Giá vốn hàng bán là gì? Nó gồm những khoản gì và cách tính như nào chuẩn nhất. Bài dưới đây là tất tần tật kiến thức về giá vốn hàng bán hàng mà người làm kinh doanh cần phải nắm rõ.
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán tiếng Anh là Cost of goods sold. Đây là một trong những loại chi phí được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán được xác định dựa trên: Chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, dịch vụ,… được đầu tư trong 1 thời gian cụ thể.
Giá vốn hàng bán là gì?
Hay hiểu một cách đơn giản thì đây là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Sự hình thành giá vốn bán hàng được phân biệt ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như:
Giá vốn hàng tại thời điểm mua hàng hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
Với các công ty thương hiệu, giá vốn hàng bán chính là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho, bao gồm giá mua từ nhà cung cấp, phí vận chuyển, VAT, bảo hiểm,…
Còn với công ty sản xuất, thì tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo ra thành phẩm.
Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ vào các quy định theo bên hợp đồng cung cấp. Bởi vì một số nhà cung cấp các khoản phí như phí vận chuyển, bảo hiểm, phí,… vào giá bán hàng.
Vì vậy, giá vốn hàng bán chính là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong quá trình kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên kế toán giá vốn hàng bán.
Tóm tắt
- 1 Giá vốn hàng bán gồm những gì?
- 2 – Với những đơn vị sản xuất
- 2.1 – Cách tính giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- 2.2 – Cách tính giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp thương mại dịch vụ
- 2.3 – Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp giá thực tế đích danh
- 2.4 – Cách tính giá vốn hàng bán nhập trước xuất trước
- 2.5 – Cách tính giá vốn hàng bán nhập sau xuất trước
- 2.6 – Cách tính giá vốn hàng bán bình quân gia quyền cuối kỳ
- 2.7 – Cách tính giá vốn hàng bán bình quân gia quyền theo thời điểm
- 2.8 – Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp giá bán lẻ
- 3 Ý nghĩa của giá vốn
Giá vốn hàng bán gồm những gì?
– Với doanh nghiệp thương mại
Tại doanh nghiệp thương mại thì giá vốn hàng bán chỉ gồm các chi phí mua những mặt hàng đã bán ra đã được hạch toán. Các khoản chi phí đó bao gồm:
- Chi phí hàng hóa: Chi phí mua hàng hóa tại các nhà sản xuất với giá gốc.
- Chi phí vận chuyển: Phí vận chuyển hàng từ nơi cung cấp về các cửa hàng hoặc các kho hàng, đại lý. Chi phí này thường được tính theo trọng lượng hàng hóa và số lượng hàng hóa. Nhưng, tùy theo điều khoản trong hợp đồng chi phí này có thể được tính dựa trên khoảng cách hoặc các yếu tố khác.
Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa: Chi phí bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nhà cung cấp đến nơi nhận hàng. Hiện nay, bảo hiểm cho hàng hóa tiêu chuẩn thường tốn 1% giá trị hàng hóa và vận chuyển.
- Chi phí kho: Chính là chi phí bỏ ra để thuê kho, bãi để hàng nhập về. Ngoài ra, những mặt hàng tồn kho cũng được lưu trữ tại đây.
- Thuế: Gồm thuế nhập khẩu và thuế VAT. Nếu như nhập hàng từ nước ngoài về, thuế chính là một khoản bắt buộc.
– Với những đơn vị sản xuất
Các khoản chi phí của đơn vị sản xuất bao gồm:
- Chi phí nhân viên xưởng: Các khoản để chi trả tiền lương, phụ cấp cho nhân viên quản lý, bộ phận sản xuất và phụ cấp tiền ăn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
- Chi phí vật liệu: Vật liệu sửa chữa, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, bảo dưỡng tài sản cố định, chi phí lán trại tạm thời,…
- Chi phí sản xuất: Gồm các chi phí dịch vụ mua bên ngoài để phục vụ cho các hoạt động sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí nước, điện thoại,…
Còn giá vốn hàng bán của doanh nghiệp vận tải là toàn bộ chi phí trực tiếp cấu thành nên sản phẩm khi xuất xưởng và khi nhập kho thành phẩm.
Cách tính giá vốn hàng bán
Các doanh nghiệp đều có đặc thù khác nhau nên cách tính giá vốn hàng bán và giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Để tính chính xác giá trị này thì bạn cần đi vào chi tiết từng loại hình doanh nghiệp.
– Cách tính giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Giá vốn hàng bán định khoản của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm thành phẩm của doanh nghiệp hình thành qua quá trình sản xuất, chi phí lao động sống, lao động vật hóa. Tiêu biểu như: Phí vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm, hao hụt, phí nhân công, phí sản xuất các công đoạn,…
Các cách tính giá vốn hàng bán
– Cách tính giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Cách tính giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ đơn giản hơn so với doanh nghiệp sản xuất. Các hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là hoàn tất quá trình lưu thông hàng hóa. Do vậy khi tiêu thụ hàng hóa, từng phần giá sẽ được đưa vào sản phẩm theo quy định của mỗi doanh nghiệp.
– Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này, các sản phẩm, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy giá nhập kho của lô hàng đó để tính ra giá trị xuất kho.
Phương pháp này được tính dựa vào giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào và từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên nó chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc có mặt hàng ổn định. Do vậy, đây cũng là phương pháp có độ chính xác cao, giá trị của hàng tồn kho cũng được tính chính xác.
Tuy vậy, nếu doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp này thì cần phải tổ chức kho vận khắt khe.
– Cách tính giá vốn hàng bán nhập trước xuất trước
Tính giá vốn hàng bán theo công thức này đó là hàng nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá của lần nhập đó là giá của hàng hóa xuất kho. Còn những hàng hóa tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo giá của hàng lần nhập kho sau cùng.
Công thức này yêu cầu doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng, phức tạp, nên chỉ phù hợp với các loại hàng có hạn sử dụng và ở các cửa hàng điện máy. Tuy nhiên, khi tính theo công thức này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tính được trị giá vốn hàng xuất kho trong từng lần xuất hàng, đảm bảo cung cấp các số liệu kịp thời. Ngoài ra, trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ sát với giá thị trường của mặt hàng đó hơn, giúp cho báo cáo kế toán có ý nghĩa tế hơn.
– Cách tính giá vốn hàng bán nhập sau xuất trước
Tính giá vốn theo cách nhập sau xuất trước
Hiện nay, cách tính này rất ít khi được sử dụng do không thực tế và trong thông tư 200 cũng đã bỏ phương pháp này. Tuy nhiên, Nhật và Mỹ là hai nước còn chấp nhận cách tính này.
Cách tính giá vốn hàng bán theo cách này có nhược điểm là định giá hàng tồn kho không được tin cậy, đặc biệt là trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và lỗi thời với giá hiện hành.
– Cách tính giá vốn hàng bán bình quân gia quyền cuối kỳ
Với công thức này, kế toán sẽ tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm cuối kỳ hoặc thời điểm xuất kho. Kế toán sẽ căn cứ vào số tồn đầu kỳ rồi lấy số lượng hàng hóa xuất nhân với đơn giá bình quân đã tính.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này buộc doanh nghiệp phải đảm bảo thông tin số hàng tồn kho tuyệt đối chính xác, sai một con số cũng sẽ dẫn đến giá vốn bán hàng sai và không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng.
Theo phương pháp này, mỗi lần nhập hàng giá vốn sẽ được tính lại theo công thức:
Đơn giá xuất kho bình quân của một loại sản phẩm = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ / Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ.
– Cách tính giá vốn hàng bán bình quân gia quyền theo thời điểm
Với cách tính này chúng ta sẽ tính giá vốn hàng bán sau khi nhập hàng hóa, thường được sử dụng ở các doanh nghiệp ít hàng tồn kho hoặc có lưu lượng nhập – xuất ít. Do, cách tính này phải xác định lại giá trị thực của hàng trong kho và giá đơn vị bình quân nhiều lần.
Tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền
Công thức tính giá vốn hàng bán bình quân gia quyền như sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = Giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất kho thứ i / Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i.
– Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp giá bán lẻ
Khi giá trị hàng tồn kho có số lượng lớn, các mặt hàng lại thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự thì người ra sử dụng cách tính này.
Giá gốc của hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ này tính đến cả việc các mặt hàng bị hạ giá thấp hơn giá bán ban đầu. Do vậy, mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.
Còn chi phí mua hàng trong kỳ sẽ được tính cho mặt hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ. Tùy vào tình hình của từng doanh nghiệp mà lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng.
Ý nghĩa của giá vốn
Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán là gì?
Vậy ý nghĩa của giá vốn hàng bán là gì? Thị trường hiện nay luôn biến động không ngừng nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể sản xuất hoặc nhập hàng hóa ổn định. Ví dụ, hôm nay doanh nghiệp nhập một lô hàng áo phông, mỗi chiếc có giá 50.000 nghìn đồng. Một thời gian sau nhập tiếp thì giá đã tăng lên 55.000 đồng/1 chiếc. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý, và định giá bán ra. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân loại và xác định giá vốn hàng bán.
Do vậy ý nghĩa giá vốn hàng bán là giúp doanh nghiệp biết được hiệu quả hoạt động của công ty trong việc quản lý lao động cũng như nhà cung ứng trong quá trình sản xuất.
Như vậy, qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được giá vốn hàng bán là gì. Qua đó, ta cũng có thể thấy được đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm và phải hiểu cách tính giá vốn hàng bán.