Bắt chước là gì? Tốt hay xấu? Bắt chước hay bắt trước là đúng

Bạn biết không, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ai trong chúng ta cũng từng bắt chước một ai đấy, một hành động nào đấy. Vậy bắt chước là gì? Hành vi bắt chước là tốt hay xấu? Vì sao chúng ta có xu hướng bắt chước người khác? Cùng Palada.vn khám phá nhé.

Bắt chước là gì?

Bắt chước là động từ, có nghĩa là làm theo hành động của người khác một cách máy móc, nhằm nhiều mục đích khác nhau như khi người khác bắt chước bạn mua một chiếc túi bạn vừa mới mua chẳng hạn.

Bắt chước nên hay không nên còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, mục đích và đối tượng. 

Bắt chiếc, bắt trước hay bắt chước?

Bắt chiếc là từ không có trong từ điển. Đây là cách nói địa phương hóa do người dân sử dựng nhiều thành quen. 

Bắt trước cũng không phải là từ đúng chính tả, nhầm lẫn này là do cách phát âm sai tạo thành 

Bắt chước là làm theo hành động của người khác
Bắt chước là làm theo hành động của người khác

Bắt chước mới là từ đúng chính tả. Chỉ việc làm theo một hành động nào đó.

Ví dụ:

  • Cách bắt chước chữ ký cũng không quá khó nhỉ!
  • Bắt chước tạo dáng của các model.
  • Em bắt chước loài mèo kêu nha.
  • Bắt chước giọng nói của cậu ta đi.
  • Cách bắt chước giọng người khác cũng khó phết nhỉ!

Bắt chước người khác có nên không?

Mặt tích cực của bắt chước

Bắt chước đối với trẻ con có thể nói là việc tốt. Hành động bắt chước giúp trẻ học được nhiều điều cần thiết để phát triển não bộ. Chẳng hạn như trẻ bắt chước thông qua ngôn ngữ giao tiếp, chào hỏi, thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân, bắt chước việc cầm thìa, cầm bút, vẽ hình,…Nhờ việc bắt chước mà trẻ phát triển được khả năng nhận thức về việc đọc, viết, đánh vần,…

Bắt chước đối với trẻ con có thể giúp trẻ phát triển não bộ
Bắt chước đối với trẻ con có thể giúp trẻ phát triển não bộ

Hay trong quá trình học ngoại ngữ, việc bắt chước sẽ giúp cho việc học một ngôn ngữ mới được thuận lợi và hiệu quả hơn. Ví dụ, bắt chước ngữ điệu, cách phát âm qua việc nghe nhạc, xem phim hay nghe những người bản ngữ giao tiếp bằng ngôn ngữ đó.

Bắt chước một cách sáng tạo mang tính nghệ thuật. Ví dụ: Một nghệ sĩ nào đó bắt chước những người nghệ sĩ nổi tiếng hoặc nghệ sĩ mới nổi đang tạo trend từ cử chỉ, điệu bộ và biến nó trở thành một màn nghệ thuật trình diễn. 

Ngoài ra, như trong sinh học, việc bắt chước giúp cho các loài sinh vật sống có thể sinh tồn. Ví dụ: Loài bướm lại có hình dạng, màu sắc rất giống như ong vò vẽ (có độc). Loài bướm đó đã “bắt chước” ong vò vẽ để đánh lừa kẻ thù của nó (thường là chim sâu) tưởng nó là ong độc, nên không dám ăn thịt.

Mặt tiêu cực của bắt chước

Đối với trẻ em, việc bắt chước cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như khi trẻ bắt chước người lớn nói tục, chửi bậy, đánh người hay thực hiện những hành vi nguy hiểm…

Bắt chước cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực
Bắt chước cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực

Việc bắt chước người khác một cách quá máy móc, dập khuôn sẽ làm mai một đi sự sáng tạo, trí óc phát triển. 

Ví dụ: Bắt chước ý tưởng kinh doanh của người khác mà không có kế hoạch cụ thể có thể khiến bạn thất bại 

Trả treo là gì? 8 biện pháp xử lý khi con trả treo hiệu quả nhất

Thần thái là gì? Vì sao lại quan trọng? Làm sao để thần thái đỉnh?

Vì sao có xu hướng bắt chước?

Tâm lý đám đông

Con người có xu hướng suy nghĩ và hành động theo số đông để phù hợp với đám đông. Từ đó, tạo nên sự an toàn thống nhất, chỉ có một số ít cá thể đặc biệt có thể tách mình và có suy nghĩ độc lập.

Tâm lý học gọi hiện tượng bắt chước số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng đám đông”.

Tâm lý đám đông khiến người ta có xu hướng bắt chước
Tâm lý đám đông khiến người ta có xu hướng bắt chước

Đây là hiện tượng sinh ra trong quá trình tiến hóa của loài người và xã hội. Đảm bảo an toàn cho cá thể trong  xã hội đó.

Nếu cá thể đó suy nghĩ và hành động đi ngược với số đông thì dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể còn phải ra khỏi tập thể.

Tín nhiệm tập thể

Người ta thường cho rằng phán đoán của số đông bao giờ cũng đúng hơn của cá nhân.

Ví dụ: Khi đi học, chúng ta thường tin vào ý kiến của đa số các bạn trong lớp khi lựa chọn đáp án cho một bài kiểm tra.

Nếu có biểu quyết gì đó, người không có quan điểm vững vàng thường “nghe ngóng” quan sát xung quanh và chọn theo số đông!

Bắt chước vì cho rằng phán đoán của số đông bao giờ cũng đúng 
Bắt chước vì cho rằng phán đoán của số đông bao giờ cũng đúng

Thực tế cho thấy suy nghĩ và hành động theo số đông tạo cho chúng ta cảm giác an toàn và tăng khả năng đúng, nhưng lại không tạo sự đột phá mới vì lối tư duy đi theo lối mòn của người trước.

Chính vì thế, các thiên tài là những người tạo ra sự đột phá vì họ không suy nghĩ và hành động theo số đông mà theo suy nghĩ của cá nhân. Họ thường bị cô lập và tự tách mình ra khỏi đám đông, nên thường bị cho là lập dị khó hiểu.

Khuất phục tập thể

Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động của cá nhân vấp phải áp lực từ dư luận tập thể, khiến họ phải thay đổi ý kiến, nếu không sẽ bị đào thải khỏi đám đông. 

Tính mơ hồ của hoàn cảnh

Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức nên con người thường bắt chước theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự an toàn trong tập thể.

Bắt chước theo số đông nhằm tránh sự lúng túng
Bắt chước theo số đông nhằm tránh sự lúng túng

Tâm lý đám đông có thể là hiệu ứng tốt, cũng có thể không tốt tùy vào tính nhận thức. Nếu biết lợi dụng, khai thác sẽ tạo ra hiệu quả cao trong giáo dục, kinh doanh,…

Đua đòi thì lại là một hiện tượng xấu theo tâm lý đám đông. Nó thể hiện sự thiếu suy nghĩ, chạy theo những cái không hay và ảnh hưởng tiêu cực tới cá nhân đó.

Trên đây là những thông tin giả thích về hành vi bắt chước là gì, tốt hay xấu và lý do vì sao con người có xu hướng thích bắt chước người khác. Có thể thấy rằng bắt chước có cả mặt lợi và hại. Chúng ta cần tỉnh táo, hiểu rõ tính hai mặt của tâm lý đám đông, không nên chỉ trích, phê phán,…mà thay vào đó, hãy suy nghĩ thật thấu đáo trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *