Trả treo là gì? 8 biện pháp xử lý khi con trả treo hiệu quả nhất

Trả treo là gì? Vì sao các bậc làm cha làm mẹ thường đau đầu vì con cái ngang bướng, thích trả treo. Bài viết sau đây, Palada.vn đã tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi con bạn thích trả treo, đảm bảo hiệu quả. Cùng tham khảo nhé.

Trả treo là gì?

Trả treo, chả cheo hay chả treo? Trả treo là từ đúng chính tả. Trả treo tiếng Anh là backtalk.

Trả treo là hành động dùng lời nói để đôi co, phản pháo khi bị phê bình hoặc góp ý, thể hiện sự không tôn trọng người phê bình. 

Trả treo bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng thường thấy hơn ở các bé. Trẻ con khá ngang bướng và chúng thường cảm thấy không hài lòng khi bố mẹ không đồng ý với ý kiến của mình. Chính vì vậy, chúng có xu hướng phản đối bằng cách trả treo, thể hiện sự không nghe lời. Điều này khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Vậy biểu hiện khi trẻ thích trả treo là gì?

Trả treo là sao, trẻ thích trả treo có biểu hiện gì?

Trả treo ở trẻ nhỏ có nhiều biểu hiện khác nhau, có thể kể đến như:

  • Trẻ sẽ đáp trả với từng lời nói của phụ huynh và không chịu thua đến phút cuối cùng.
  • Trẻ liên tục lặp lại những yêu cầu của chúng và phớt lờ yêu cầu của phụ huynh. 
  • Trẻ còn có thể có những cử chỉ hỗn với người lớn. 

Những hành vi tưởng chừng nhỏ nhặt này nếu không được quan tâm và xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề về đạo đức nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi thấy con cái có xu hướng thích trả treo hoặc cãi lại bố mẹ, bạn cần nghiêm túc tìm hiểu lý do và giải quyết vấn đề một cách triệt để, càng sớm càng tốt.

Biểu hiện khi con trẻ trả treo
Biểu hiện khi con trẻ trả treo

Vì sao trẻ trả treo?

Trẻ con thường trả treo với bố mẹ bởi vì nhiều lý do khác nhau, có thể kể đến những nguyên nhân điển hình như sau:

  • Trẻ muốn thể hiện sự độc lập và cái tôi của bản thân nên rất ngang bướng và  muốn làm theo ý mình.
  • Bắt chước những người xung quanh
  • Do yếu tố tâm lý của trẻ không ổn định, cáu kỉnh do phải làm quá nhiều bài tập, buồn ngủ hoặc đói bụng hoặc vì sức khỏe có vấn đề
  • Trẻ quá được chiều chuộng nên khi gặp bất kỳ vấn đề gì không vừa ý sẽ phản ứng và cãi lại
  • Cha mẹ chưa thực sự thấu hiểu con cái, quá cứng nhắc và chưa lắng nghe những chia sẻ của con
Nguyên nhân khiến trẻ trả treo
Nguyên nhân khiến trẻ trả treo

Cách xử lý khi con trẻ trả treo

1. Giữ bình tĩnh và tránh xảy ra thêm mâu thuẫn

Khi trẻ cãi lại, bố mẹ thường hay nóng giận và dễ to tiếng với con. Tuy nhiên, điều này chỉ làm cho tình hình thêm tệ hơn. Khơi mào cho một cuộc cãi vã lớn giữa bố mẹ và con cái. 

Trong những lúc như vậy, cha mẹ cần phải giữ bình tĩnh và thể hiện được ý kiến của mình. Bạn cần chỉ ra lý do ngăn cấm hoặc khuyến khích trẻ làm việc gì đó và giải thích cho trẻ hiểu. Đồng thời, bạn cũng nên nhẹ nhàng góp ý với bé rằng việc cãi lại hoặc trả treo với người lớn như vậy là một hành động không tốt và không được lặp lại.

Giữ bình tĩnh và tránh tranh cãi với con
Giữ bình tĩnh và tránh tranh cãi với con

2. Tìm ra nguyên nhân vì sao con hay trả treo

Trước khi đưa ra bất kỳ cách xử lý nào với thói trả treo của con trẻ, bạn nên tìm hiểu và cố gắng xác định nguyên nhân của hành vi này. Đơn giản, có thể bé đang bị đói hoặc mệt nên cáu kỉnh. 

Tuy nhiên, nếu hành động trả treo đến từ việc trẻ bắt chước theo những người xung quanh thì bạn cần phải hành động sớm nhất để chấm dứt tình trạng này. Xác định được nguyên nhân sâu xa của việc trẻ hay trả treo sẽ giúp bố mẹ tìm ra được cách giải quyết hiệu quả.

3. Quan sát tần suất và thời gian trả treo của trẻ

Bằng cách quan sát và ghi lại mật độ trẻ trả treo của con, bạn có thể xác định được căn nguyên của vấn đề. Nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên và chỉ xuất hiện với tần suất thấp thì nguyên nhân có thể đến từ việc trẻ mệt mỏi, căng thẳng hay thiếu ngủ. 

Tuy nhiên, nếu việc trả treo của trẻ xuất hiện với tần suất thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu sai lệch trong nhận thức của con trẻ và cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt.

4. Chính bố mẹ là tấm gương tốt cho con

Trẻ nhỏ có hành vi bắt chước và làm theo những gì chúng thấy ở người lớn. Chính vì vậy, cha mẹ cần trở thành một tấm gương tốt để con trẻ noi theo. Nếu trẻ thấy bạn to tiếng, có những lời thiếu tôn trọng người khác hay thích dùng vũ lực thì trẻ cũng sẽ có xu hướng bắt chước theo. 

Chính cha mẹ phải là người điềm đạm, bình tĩnh trong mọi tình huống, giữ đúng quy tắc đạo đức và chuẩn mực thì trẻ mới có những hành vi đúng đắn. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ rằng việc trả treo là sai và thiếu tôn trọng người khác. Sau đó, cha mẹ nên dạy cho trẻ về cách giao tiếp đúng mực với những người xung quanh và cách lịch sự để thể hiện quan điểm của bản thân.

5. Lắng nghe ý kiến của con

Con trẻ cần được lắng nghe và tôn trọng. Bởi vậy, bố mẹ cần cho trẻ biết rằng chúng luôn được tôn trọng và lắng nghe ý kiến nếu lễ phép và nói chuyện đúng mực. 

Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu rằng không cần phải gào thét, lớn tiếng hoặc đáp trả gay gắt thì mới được bố mẹ chú ý và lắng nghe. Khi đã tạo thành thói quen, trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc cư xử đúng mực. Từ đó, dần bỏ thói quen trả treo với bố mẹ.

Lắng nghe ý kiến của con
Lắng nghe ý kiến của con

6. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các nội dung không lành mạnh

Khi công nghệ phát triển, con trẻ cũng sớm được tiếp xúc với điện thoại thông minh, máy tính bảng,…Chúng dành nhiều thời gian cho các chương trình truyền hình, giải trí trên mạng. 

Cũng chính từ đây, trẻ bắt đầu học theo những hành vi xấu từ các bộ phim hay chương trình chưa qua kiểm duyệt. Những hành vi thiếu văn hóa từ đây có thể khiến trẻ học theo. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kỹ nội dung những chương trình, bộ phim mà trẻ hay xem, hướng trẻ xem những chương trình có nội dung tích cực và lành mạnh, phù hợp với trẻ.

7. Tạo cơ hội cho trẻ được phát biểu ý kiến theo cách tích cực

Mặc dù khi con cãi lại hoặc trả treo có thể bố mẹ cảm thấy khó chịu và bực bội, nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, đây chính một phần của quá trình trưởng thành. Khi trẻ lớn lên, chúng cần được thể hiện ý kiến của bản thân nhiều hơn. Trước khi tức giận và phản ánh tiêu cực với những điều trẻ nói, phụ huynh nên nhớ rằng đây không hẳn một điều gì xấu. Đó cũng là cách trẻ thể hiện ý kiến của con trẻ. Bạn chỉ cần hướng dẫn trẻ cách thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân theo hướng tích cực là được.

Tạo cơ hội cho trẻ được phát biểu ý kiến theo cách tích cực
Tạo cơ hội cho trẻ được phát biểu ý kiến theo cách tích cực

Dễ thương là gì? Thế nào là người có tính cách dễ thương?

Trộm vía nghĩa là gì? Ý nghĩa – Tại sao khen trẻ con phải nói “trộm vía”

8. Nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia

Nếu trẻ vẫn tiếp tục trả treo và có những hành động thiếu lễ độ, không thể chấp nhận được dù bạn đã cố gắng hết sức, lúc này bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ tâm lý, họ sẽ quan sát con bạn để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trả treo này và đưa ra những biện pháp để cải thiện cách cư xử của trẻ.

Trên đây là những thông tin về trả treo là gì cùng 8 biện pháp hiệu quả để xử trí thói trả treo thường gặp ở con trẻ. Các bậc phụ huynh khi thấy trẻ trả treo cũng đừng vội nóng giận mà hãy thử bình tĩnh, áp dụng các biện pháp mà bài viết vừa hướng dẫn xem sao nhé. Chúng tôi tin rằng, trẻ sẽ sớm có những thay đổi theo hướng tích cực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *