Anh rể là gì? Cách xưng hô tên gọi trong gia đình Việt Nam

Khác với ngôn ngữ của nhiều nước, cách xưng hô trong gia đình Việt Nam đa dạng hơn, với nhiều danh xưng theo vai vế cũng như mối quan hệ. Nếu không nắm chắc thì rất có thể chúng ta sẽ gọi nhầm. Vậy thì hãy tìm hiểu anh rể là gì cùng cách xưng hô anh, chị, em trong gia đình Việt Nam với bài viết dưới đây.

Anh rể là gì?

Anh rể là ai? Theo cách xưng hô của người Việt Nam thì anh rể chính là chồng của chị gái hoặc chị họ của mỗi người. Tương tự em rể là gì thì chính là chồng của em gái, vợ của anh rể gọi là gì thì đó chính là chị gái của mình.

Anh rể là chồng của chị gái
Anh rể là chồng của chị gái

Dưới đây chúng tôi cũng sẽ giải thích một số cách xưng hô cụ thể mà nhiều người thường hay nhầm lẫn:

Bố mẹ của anh rể gọi là gì: Thường thì chúng ta sẽ gọi bố mẹ của anh rể là hai bác/cô chú.

Anh ruột của vợ gọi là gì: Anh của vợ có thể gọi đơn giản là anh vợ, hoặc gọi là bác để thay cho cách gọi của con. Tương tự cho câu hỏi anh của chồng gọi là gì thì có thể gọi là anh chồng hoặc gọi bằng bác. 

Chồng của chị gọi là gì: Chồng của chị chính là anh rể mà chúng ta đã nhắc đến ở trên.

Cách xưng hô anh, chị, em trong gia đình Việt Nam

Để không còn nhầm lẫn trong cách xưng hô dẫn đến tình huống dở khóc dở cười, các bạn hãy tham khảo cách xưng hô anh, chị, em trong gia đình Việt Nam dưới đây nhé.

Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam theo gia đình bên nội

Trong văn hóa và ngôn ngữ tiếng Việt, cách xưng hô trong gia đình thường được phân biệt theo họ hàng bên nội và bên ngoại. Dưới đây là cách xưng hô chuẩn nhất theo gia đình bên nội:

Sơ đồ biểu thị cách xưng hô trong gia đình Việt Nam
Sơ đồ biểu thị cách xưng hô trong gia đình Việt Nam

– Anh trai của ba/bố có thể được gọi là bác hoặc bác trai. Vợ của bác trai cũng sẽ được gọi là bác hoặc bác gái.

– Chị gái của ba/bố cũng được gọi là bác. Chồng của bác gái được gọi là bác trai ở miền Bắc. Ở miền Nam và miền Trung, chị của ba thường lại được gọi là o hoặc cô, chồng của cô sẽ được gọi là chú hoặc dượng.

– Em trai của ba sẽ được gọi là chú. Vợ của chú thì sẽ được gọi là thím.

– Em gái của ba sẽ được gọi là cô. Chồng của cô sẽ gọi là chú. Cách xưng hô này được sử dụng ở miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, tại miền Trung, cách gọi em gái của ba thường là o, chồng của o vẫn được gọi là dượng.

Tiếp theo là đến thứ bậc anh/chị/em họ trong gia đình bên nội. Anh/chị/em/họ chính là con của anh/chị/em ruột của bố. Trong văn hóa Việt, cách xưng hô với anh/chị/em họ phải theo vai vế mà không theo tuổi tác. 

Ví dụ, con gái của anh trai của bố, dù nhỏ tuổi hơn chủ thể tôi, vẫn phải gọi là chị vì vai vế lớn hơn. Tương tự, con trai của em gái bố, lớn tuổi hơn chủ thể tôi, được gọi là em vì vai vế của chủ thể tôi lớn hơn trong trường hợp này.

Cuối cùng, đến thế hệ nhỏ nhất sẽ là con cái của anh/chị/em/họ bên dòng họ nội. Những đứa trẻ này sẽ xưng hô với chủ thể “tôi” theo cách gọi với anh/chị/em của ba mẹ đã được đề cập ở trên.

Thành phần gia đình là gì? Cách ghi trong sơ yếu lý lịch

Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam theo gia đình bên ngoại

Gia đình bên ngoại hay là gia đình bên mẹ, cũng có cách xưng hô riêng với một số điểm khác biệt so với gia đình bên nội. Dưới đây là cách xưng hô cụ thể và chính xác theo gia đình bên ngoại:

Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam khá phức tạp
Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam khá phức tạp

– Anh trai của mẹ cũng thường được gọi là bác ở miền Bắc và cậu ở miền Trung. Vợ của anh trai này được gọi là bác gái (ở miền Bắc) hoặc mự (ở miền Trung). Ở miền Nam, anh trai của mẹ được gọi là cậu, vợ của cậu được gọi là mợ.

– Chị gái của mẹ được gọi là bác ở miền Bắc, dì ở miền Trung và miền Nam. Chồng của chị gái này được gọi là bác trai (ở miền Bắc) hoặc dượng (ở miền Trung và miền Nam).

– Em gái của mẹ sẽ được xưng hô là dì ở cả ba miền. Tuy nhiên, chồng của em gái sẽ được gọi khác nhau ở từng khu vực. Ở miền Bắc, chồng của em gái mẹ được gọi là chú. Còn ở hai miền còn lại, chồng của em gái mẹ được gọi là dượng.

– Em trai của mẹ gọi là cậu ở miền Bắc và miền Nam. Vợ của em trai này được gọi là mợ (miền Bắc và miền Nam).

Tiếp theo là bậc ngang hàng với chủ thể tôi, tức là anh/chị/em/họ bên ngoại, là con của anh/chị/em ruột của mẹ. Tương tự như cách xưng hô của bên nội, anh/chị/em họ được xưng hô là anh, chị, hoặc em theo vai vế chứ không phụ thuộc vào tuổi tác.

Cuối cùng là bậc con cháu, là con của anh/chị/em/họ bên ngoại. Những đứa trẻ này là cháu của chủ thể tôi, sẽ xưng hô với chủ thể tôi bằng cách xưng hô với anh/chị/em của ba mẹ, theo cách chúng ta đã mô tả ở trên.

Trên đây là giải thích anh rể là gì cùng mô tả cách xưng hô anh, chị, em trong gia đình Việt Nam. Cách xưng hô trong gia đình Việt được coi là phức tạp với vai vế, thứ bậc khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, mọi người sẽ dễ dàng quen và nhớ các cách xưng hô này. Chúc các bạn áp dụng thành công và không còn mắc sai lầm nữa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *