Nếu xe bạn xuất hiện tình trạng ì máy, khó tăng tốc khi lên ga thì rất có khả năng bố nồi xe bạn đã bị hỏng. Vậy bố nồi xe máy là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để hiểu rõ tầm quan trọng của bộ phận này trong bài viết sau đây!
Tóm tắt
Bố nồi xe máy là gì?
Bố nồi xe máy hay còn được gọi là bộ ly hợp. Thông thường, bố nồi xe máy có 2 bộ phận chính là bộ ly hợp tiếp động và ly hợp tải. Đây là bộ phận trung gian giữa động cơ và hộp số có nhiệm vụ điều khiển lực từ máy sang bánh sau theo cơ cấu dùng lực ma sát. Khi bố ba càng bắt vào chuông ở ly hợp tiếp động hoặc các lá bố ép vào các miếng sắt ở ly hợp tải sẽ sản sinh ra lực ma sát.
Bố nồi có nhiệm vụ tác động giúp xe dễ khởi động hoặc sang số. Khi ly hợp nhả hoặc cắt khiến cho lực không truyền ra được bánh sau. Ngược lại, khi người dùng vào số hay lên ga thì bộ ly hợp sẽ tăng dần lực ma sát để truyền công suất ra bánh sau, giúp xe khởi động và tăng tốc.
Dấu hiệu khi bố nồi xe bị hỏng
Nếu bạn thấy xe gặp phải các biểu hiện sau đây thì có thể bố nồi xe đã bị hỏng rồi.
Xe kêu “leng keng” khi chạy tốc độ cao
Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn đang chạy xe với tốc độ bình thường trên đường bằng và xuất hiện tiếng kêu leng keng ở phần chuông nồi xe. Nguyên nhân là do tấm thép chắn guốc ly hợp không được chặt, khi chạy tốc độ cao sẽ tạo sự dao động và phát ra tiếng động lạ. Lúc này có thể chắc chắn rằng bộ phận guốc ly hợp của bộ nồi xe đã bị hư hỏng.
Lỗi này khá hiếm gặp và thường là do khâu lắp ráp xe không chuẩn. Tuy nhiên, khi phát hiện lỗi này, bạn cần xử lý ngay để tránh hỏng thêm các chi tiết trong bộ nồi của xe, đặc biệt khi tấm thép chắn guốc ly hợp bị đứt hoặc quá lỏng.
Tham khảo: Tra cứu biển số xe máy online nhanh chóng
Xe rung lắc mạnh khi kéo ga
Bạn có thể bắt gặp tình trạng xe bị rung lắc dữ dội khi lên ga, nhất là ở phần tay lái. Nếu là người có tay lái non hoặc phụ nữ có thể làm đánh tay lái, gây mất an toàn cho người điều khiển xe. Nguyên nhân là do sức ép lên bộ guốc ly hợp không đều, khiến guốc va đập mạnh vào chuông ly hợp.
Trong trường hợp này, nếu không xử lý ngay sẽ gây mòn bi-văng khiến xe khó tăng tốc hoặc kẹt rãnh bi gây vênh má pu-ly trong bộ nồi xe. Đây là một lỗi nguy hiểm ảnh hưởng đến sự an toàn cho người lái. Ngoài ra, bạn nên sửa chữa ngay để bộ nồi không bị hư hỏng nặng, tốn kém chi phí.
Nồi xe phát ra tiếng sôi “gàu gàu” khi chạy
Theo kinh nghiệm của các thợ sửa xe chuyên nghiệp thì đây là biểu hiện của bộ nồi xe đã bị hư hỏng do chi tiết bi-văng của ly hợp trước trên xe đã bị lỗi.
Nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến guốc ly hợp bị kẹt sâu thêm, bề mặt guốc ma sát vào chuông ly hợp gây mòn, dẫn đến cụm ly hợp hỏng. Thậm chí có thể gây cháy hoặc bong tấm ma sát, cháy chuông nồi và hỏng hóc nhiều chi tiết trong bộ nồi xe, khiến xe không thể chạy được.
Tiếng va đập mạnh trên bộ nồi xe
Tình trạng này diễn ra khi bạn tăng ga hoặc nhả ga kèm theo tiếng kêu “phành phạch” ngay trên bộ nồi xe. Nguyên nhân là do dây đai trong nồi xe bị trùng, rão nên khi xe quay với vận tốc lớn hoặc giảm vận tốc khiến dây đai va đập vào hộp truyền động gây nên tiếng động lớn.
Dây đai nếu không được căng lại sẽ cọ xát hộp truyền động, gây mài mòn, ảnh hưởng đến khả năng vận hành và tốc độ của xe. Do đó, bạn cần bảo dưỡng hoặc thay thế bộ dây đai truyền động để xe luôn chạy êm ái với vận tốc tốt.
Cách xử lý khi bố nồi xe máy bị hỏng
Cách chỉnh bố nồi xe máy
Cách chỉnh nồi xe máy tại nhà đơn giản, dễ thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nới lỏng con ốc số 13 hoặc 14 tùy theo từng dòng xe.
- Bước 2: Tiến hành điều chỉnh hoạt động của bộ ly hợp.
Lưu ý mọi người không nên vặn ốc ngược chiều kim đồng hồ vì sẽ tạo lực ép lên muỗng và lò xo làm hở lá bố và lá sắt, khiến xe chạy nhanh hao xăng, tốn kém chi phí. Thay vào đó, bạn nên nới lỏng ốc để bộ chấu ba bi dần nhả phần muỗng ra. Tuy nhiên, không nên nhả quá lỏng, để khoảng cách khe hở bằng 1 trang vở là được.
- Bước 3: Sau khi điều chỉnh khoảng cách phù hợp, bạn sử dụng dụng cụ khóa xiết phần ốc lại là hoàn tất thao tác điều chỉnh bố nồi.
- Bước 4: Tiến hành khởi động xe để kiểm tra xem đã hết các dấu hiệu kể trên chưa.
Quy trình thao tác khá đơn giản, tuy nhiên kỹ thuật chỉnh sửa đòi hỏi tay nghề tốt nên nếu bạn không am hiểu thì nên mang xe ra các tiệm sửa xe chuyên nghiệp để được trợ giúp.
Thực hiện dán bố nồi xe máy
Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí tối đa giúp tận dụng bộ phận cũ, không phải thay mới bố nồi. Biện pháp này chỉ áp dụng khi xe xuất hiện dấu hiệu hao mòn, bộ lò xo yếu đi khiến bộ ly hợp bị trượt lên nhau. Xe dễ bị nóng máy khi vận hành và tiêu hao lượng nhiên liệu lớn hơn mức bình thường.
Quy trình dán bố nồi xe chỉ bao gồm dán lại bố ba càng và thay thế các lá ma sát lò xo cho xe. Thông thường mức giá cho một lần dán rơi vào khoảng 250.000 đồng tùy từng loại xe và đơn vị sửa chữa.
Thay thế bộ ly hợp mới
Nếu xe bạn đã có tuổi thọ cao và vận hành lâu thì nên thay mới bộ ly hợp để đảm bảo an toàn khi lái xe. Tùy từng loại xe, giá bố nồi xe máy dao động từ 800.000 đồng đến vài triệu đồng.
Giá thay bố nồi xe máy bao nhiêu? Địa chỉ uy tín
Bố nồi của dòng xe số sẽ có giá dao động từ 800.000 – 1.200.000 đồng. Còn bộ phận bố nồi của xe ga sẽ có giá cao hơn, dao động từ 2.500.000 – 3.000.000 đồng.
Giá thay bố nồi xe máy thường bao gồm giá bố nồi và tiền công của thợ sửa. Thay bố nồi là công việc đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm của người thợ. Bên cạnh đó, bố nồi chuẩn, chất lượng tốt sẽ có tuổi thọ cao hơn, ít hỏng hóc hơn. Do đó, người dùng nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa uy tín để được thay thế phụ tùng chính hãng với mức giá tốt nhất.
Trên đây là thông tin cơ bản về bố nồi xe máy. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của bộ phận này đối với sự an toàn khi lái xe. Do đó, người dùng nên chú ý kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ các bộ phận, chi tiết xe để an tâm làm chủ mọi cung đường nhé!