Bệnh gout nên ăn gì? Biểu hiện bệnh gout và cách phòng chống

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến việc điều trị và phòng ngừa bệnh gout tái phát. Hãy cùng tìm hiểu bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì trong bài viết sau đây nhé!

Khái niệm về bệnh Gout

Bệnh gout (thống phong) là bệnh rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu, lâu dần tích tụ và lắng đọng thành các tinh thể urat (muối của axit uric) ở các khớp, gây ra tình trạng viêm nhiễm và sưng đau.

Bệnh gout gây sưng đau các khớp
Bệnh gout gây sưng đau các khớp

Nếu tinh thể urat lắng đọng ở các khớp lâu ngày sẽ gây đau đớn, có thể dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận thì sẽ gây ra các bệnh lý về thận như viêm thận, sỏi thận… Bệnh gout thường gặp nhiều ở nam giới trong độ tuổi 40 trở lên và gây ra những cơn đau cấp, tái phát nhiều lần.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Gout

Các biểu hiện bệnh gout cấp và mãn tính thường gặp ở người bệnh:

  • Đau khớp dữ dội: Bệnh gout thường đau ở những khớp lớn trên ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay… Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức dữ dội, đột ngột như kim châm ở các khớp, nhất là vào ban đêm. Dấu hiệu bị gút ở chân thường gặp ở người mắc bệnh lâu năm hơn là người mới mắc.
  • Cơn đau tái phát theo từng đợt: mỗi đợt đau gout thường kéo dài 5-10 ngày, sau đó sẽ tái phát thường xuyên nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.
  • Sưng đỏ khớp: Tại một số vị trí sẽ xuất hiện tình trạng khớp bị viêm, sưng đỏ, nóng và cứng khớp.
  • Các triệu chứng khác có thể gặp: Sốt cao, ớn lạnh, lạnh run…
Người bệnh gout thường bị đau khớp dữ dội theo đợt
Người bệnh gout thường bị đau khớp dữ dội theo đợt

Triệu chứng gout ở nữ giới tương tự nam giới, tuy nhiên thường có xu hướng phát triển bệnh đầu tiên ở đầu gối, đầu ngón tay, ngón tay, cổ tay. Bệnh gout ở nữ giới và người trẻ thường xuất hiện cơn đau chậm hơn nam giới và dấu hiệu gout nhẹ hơn khá nhiều.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với người bị bệnh gout

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cân bằng nồng độ axit uric, góp phần kiểm soát cơn đau và hạn chế các tổn thương về khớp do bệnh gout.

Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng không thể ngăn chặn hoàn toàn bệnh gout và các đợt tái phát. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và có thể sử dụng các vị dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền.

Mục đích của việc thiết lập chế độ ăn kiêng bệnh gout không nhằm loại bỏ mọi thực phẩm chứa nhân purin trong bữa ăn hằng ngày. Khẩu phần ăn của người bệnh gout vẫn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, nhưng phải cân nhắc kỹ lưỡng bệnh gout uống thuốc gì, ăn được gì, uống sữa gì một cách hợp lý.

Bệnh gout nên ăn gì?

Thức ăn bệnh gout cần loại bỏ thực phẩm giàu purin, nhưng không phải tất cả. Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp (100mg purin/ 100 gram) vẫn có thể duy trì trong thực đơn như:

Trái cây

Nếu bạn còn thắc mắc bệnh gout nên ăn hoa quả gì thì có thể tham khảo quả cherry, việt quất, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bí ngô, rau cần tây, táo, lê, nho, bưởi.

Vậy bệnh gout có ăn được quả bơ không? Bơ là loại quả rất tốt cho người bị bệnh gout vì chứa chất béo không bão hòa axit oleic, có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, hạn chế những cơn đau gout cấp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn bơ tối đa 3 lần/tuần thôi nhé!

Rau củ

Bệnh gout nên ăn rau có màu xanh đậm như rau bina, rau ngót, bông cải xanh, cải xoăn…, khoai tây, đậu Hà Lan, cà tím…

Các loại rau màu xanh đậm tốt cho bệnh gout
Các loại rau màu xanh đậm tốt cho bệnh gout

Các loại đậu và hạt

Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu nành và các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều… rất có lợi cho người bệnh gout.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch… không chỉ tốt cho người bị bệnh gout mà còn hiệu quả với những người mắc bệnh xương khớp.

Người bệnh gout nên ăn ngũ cốc nguyên hạt
Người bệnh gout nên ăn ngũ cốc nguyên hạt

Dầu thực vật

Các loại dầu thực vật như dầu dừa, ô liu, hạt cải, dầu lanh… chứa hàm lượng purin trung bình, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của gout.

Thực phẩm giàu protein

Bệnh gout ăn được thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các chế phẩm từ sữa ít béo.

Nước

Bệnh gout uống nước đầy đủ mỗi ngày (khoảng 1.5 – 2 lít) sẽ giúp tăng cường đào thải axit uric, giảm bớt các cơn đau cấp và hạn chế tái phát bệnh gout.

Trong các loại cá, bệnh nhân gout chỉ nên ăn cá hồi tươi hoặc đóng hộp vì có chứa hàm lượng purin thấp hơn.

Thịt gà

Nhiều người băn khoăn không biết bệnh gout có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là vẫn ăn được, nhưng không vượt quá 110mg – 175mg purin mỗi ngày.

Bệnh gout kiêng ăn gì?

Một số loại rau

Người bệnh gout kiêng ăn rau dền, măng tây, giá đỗ, dọc mùng, các loại nấm vì có chứa hàm lượng protein, purin cao.

Bệnh gout cần kiêng những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cao (200mg purin/ 100gr) để giảm đau khớp và hạn chế tái phát bệnh, bao gồm:

Thực phẩm giàu đạm

Các loại thịt đỏ thường chứa hàm lượng purin cao (thường >150mg/100g) như: thịt bò, trâu, chó, dê… Đối với người mới chớm gout thì vẫn có thể sử dụng nhưng với lượng nhỏ <70g mỗi ngày để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Đồ ăn giàu chất béo

Các món ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric của cơ thể, gây lắng đọng tại khớp cũng như tình trạng thừa cân, béo phì, không tốt cho sức khỏe.

Nội tạng động vật

Các món ăn từ nội tạng động vật như: tim, gan, thận, lòng dồi… là những thực phẩm chứa hàm lượng purin rất cao, người bệnh gout cần kiêng tuyệt đối.

Hải sản

Đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa rất nhiều nhân purine. Chính vì vậy, người bệnh gout cần hạn chế sử dụng như: sò, tôm, cua, cá biển.

Người bệnh gout nên tránh xa hải sản
Người bệnh gout nên tránh xa hải sản

Nước giải khát, bia rượu

Người bệnh gout kiêng ăn uống đồ ngọt, bia rượu vì có thể làm tăng nguy cơ bệnh gout, kích thích những cơn đau tái phát dù không chứa nhân purine.

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout

Bên cạnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế tái phát cơn đau gout.

Giảm cân

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như gout, mỡ máu cao, tiểu đường… Lúc này, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu, làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm tình trạng đề kháng insulin và axit uric. Tuy nhiên, không nên ăn kiêng để giảm cân cấp tốc vì có thể tăng nguy cơ gout cấp.

Tập luyện thể dục thể thao

Tăng cường vận động sẽ giúp giảm cân, xương khớp dẻo dai và tăng cường đào thải axit uric tốt hơn, ngăn ngừa các cơn đau gout. Tuy nhiên, không nên tập luyện quá sức vì dễ gây chấn thương xương khớp, tăng giải phóng axit uric.

Tập thể dục hằng ngày tốt cho người bệnh gout
Tập thể dục hằng ngày tốt cho người bệnh gout

Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái

Chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo lắng, stress sẽ giúp hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, cải thiện sức khỏe và hạn chế tái phát bệnh gout.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về bệnh gout nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh. Tìm hiểu bệnh gout sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa, hạn chế tái phát các cơn đau gout cấp và ngăn ngừa diễn tiến bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *