Bị tê tay khi lái xe máy có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Khi lái xe đạp hoặc xe máy thời gian dài, nhiều người sẽ bắt đầu cảm thấy tê mỏi và yếu ở bàn tay. Theo thời gian, các triệu chứng này trở nên rõ rệt và xảy ra sớm hơn, đòi hỏi người lái xe phải thường xuyên dừng lại hay thay đổi tư thế cầm lái. Vậy thì triệu chứng bị tê tay phải khi lái xe máy có nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng mình nhé.

Nguyên nhân nào khiến đi xe máy bị tê tay?

Bị tê tay phải khi lái xe máy

Hiện tượng bị tê tay khi lái xe máy xảy ra do áp lực quá mức lên dây thần kinh ở vùng cổ tay. Khi bàn tay của bạn bị gập trong thời gian dài lúc cầm lái gây áp lực lên khu vực cổ tay sẽ dẫn đến hiện tượng tê bì, đau mỏi chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và phân nửa ngón đeo nhẫn. Hiện tượng chạy xe máy bị tê tay này gây nên sự chèn ép dây thần kinh giữa đi qua đoạn cổ tay hay còn được gọi là hội chứng ống cổ tay.

Bệnh gout nên ăn gì? Biểu hiện bệnh gout và cách phòng chống

Đi xe máy bị tê tay có nguy hiểm hay không?

Bạn có biết đi xe máy bị tê tay là bệnh gì không?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý khá phổ biến, gây đau mỏi, tê nhức ở cổ tay và cả bàn tay. Ước tính có khoảng 4 đến 5% số người bị hội chứng ống cổ tay trên toàn thế giới. Dân số dễ mắc bệnh nhất là những người thuộc lứa tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, bệnh nhân nữ chiếm từ 65% đến 75% trong tất cả các trường hợp bị mắc hội chứng ống cổ tay.

Những người có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay cao bao gồm béo phì, hoạt động cổ tay trong một tư thế kéo dài ví dụ như lái xe máy, mang thai, di truyền và viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng của bệnh có thể khác nhau với từng người. Theo đó, hội chứng này được phân loại khác nhau thành các mức độ nhẹ, trung bình và cuối cùng là nghiêm trọng. Cảm giác đau có thể dẫn đến việc giảm sức mạnh cầm nắm và chức năng tay. Sự chèn ép thần kinh giữa của hội chứng ống cổ tay nếu diễn ra trong một thời gian dài liên tục sẽ gây teo cơ ở ngón tay cái. Trong khi đó ngón tay cái đóng vai trò thực hiện các chức năng quan trọng nhất của cả bàn tay.

Nước ta là quốc gia có rất đông dân số sử dụng xe máy. Bị tê tay khi đi xe máy thường do nguyên nhân hội chứng ống cổ tay. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1% người trong độ tuổi lao động và chính là nguyên nhân gây đau tay phổ biến nhất.

Hơn 80% bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay có đáp ứng tích cực với các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật. Trong đó, các biện pháp hướng đến thay đổi thói quen sinh hoạt là rất quan trọng.

Bóng đè là gì? Lý giải hiện tượng bị bóng đè

Khắc phục đi xe máy bị tê tay như thế nào?

Cách khắc phục khi chạy xe máy bị tê tay

Nếu thường xuyên lái xe máy bị tê tay thì các bạn cũng đừng lo vì chúng ta có khá nhiều cách để khắc phục tình trạng này:

Chọn xe phù hợp tránh tê tay khi chạy xe máy

Một chiếc xe máy không thật sự phù hợp với chiều cao, vóc dáng của người lái xe có thể là nguyên nhân của cơn đau nhức. Bạn có thể gặp phải những cơn đau nhức khi lái xe, bao gồm cả đau ở bàn tay và cổ tay. Nếu bạn có thói quen ngồi chồm người về phía trước khi lái xe thì có thể dẫn đến sự gia tăng áp lực với cổ tay và bàn tay. Yên xe quá cao cũng dẫn đến việc phân phối trọng lượng cơ thể không cân đối khi điều khiển xe.

Mang găng tay khi lái xe

Chuyển động của xe máy tạo ra sự rung lắc có thể gây áp lực cho các dây thần kinh và cũng khiến bạn phải cầm lái chặt hơn bình thường. Chính việc nắm quá chặt góp phần gây nên gia tăng áp lực ở cổ tay và gây tê tay nhất là với tay phải. Đeo găng tay có đệm ở vùng mặt lòng bàn tay có thể giúp cải thiện triệu chứng bị tê tay phải khi lái xe máy.

Điều lưu ý là găng tay cần phải vừa vặn, không quá chật vì có thể gây ra tình trạng giảm tưới máu cho tay. Găng tay quá rộng khiến bạn phải cầm lái chặt hơn cũng sẽ gây ra tê tay.

Giật lông mày trái ở nam, nữ theo giờ là điềm gì? Có tốt không?

Dùng đệm làm cho tay nắm trở nên vừa vặn

Bạn có thể sử dụng các miếng bọc tay sao cho vừa vặn với nắm tay của bạn và giúp giải phóng các điểm áp lực ở trên lòng bàn tay. Hãy đảm bảo rằng tay phanh còn hoạt động tốt. Ngoài ra, khoảng cách từ cần phanh đến tay nắm cũng có thể gây ra áp lực không cần thiết cho tay khi cần bóp phanh.

Điều chỉnh độ rung lắc cho xe

Hãy nhớ rằng giảm độ rung lắc khi xe di chuyển là vấn đề quan trọng. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng hệ thống phuộc nhún trên chiếc xe của mình được điều chỉnh đúng và áp suất lốp xe là vừa phải, không nên bơm xe quá căng.

Điều chỉnh vị trí nếu tay bị tê khi chạy xe

Hãy thay đổi vị trí của bàn tay trong suốt chuyến đi để tránh việc tạo áp lực duy trì lên cổ tay của bạn trong suốt thời gian hành trình. Cần chú ý thư giãn khuỷu tay trong khi cầm lái, tránh dẫn truyền các rung lắc từ cổ lái lên hai tay.

Bàn chân, bàn tay và mông là ba vị trí cơ thể tiếp xúc với xe máy. Điều cần thiết là phải cảm nhận từng vị trí để bạn không cảm thấy khó chịu khi lái xe.

Tóm lại, bị tê tay phải khi lái xe máy thường do nguyên nhân hội chứng ống cổ tay gây ra. Đây là một bệnh lý gây ra bởi các vận động khiến gia tăng áp lực vùng cổ tay và chuyển động lặp đi lặp lại dẫn đến bị quá tải cơ sinh học cho vùng cổ tay. Các vấn đề thay đổi thói quen sinh hoạt khi cầm lái mà chúng mình nêu trên sẽ giúp bạn cải thiện phần nào tình trạng đi xe máy bị tê tay. Tuy nhiên hãy lưu ý là nếu cơn đau xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng 8 ki lô mét đầu tiên của chuyến đi, thì đó là dấu hiệu không bình thường và bạn nên đi khám bác sĩ.

Điều đáng mừng là đến hơn 80% những người mắc hội chứng ống cổ tay có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không cần đến phẫu thuật. Tuy nhiên, 80% trường hợp có khả năng tái phát các triệu chứng này trong vòng một năm.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật gồm có vật lý trị liệu, mang nẹp cổ tay, uống thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt, tiêm thuốc vào vị trí cổ tay. Các bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật khi các biện pháp điều trị thất bại hoặc mức độ bệnh diễn biến từ trung bình – nặng. Sau đây là những lý do các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật sau khi thất bại với các liệu pháp trên.

Đầu tiên là phương pháp điều trị không phẫu thuật cho hội chứng ống cổ tay thường sẽ không làm giảm sưng và đau lâu dài.

Thứ hai, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành kiểm tra điện sinh lý của dây thần kinh giữa để xem bệnh nhân đó có mắc hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình và nặng hay không.

Thứ ba, khi có hiện tượng teo cơ vùng bàn tay nhất là ở vùng ngón tay cái, sức cầm nắm bị suy giảm chứng tỏ ở đây có sự chèn ép nghiêm trọng dây thần kinh giữa.

Cuối cùng, các bác sĩ khuyên là có thể khuyên người bệnh nên thực hiện phẫu thuật khi các triệu chứng đã kéo dài hơn sáu tháng mà không giảm bớt.

Vừa rồi là những chia sẻ về hiện tượng bị tê tay phải khi lái xe máy. Hi vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được đi xe máy bị tê tay là bệnh gì cũng như là biết cách khắc phục hội chứng này. Chúc các bạn độc giả áp dụng thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *