Cả nể là gì? Tốt hay xấu? Biểu hiện của người có tính cả nể

Tính cả nể trong công việc là một trong rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của mọi người. Vậy tính cả nể là gì, tốt hay xấu, biểu hiện và làm thế nào để bỏ tính cả nể? Toàn bộ thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Người cả nể nghĩa là gì?

Từ “cả” ở đây có nghĩa là quá mức còn “nể” nghĩa là nể nang, không dám đấu tranh và không dám từ chối. Tổng hợp lại thì khái niệm “cả nể” được hiểu là việc nể nang một cách quá mức, không dám đấu tranh vì sợ làm phật lòng, phật ý họ. 

Cả nể nghĩa là muốn làm hài lòng mọi người
Cả nể nghĩa là muốn làm hài lòng mọi người

Đối với nhiều người, sự mong muốn làm hài lòng tất cả mọi người bắt nguồn từ nhận thức về giá trị bản thân. Họ hy vọng rằng việc nói đồng ý với mọi thứ được yêu cầu sẽ giúp họ cảm thấy dễ được chấp nhận và yêu quý hơn.

Những người ưa làm hài lòng người khác thường có quá khứ từng bị ngược đãi. Ở đâu đó trong thâm tâm, họ hy vọng được đối xử tốt hơn bằng cách cố gắng làm hài lòng những người ngược đãi họ. Theo thời gian, đối với họ việc làm hài lòng mọi người đã trở thành một cách sống.

Cả nể tốt hay xấu? Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa cả nể với lòng tốt. Khi nói về việc họ không từ chối yêu cầu của ai đó, họ nói những điều như: “Tôi không muốn ích kỷ” hoặc “Tôi chỉ muốn làm một người tốt”. Do đó, họ cho phép người khác thoải mái lợi dụng họ. Có thể thấy cả nể không hề tốt chút nào.

Biểu hiện của tính cả nể là gì?

Dưới đây là một số biểu hiện của tính cả nể trong cuộc sống.

Không thừa nhận cảm xúc khi bị tổn thương

Người có tính cả nể luôn rất quan tâm đến suy nghĩ và lời nói của người khác. Họ sợ bị đánh giá, nhận xét không tốt về bản thân. Do đó, họ thường phủ nhận cảm xúc và suy nghĩ của mình ngay cả khi tổn thương.

Người cả nể thường không thừa nhận cảm xúc của mình
Người cả nể thường không thừa nhận cảm xúc của mình

Luôn giả vờ đồng ý với mọi người

Người cả nể thường giả vờ đồng ý với tất cả mọi người. Ngay cả khi họ gặp ý kiến trái ngược với quan điểm của mình, họ sẽ cố gắng ép bản thân phải đồng tình và ủng hộ những gì mà người khác đưa ra. Mục đích của hành vi này là để duy trì được mối quan hệ hòa hợp với mọi người xung quanh.

Cảm thấy nên có trách nhiệm với cảm xúc của người khác

Sống có trách nhiệm đối với bản thân và cả những người xung quanh là một giá trị được khuyến khích trong xã hội. Tuy nhiên, người cả nể thường quan tâm đặc biệt đến cảm xúc và tình trạng của người khác. Thậm chí họ còn cho rằng mình phải chịu trách nhiệm với tâm trạng và cảm xúc của mọi người.

Không biết cách từ chối

Dấu hiệu điển hình nhất của người có tính cả nể là họ không bao giờ từ chối. Mỗi khi nhận được lời đề nghị, họ cảm thấy lo lắng, không dám từ chối, vì sợ làm người khác buồn hoặc cho rằng mình ích kỷ, thiếu sự hoà đồng.

Một ví dụ thực tế về sự cả nể trong xã hội ngày nay là khi những người bị ép uống rượu ngay cả khi cơ thể đã vượt qua giới hạn chịu đựng, họ vẫn không dám từ chối. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả cho bản thân họ và xã hội.

Cần được khen ngợi để xác nhận

Những người có tính cả nể thường coi lời khen từ người khác như một phản ánh về giá trị bản thân. Họ dựa vào những đánh giá và lời nói của người khác để đánh giá giá trị cá nhân của mình. Khi được khen ngợi, họ đương nhiên cảm thấy hài lòng và tự tin hơn. Cùng với đó khi đối diện với những lời chỉ trích hay phê phán, họ dễ rơi vào trạng thái hoang mang, mất đi sự tự tin.

Hậu quả của tính cả nể nơi công sở

Tính cả nể nơi công sở có thể gây ra nhiều tác hại như:

Khó có sự cân bằng công việc – cuộc sống

Sự quan tâm quá mức đến ý kiến của người khác, cố gắng phù hợp với mọi người có thể khiến người cả nể hi sinh rất nhiều thời gian và năng lượng cá nhân, dẫn đến việc mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ dễ bị áp lực và không thể nào tận hưởng cuộc sống ngoài môi trường công sở.

Tính cả nể nơi công sở dễ khiến bạn mất công bằng
Tính cả nể nơi công sở dễ khiến bạn mất công bằng

Khó thăng tiến

Nếu còn cả nể trong công việc, bạn thường dễ bị đè nén và không dám thể hiện ý kiến hoặc đề xuất của mình. Điều này dẫn đến việc họ mất đi cơ hội để phát triển, không được công nhận và từ đó không thể thăng tiến trong công việc.

Mất đi sự độc lập

Việc luôn luôn đi theo khuôn mẫu và không dám thể hiện bản thân khiến người cả nể mất đi sự độc lập. Những người này trở nên dễ dãi và dễ bị chi phối bởi ý kiến của người khác, không hề có khả năng tự quyết định và cũng không thể theo đuổi những mục tiêu riêng của mình.

Stress và gặp sức khỏe tâm lý

Sự áp lực từ việc phải cảm nhận và đáp ứng nhu cầu của mọi người có thể gây ra stress và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của những người cả nể. Họ có thể trở nên lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, dễ bị trầm cảm.

Tính cả nể có thể dẫn đến bệnh tâm lý
Tính cả nể có thể dẫn đến bệnh tâm lý

Gặp khó khăn khi muốn thiết lập mối quan hệ

Người cả nể thường khó có thể thiết lập những mối quan hệ đúng mực với người khác vì sự chú ý quá mức đến ý kiến và mong muốn của người khác. Điều này có thể dẫn đến việc họ không có một mạng lưới quan hệ xã hội chất lượng.

Cách khắc phục tính cả nể

Có thể thấy rõ tính cả nể là một nguy cơ đáng lo ngại. Nó không chỉ gây mệt mỏi và khó khăn cho cuộc sống hàng ngày, mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến sự thăng tiến và phát triển sự nghiệp. 

Cách khắc phục tính cả nể
Cách khắc phục tính cả nể

Hãy tưởng tượng, nếu bạn liên tục làm theo ý kiến của người khác, thiếu ý kiến riêng và không dám nêu quan điểm của mình thì liệu có ai muốn trao cho bạn một vị trí quan trọng trong công ty hay không? Hơn nữa, lãnh đạo trong các tổ chức thường không đánh giá cao những người cả nể, nhẫn nhịn và thiếu quyết đoán. Điều này dẫn đến nhiều bất lợi lớn trong công việc của bạn.

Để khắc phục “căn bệnh” này, cách duy nhất là bạn hãy học cách nói “không” khi cần thiết. Bạn không cần phải lúc nào cũng tìm lời biện minh cho sự từ chối của mình, chỉ cần nói rằng bạn không muốn thực hiện điều đó. Hãy vượt qua nỗi sợ hãi, bắt đầu từ những vấn đề nhỏ nhặt. Bạn sẽ dần quen với việc nói “không” và cảm thấy điều này trở nên bình thường. Đừng lúc nào cũng nghĩ rằng không giúp đỡ người khác là hành vi ích kỷ nhé.

Bản lĩnh là gì? Làm sao trở thành một người bản lĩnh?

Lòng tự trọng là gì? Hậu quả nếu đánh mất lòng tự trọng

Vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cả nể là gì, tốt hay xấu và những biểu hiện của người có tính cả nể. “Cả nể” có thể giúp chúng ta xây dựng những mối quan hệ đồng nghiệp tốt, nhưng cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, ảnh hưởng đáng kể đến việc phát triển sự nghiệp của bạn. Chúc các bạn luôn tỉnh táo và sáng suốt để không trở thành một người cả nể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *