Nhắc đến triết học, ai trong chúng ta cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, “khó nhằn” và chỉ nói về ý nghĩa cao xa, xét những lý lẽ thâm thúy mà người bình thường không thể nào hiểu được. Vậy triết học là gì? Nó có vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào trong đời sống của chúng ta? Hãy để palada.vn giải đáp cho bạn những thắc mắc này nhé!
Tóm tắt
Triết học là gì?
Triết học là một bộ môn truyền tải những nghiên cứu về các vấn đề chung cho đến cơ bản về con người – thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan. Và những vấn đề đó có thể được kết nối lại với chân lý – sự tồn tại – tri thức – giá trị – quy định – ngôn ngữ.
Dựa vào cách mà triết học đã giải quyết các vấn đề này, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được nó với những bộ môn nghiên cứu khoa học khác. Trong đó, nó gây ấn tượng nhất khi thể hiện rõ được tính phê phán, các phương pháp tiếp cận vào bên trong hệ thống chung nhất cũng như sự phụ thuộc của nó sẽ dựa vào tính duy lý ở cách lập luận.
Hiện nay, triết học cũng là một trong những ngành khoa học được đào tạo riêng biệt dành cho các sinh viên và đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các bạn sinh viên trong những trường Đại học – Cao đẳng. Nếu có đam mê với triết học và có mong muốn học chuyên ngành triết học thì các bạn sẽ phải thi khối C học trong 4 năm. Một số trường đào tạo chuyên ngành triết học tương đối nổi tiếng như: Học viện Báo chí Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội,…
Khi sinh viên ngành này tốt nghiệp thì cơ hội việc làm cũng khá rộng mở và có thể làm một số công việc như: Giảng viên môn triết học trong các trường Đại học, Cao đẳng cũng như Trung cấp chuyên nghiệp; làm việc trong ngành xuất bản và báo chí; làm trong lĩnh vực cộng đồng; trong ngành luật pháp; làm nhà điều trị tâm lý và tư vấn.
Triết học tiếng Anh là gì?
Triết học trong tiếng Anh có nghĩa là “Philosophy”. Từ này có nguồn gốc xuất pháp từ tiếng Hy Lạp cổ đại, nghĩa khi dịch ra tiếng Việt sẽ là “tình yêu sâu sắc đối với sự thông thái”. Các thuật ngữ như “triết học” hay “ triết gia” được ra đời cũng là gắn liền với nhà tư tưởng người Hy Lạp tên là Pythagoras.
Triết học Mác Lênin là gì?
Triết học Mác – Lenin hay học thuyết Mác – Lenin là một trong ba bộ phận quan trọng cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lenin do Marx, Engels sáng lập vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19. Sau đó nó đã được Lenin và các nhà macxit khác phát triển mạnh mẽ thêm.
Dòng triết học này ra đời vào những năm 40 của thế kỷ 19 và được gắn liền với những thành tựu khoa học cũng như thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Có thể nói sự ra đời của triết học Mác – Lênin chính là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng của loài người cũng như trong lịch sử triết học.
Triết học Mác – Lenin được hình thành dựa trên hệ thống quan điểm của 2 nhà triết gia Marx, Engels và được Lenin bổ sung thêm sau này. Trong đó Engels là người đã phát triển triết học Marx thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học, phê phán lý thuyết triết học duy tâm, siêu hình cũng như những quan niệm duy vật tầm thường ở những người có mong muốn trở thành những người Mác-xít.
Với những tác phẩm nổi bật như: Chống Đuyrinh, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Biện chứng của tự nhiên, Lut vich Phoi bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,… Engels đã trình bày học thuyết Mác nói chung cũng như triết học Mác nói riêng dưới dạng một hệ thống lý luận chặt chẽ.
Ngoài ra những ý kiến bổ sung và giải thích thêm của Engels sau khi Mác qua đời đối với vài luận điểm của ông trước đây cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác.
Triết học ra đời khi nào?
Về nguồn gốc xuất phát, theo nhiều tư liệu thì triết học được ra đời ở cả phương Đông lẫn phương Tây từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 6 TCN, tại các quốc gia có nền văn minh cổ đại như: Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
Tại phương Tây, khái niệm triết học được xuất hiện lần đầu tiên tại Hy Lạp với tên gọi là φιλοσοφία (philosophia) có thể hiểu là “”love of wisdom” – “tình yêu dành cho sự thông thái” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp có tên Pythagoras. Với người Hy Lạp thì triết học mang tính định hướng rất cao đồng thời nó cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm những chân lý mới của con người.
Ở Trung Quốc thì thuật ngữ triết học lại được bắt nguồn từ chữ “triết” và được hiểu là sự tìm kiếm bản chất của đối tượng, là trí tuệ cũng như sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, thì triết học được viết là “darshanas” mang hàm ý tri thức hình thành dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt chúng ta đến với lẽ phải.
Tóm lại, ngay từ đầu, dù cho là triết học phương Đông hay phương Tây thì triết học cũng đều là hoạt động mang tính tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của mỗi con người và tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức trong xã hội. Như vậy bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi triết học ra đời sớm nhất ở đâu rồi đúng không nào?
Triết học nghiên cứu những vấn đề gì?
Triết học là bộ môn chuyên nghiên cứu về những vấn đề chung cũng như cơ bản liên quan đến con người, thế giới quan và vai trò, vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có thể kết nối với chân lý, sự tồn tại, tri thức, giá trị, quy luật, ý thức và cả ngôn ngữ.
Học triết học để làm gì?
Thực chất triết học có vai trò như thế nào đối với đời sống con người hay nói một cách khác hơn thì người ta cần tìm kiếm điều gì ở triết học? Theo nhiều nghiên cứu thì có 2 lý do khiến người ta cần biết đến triết học:
- Đầu tiên, triết học sẽ cung cấp cho chúng ta năng lực tư duy trừu tượng trong những hoạt động cần đến nhận thức và cải tạo thế giới.
- Thứ hai, triết học là nền tảng khoa học chính xác cung cấp cho chúng ta nội dung cũng như những tri thức triết học; nhờ vậy mà tư duy của con người có thể tạo ra một trí tưởng tượng tích cực hơn trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.
Mâu thuẫn triết học là gì?
Mâu thuẫn chính là những sự liên hệ, tác động qua lại của các mặt đối lập bên trong một sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và có tính phổ biến vì nó tồn tại bên trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, giai đoạn, quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội, tư duy.
Triết học ra đời trong điều kiện nào?
Có thể nói triết học được ra đời trong điều kiện kinh tế – xã hội – chính trị. Cụ thể như sau:
Về phương diện kinh tế – xã hội
Từ đầu thế kỷ 19 nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu bước vào thời kỳ sung mãn nhất. Xuất phát từ bối cảnh này nó lại nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội tại giữa đội ngũ sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ. Mâu thuẫn này được thể hiện về mặt chính trị xã hội, đơn cử là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Về phương diện chính trị
Giữa thế kỷ 19 nước Đức vẫn là 1 quốc gia phong kiến với nền sản xuất lạc hậu, giai cấp quý tộc phong kiến Phổ thời ấy đã sử dụng nhiều biện pháp cai trị rất khắc nghiệt làm cho nước Đức dần rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Từ chính hiện thực này mà triết học Mác đã ra đời với tư cách là học thuyết của giai cấp cách mạng, xóa bỏ trật tự của xã hội cũ tiến đến xây dựng xã hội mới.
Triết học và triết lý la gì?
Triết học là đi tìm tòi những quy luật chung nhất, bao quát nhất của tự nhiên cũng như xã hội còn triết lý lại khác. Nếu triết học là đánh giá về những lý luận khách quan thì triết lý chỉ là những lý lẽ chủ quan do vậy sự đúng hoặc sai có thể do góc nhìn của mỗi người và nó hoàn toàn không liên quan đến triết học.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu triết học là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong đời sống của chúng ta.