

(Nguyễn Du)

  • Trường đối (bình đối): dòng trên & dòng dưới, đoạn trên & đoạn dưới đối nhau

VD: 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà huyện Thanh Quan)

Đặc điểm của phép đối

  • Số lượng âm tiết của 2 vế đối phải bằng nhau.

VD:

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

(Ca dao)

  • Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).

VD:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn đi đến chốn lao xao

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  • Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa nhau, hoặc cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để tạo ra hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

VD:

Chén rượu đưa hương, say lại tỉnh

Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

  • Về lời: Số lượng âm tiết của 2 vế đối trong câu phải được cân đối.
  • Về thanh: Từ ngữ đối nhau phải có cùng số âm tiết, và trái nhau về thanh điệu, ngữ điệu.
  • Về từ loại: Những từ ngữ đối nhau phải thuộc cùng loại từ (danh từ với danh từ, động từ – tính từ với động từ – tính từ).
  • Về nghĩa: Những từ đối nhau hoặc trái nghĩa, hoặc cùng thuộc 1 trường nghĩa, phải có nghĩa tương đương để bổ sung hiệu quả và hoàn chỉnh.

Phép thế là gì? Có những từ nào? Tác dụng, ví dụ phép thế

Trên đây là những thông tin giải thích về Phép đối là gì, có những loại nào, tác dụng và ví dụ phép đối. Trong phân tích thơ, hãy chú ý tìm kiếm và chỉ ra các phép đối mà tác giả sử dụng để làm nổi bật ý đồ sáng tác cũng như ý nghĩa của bài thơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *