Nhân viên kinh doanh là vị trí được tuyển dụng nhiều và liên tục trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nhân viên kinh doanh là gì và các yêu cầu, kỹ năng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề này trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh, chuyên viên kinh doanh là người đảm nhận các công việc như xây dựng chiến lược, tiếp thị, quản lý… nhằm đẩy mạnh doanh thu bán hàng và mang lại lợi nhuận cho công ty.
Nói một cách đơn giản, nhân viên kinh doanh chính là người giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Vị trí này có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty nên nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Đối với sinh viên mới ra trường, bên cạnh các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng còn cung cấp thông tin chi tiết về bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh có thể làm việc trong các ngành nghề, sản phẩm khác nhau, nhưng bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh vẫn có nhiều điểm chung như:
- Giới thiệu, tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng
- Xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng
- Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là liên hệ với khách hàng tiềm năng thông qua cold-calling (tiếp thị, chào hàng qua điện thoại)
- Giải quyết các vấn đề và khiếu nại của khách hàng
- Đạt được chỉ tiêu doanh số bán hàng đã đề ra
- Nhân viên kinh doanh cần phối hợp bán hàng liên kết với các thành viên trong nhóm và bộ phận khác.
- Phân tích thị trường, theo dõi doanh số và báo cáo
- Báo cáo về nhu cầu, sở thích của khách hàng, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và phân tích tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ mới cho cấp quản lý là nhiệm vụ nhân viên kinh doanh.
8 kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh
Kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu đối với nhân viên kinh doanh. Khiếu ăn nói giúp bạn đàm phán, thuyết phục và thỏa thuận tốt hơn với khách hàng. Ngoài ra, giao tiếp tốt còn giúp bạn tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và khai thác tối đa tiềm năng của họ.
Có vốn hiểu biết và khả năng phán đoán tốt
Bên cạnh sự am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công ty, nhân viên kinh doanh cần có vốn hiểu biết nhất định về kinh tế, xã hội.
Mỗi khách hàng đều có đặc điểm tính cách, hành vi, nhu cầu khác nhau, bạn cần có sự phán đoán nhạy bén để dẫn dắt, thuyết phục và giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ.
Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị
Trước mỗi cuộc trao đổi, tư vấn với khách hàng, nhân viên kinh doanh nên có sự chuẩn bị trước cho mọi tình huống, vấn đề có thể phát sinh để công việc diễn ra suôn sẻ.
Kỹ năng hợp tác tốt
Một kỹ năng của nhân viên kinh doanh quan trọng không kém là sự kết nối, hợp tác với khách hàng để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Đừng chỉ mải mê giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, mà hãy để khách hàng cảm thấy mình là một phần quan trọng đối với công ty của bạn. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách giữa bạn với khách hàng, tạo sự tin tưởng và tăng cơ hội hợp tác với công ty.
Luôn giữ vẻ ngoài chỉn chu và nụ cười trên môi
Ngoại hình ưa nhìn và nụ cười tươi là điểm cộng khi nhân viên kinh doanh gặp gỡ khách hàng lần đầu tiên. Họ sẽ cảm thấy bạn là người cởi mở, thoải mái, lịch sự và có hứng thú nói chuyện hơn.
Kỹ năng kiếm tiền
Đây là tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh thành công hay thất bại. Bạn cần phải giúp khách hàng tiết kiệm và kiếm được nhiều tiền hơn. Bằng cách đó, bạn có thể đặt ra tình huống cho khách hàng: “Nếu không có sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn thì khách hàng sẽ tổn thất bao nhiêu tiền?”, “Nếu khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn thì sẽ thu được bao nhiêu tiền?”.
Một nhân viên kinh doanh thông minh cần đưa ra con số cụ thể, cách giải quyết vấn đề rõ ràng để khách hàng thấy được tầm quan trọng của sản phẩm, dịch vụ.
Chịu được áp lực cao
Nhân viên kinh doanh phải có tinh thần thép để đối đầu với các áp lực trong công việc như doanh số, phản ứng khách hàng.
Có bản lĩnh lớn
Đây là tố chất cần có trong hướng dẫn làm nhân viên kinh doanh thành công. Bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cái “lắc đầu”, lời từ chối, thậm chí là thái độ thiếu thiện cảm từ khách hàng.
Để khách hàng thay đổi thái độ và mua hàng, bạn cần chào hàng 10, 20 lần, thậm chí là hơn. Nếu không có bản lĩnh và sự kiên trì thì bạn sẽ gục ngã ngay từ giai đoạn bắt đầu.
Lương của nhân viên kinh doanh cao không?
Lương nhân viên kinh doanh thường được chia làm hai loại là lương cứng và lương mềm. Trong đó, lương cứng là thu nhập cố định hàng tháng nếu đạt đủ KPI cho nhân viên kinh doanh. Lương mềm là khoản hoa hồng sau khi bán hàng hoặc ký hợp đồng thành công.
Do đó, mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh là nâng cao doanh số để cải thiện thu nhập.
Dưới đây là bản khảo sát mức lương của nhân viên kinh doanh:
- Nhân viên kinh doanh mới vào nghề: từ 4-8 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên kinh doanh có 1-3 năm kinh nghiệm: từ 5-12 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên kinh doanh có 3-5 năm kinh nghiệm: từ 6-20 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, đây chỉ mức lương tham khảo, nếu bạn có kỹ năng tốt, đạt được doanh số cao thì hoàn toàn có thể nhận được mức thu nhập cao hơn nhiều lần.
Qua bài viết trên đây chắc chắn bạn đã có cái nhìn tổng quan về việc làm nhân viên kinh doanh và các kỹ năng cần có để trở thành nhân viên xuất sắc. Nếu bạn là người thích thử thách, cầu tiến và kiên trì thì đây chính là nghề nghiệp thích hợp với bạn.