Thức khuya là gì? Tác hại của việc thức khuya

Trên thế giới hiện nay đặc biệt là ở nhóm những người trẻ tuổi thì việc đi ngủ muộn đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí được coi là chuyện bình thường. Các nguyên nhân thức khuya thì ngày một nhiều lên: vì công việc, vì học tập, thức tới sáng để cày film, chơi điện tử… Họ vô tư không biết đến tác hại của thức khuya đến sức khỏe của bản thân như thế nào. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem thức khuya bị gì không trong bài viết sau nhé.

Thức khuya là gì?

tác hại của thức khuya
Thức khuya có tốt không

Để có thể định nghĩa thức khuya là gì thì thật sự khó, bởi vì mỗi người lại có một đồng hồ sinh học riêng. Có những người từ 21h đã bắt đầu buồn ngủ, người khác thì phải 22h, 23h. Vì vậy trong giới hạn của bài viết này, chúng mình sẽ lấy một mốc thời gian đó là 21h để đánh dấu việc bạn đi ngủ muộn sau khung giờ này là thức khuya.

Điều gì xảy ra trong cơ thể nếu chúng ta không thức khuya?

Trước khi đến với những tác hại của việc thức khuya, để xem thức khuya có hại gì thì chúng ta thử điểm qua những lợi ích của việc ngủ sớm nhé.

– Từ 21h đến 23h là quãng thời gian h.ệ mi.ễn dị.ch bài đ.ộ.c (đ.à.o th.ải ch.ất đ.ộ.c), lúc này nên giữ cơ thể trong trạng thái yên tĩnh hoặc nghe những thể loại âm nhạc thư giãn.

– Từ 23h đến 1h sáng là quãng thời gian th.ải đ.ộ.c của g.a.n. Quá trình này cần tiến hành trong khi ngủ say.

– Từ 1h đến 3h sáng là thời gian th.ải đ.ộ.c của m.ậ.t, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say. Như vậy người thường xuyên thức khuya đến ngày hôm sau sẽ vô tình bỏ qua hai quá trình này.

– Từ 3h đến 5h sáng là thời gian th.ải đ.ộ.c của ph.ổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang bị ho, viêm phổi lại hay ho dữ dội vào khoảng thời gian này, bởi hoạt động th.ải đ.ộ.c đã chạy đến ph.ổi. Vì thế, không nên dùng thuốc kháng ho trước khi đi ngủ để tránh gây cản trở việc đào th.ải các ch.ất đ.ộ.c h.ạ.i trong người vào lúc này.

– Từ 5h đến 7h là khoảng thời gian ruột già th.ải đ.ộ.c, cho nên chúng ta cần đi toilet vào lúc này. Những người thức khuya thường khó mà dậy vào khung giờ này cho nên những chất cặn bã sẽ không được thải ra ngoài mà lưu lại trong cơ thể.

– Từ 7h đến 9h là lúc ru.ột n.o.n hấp thụ chất dinh dưỡng được nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải đi.ều t.r.ị bệ.nh tốt nhất là nên ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì có thể ăn trước 7h sáng.

Như vậy chúng ta có thể thấy được những lợi ích của việc ngủ sớm như sau:

– Từ nửa đêm cho đến 4h là thời gian t.ủ.y số.ng tạo m.á.u, nên cần phải ngủ say.

– Trạng thái ngủ từ 0h đến 1h sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi, giúp tinh thần sảng khoái, có được dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm đó thì cơ thể đã chìm vào giấc ngủ sâu.

– Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất giúp tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Những người hay thức khuya thì cơ thể sẽ rút ngắn hoặc thậm chí bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ trở nên suy sụp thấy rõ.

– Vào ban đêm, tuyến yên tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển. Khung giờ quan trọng nhất đó là từ 22h đến 1h sáng và từ 5h đến 7h sáng. Chỉ khi bạn ở trong trạng thái ngủ, cơ thể mới có thể tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Vì vậy trẻ thức khuya khó mà đạt được chiều cao tối ưu ở tuổi trưởng thành.

Tác hại của thức khuya

tác hại của thức khuya
Ảnh chế thức khuya

Muốn biết cụ thể thức khuya có tác hại gì thì chúng ta hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

Nguy cơ c.a.o hu.yết á.p

Trong một nghiên cứu trên tạp chí Chronobiology International, các nhà nghiên cứu phát hiện một trong những hậu quả của thức khuya là những người hay đi ngủ muộn có nguy cơ bị c.a.o huy.ết á.p cao hơn 30% so với người ngủ đúng giờ. 

Ngoài ra thì lối sống như ăn uống không lành mạnh hoặc lười thể dục có thể góp phần làm tăng huyết áp của những đối tượng này. 

Thức khuya quá nhiều có thể làm tăng cân

ăn khuya sẽ làm cân nặng nhanh tăng
Hậu quả thức khuya đáng sợ – tăng cân

Ăn vặt khi làm việc khuya là điều rất phổ biến. Bạn sẽ vô thức nạp nhiều năng lượng hơn bạn nghĩ vào ban đêm. Bạn thậm chí còn có thể ăn những món ăn nhanh hấp dẫn như gà rán, khoai tây chiên trong khi bỏ qua những món lành mạnh như trái cây, rau quả.

Nguy cơ mắc bệ.nh ti.ểu đư.ờng

Một nghiên cứu cho thấy các vấn đề sức khỏe như lượng đường trong m.á.u cao có liên quan đến những người thường xuyên thức khuya. Mặc dù nghiên cứu được thực hiện với quy mô nhỏ, nhưng kết quả cho thấy những đi ngủ muộn có nhiều khả năng có lượng đường trong máu cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên.

Đi ngủ muộn làm tăng nguy cơ mắc bệ.nh t.im 

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn duy trì một lịch ngủ khá đều đặn trong suốt cả tuần và chỉ ngủ muộn vào cuối tuần? Như vậy thức đêm có hại gì không? Một nghiên cứu cho thấy thói quen này vẫn có khả năng gây hại cho sức khỏe, cụ thể là nó có thể ảnh hưởng tới t.i.m. Cứ mỗi khi bạn thay đổi lịch trình của giấc ngủ, nguy cơ mắc bệnh t.i.m sẽ tăng 11%.

Dễ mắc bệ.nh tr.ầm c.ả.m

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Depression and Anxiety, những người thường xuyên thức tới sáng có nhiều khả năng bị tr.ầm c.ả.m và r.ố.i lo.ạn l.o â.u hơn so với những người đi ngủ sớm. Những người hay thức khuya cũng có nhiều khả năng dễ bị thay đổi tâm trạng suốt cả ngày và thường cảm thấy khá mệt mỏi vào buổi sáng.

Nguy cơ t.ử vo.ng cao hơn

Trong một bài báo trên tạp chí Chronobiology International, các nhà nghiên cứu đã theo dõi khoảng 500.000 người từ 30 đến 73 tuổi trong sáu năm rưỡi. Sau một thời gian, họ phát hiện những người hay thức khuya có nguy cơ t.ử vo.ng cao hơn 10% so với những người ngủ sớm và dậy sớm. Nguyên nhân đó là những người này có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe như ti.ểu đư.ờng, các vấn đề th.ần ki.nh và r.ố.i lo.ạn h.ô h.ấ.p. 

Trí nhớ sa sút

thức khuya làm trí nhớ kém đi
Không chỉ người lớn mà trẻ em thức khuya có tốt không?

Những người hay làm việc khuya rất có thể sẽ bị phản tác dụng. Việc này thường kéo theo tình trạng thiếu ngủ, có hại cho trí nhớ dài hạn và tác động vô cùng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của não bộ. Nếu không thật sự cần phải giải quyết công việc quan trọng, bạn không nên đánh đổi sức khỏe để lấy một số tiền nhỏ.

Sạm da

Sau một đêm thức khuya thậm chí thức tới sáng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy da bị sạm và khô hơn. Bởi thức khuya làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải độc khiến độc tố tích tụ lại trong da, do đó khiến da bị sạm đen. Bên cạnh đó, thức khuya còn khiến làn da không có thời gian tự sửa chữa cũng như là phục hồi do tác hại của ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, gió…

tác hại của thức khuya
Thức khuya quá nhiều sẽ bị gì?

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng nguy cơ u.n.g t.h.ư v.ú

Thức khuya quá nhiều làm gián đoạn hoạt động của tu.yến y.ê.n và buồ.ng trứ.ng, làm giảm nồng độ các hormone estrogen, progesterone, từ đó có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Không những vậy tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến việc ham muốn và tăng nguy cơ mắc u.n.g t.h.ư v.ú.

Trà xanh là gì? Ám chỉ ai? Giải nghĩa trà xanh cộng đồng mạng

Như vậy có thể thấy là dù cho cuộc sống có bận rộn hay nhu cầu giải trí chưa được thỏa mãn, các bạn cũng nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh những tác hại của thức khuya đã nói ở trên. Đây không phải là thói quen tốt, chúng ta nên nên thay đổi để có được sức khỏe ổn định hơn. Chúc các bạn khỏe mạnh và thoát khỏi kiếp gấu trúc nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *