Tổng hợp các cách làm bánh mì Việt Nam thơm nức mũi tại nhà

Bạn muốn tự tay làm bánh mì tại nhà nhưng lại thiếu nguyên liệu, thiếu dụng cụ hỗ trợ như lò nướng, nồi chiên,…đừng lo, chúng tôi sẽ mách bạn các cách làm bánh mì tại nhà cực thơm ngon, mềm xốp, giúp bạn “chữa cháy” cực hiệu quả nhé!  

Các cách làm bánh mì Việt Nam thơm nức mũi tại nhà
Các cách làm bánh mì Việt Nam thơm nức mũi tại nhà

Tóm tắt

Cách làm bánh mì không cần bột nở

Nguyên liệu làm bánh mì không cần bột nở

  • 350g bột mì đa dụng (bột số 13) 
  • 250ml sữa tươi không đường
  • 15g đường
  • 2g muối

Ngoài ra các ban cũng có thể thêm nguyên liệu thay thế bột nở (men nở) bằng bột hoa ngọc lan hoặc men nở Instant. Bạn cũng có thể làm bánh mì bằng bột mì số 8, số 11 hoặc số 13.

Nguyên liệu làm bánh mì không cần bột nở
Nguyên liệu làm bánh mì không cần bột nở

Hướng dẫn cách làm bánh mì không cần bột nở

Làm bánh mì bằng bột mì tương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian, thậm chí chế biến còn nhanh hơn cả bột nở. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Trộn hỗn hợp

Cho khoảng 300g bột mì cùng với 15g đường và 2g muối vào 1 âu, sau đó trộn thật đều. Tiếp theo các bạn bắc nồi chứa 230ml sữa tươi lên bếp và đun sôi, tiếp tục cho sữa vừa đun vào trong hỗn hợp bột. Khi hỗn hợp bắt đầu nóng lên thì dùng thìa đảo thật đều.

Bước 2: Nhồi bột

Khi phần hỗn hợp đã nguội bớt, bạn hãy nhồi bột sơ qua cho đến khi phần bột đều. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhồi bột quá kỹ sẽ khiến cho bánh mì bị dai hơn thông thường, dẫn đến tình trạng bánh mất ngon.

Bước 3: Tạo hình bánh

Cho phần bột bánh đã được nhào ra bàn sạch, sau đó lăn để bột thành những thanh dài rồi chia bột thành 9 phần ngang bằng nhau. Tiếp đến, bạn vo bột thành những viên tròn và lăn bột, dùng 1 ít bột làm bột áo và cán thật mỏng thành những viên bột có đường kính 15cm, nhớ cán thật mỏng bột.

Bước 4: Chiên bánh

Sau đó, các bạn bắc chảo lên bếp và cho dầu ngập nửa chảo rồi chiên bánh trên lửa vừa đến khi phần bánh mì chuyển màu vàng thì trở mặt bánh để 2 mặt được vàng đều. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý trong quá trình chiên bánh cần lật nhanh để không bị cháy khét nhé!

Yêu cầu thành phẩm 

Phần bánh mì không dùng men nở sau khi hoàn tất cần có độ nở đều ở thân và màu vàng đều 2 mặt, bánh mới chiên xong có mùi thơm, giòn rụm đặc trưng, nên để bánh thấm qua giấy thấm dầu để bánh giòn hơn rồi thưởng thức các bạn nhé! 

Bánh mì không cần bột nở đã hoàn thành
Bánh mì không cần bột nở đã hoàn thành

Làm bánh mì không cần bột nở cần lưu ý gì?

Lần đâu làm bánh mì không bột nở chắc chắn các bạn sẽ gặp phải một số tình trạng bánh mì bị dai hoặc bánh không có độ giòn xốp. Hãy lưu ý một số điều sau và cách khắc phục để có được mẻ bánh mì ngon

  • Bạn hoàn toàn có thể thay thế giấm ăn hoặc giấm táo trong công thức làm bánh để bánh có độ nở tự nhiên, ủ men bột cũng đạt chuẩn hơn.
  • Với bước nhồi bột, bạn cần áp dụng đúng kỹ thuật và ủ bột theo thời gian quy định để bột nở đều khi nướng
  • Hãy nhớ làm nóng lò ở nhiệt độ cao nhất trước khi nướng để ổn định nhiệt và nướng bánh theo phương pháp cách thủy. Với mỗi lò sẽ có các mức nhiệt khác nhau nên các bạn cần chú ý canh chừng nhiệt độ
  • Tránh tạo rãnh quá lớn trên bề mặt bột và tránh để phần bột bánh bên ngoài lâu sẽ khiến bánh bị nở quá độ và bị chai cứng, ăn không ngon

Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu làm bánh mì bằng nồi cơm điện

  • 300g bột mì
  • 4 quả trứng
  • 100ml sữa nguyên chất
  • 50g đường trắng
  • 4g bột men
  • 1g muối.

Hướng dẫn cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện

Bước 1: Nhào bột

Đổ 300g bột vào bát tô to, sau đó thêm 4 quả trứng vào trộn đều. Lấy một bát khác, đổ 100ml sữa tươi, 50g đường trắng, 4g bột men, 1g muối ăn, 20ml dầu ngô hoặc dầu nấu chín, dùng đũa khuấy đường với sữa cho đến khi hòa tan. Sau đó trộn vào bột và khuấy lại, cuối cùng khuấy đều để tạo thành hỗn hợp bột mềm dẻo cho dễ làm

Nhào bột
Nhào bột

Đậy nắp bát bột đã nhào bằng màng bọc nhựa và để ở nhiệt độ phòng khoảng 60 phút.\

Để cho bột nghỉ
Để cho bột nghỉ

Bước 2: Nặn bột để lên men lần 2

Sau khi bột đã được lên men, bạn rắc một lớp bột khô lên thớt trước. Sau đó, đặt khối bột đã lên men lên mặt thớt và nhẹ nhàng đẩy không khí ra khỏi bột. Chia bột thành 8-10 phần nhỏ, sau đó xếp các viên bột vừa nặn thành hình tròn. Phết một lớp dầu mỏng trước trong đáy và xung quanh nồi cơm điện, đặt bột đã nhào vào nồi cơm điện và đợi lên men lại với thời gian gấp đôi.

Bước 3: Hấp bột

Sau khi ủ bột trong nồi cơm lên men 2 lần. Đánh tan lòng đỏ 1 quả trứng gà rồi quét một lớp mỏng lên bề mặt bột và có thể rắc thêm một lớp dừa nữa. Sau đó đóng nắp nồi, nhấn nút hấp và làm nóng nồi trong khoảng 45 phút. Sau khi hấp, bánh mì sẽ nở to, bên ngoài có màu vàng đẹp mắt và tạo thành hình bông hoa rất đẹp

Cách làm bánh mì với bột nở bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu làm bánh mì bằng bột nở

  • Bột mì số 13: 280g
  • Men nở instant: 3g
  • Sữa tươi: 165ml
  • Muối: 3g
  • Bơ: 10g
  • Dầu ăn: 10ml
  • Dụng cụ: bát, phới trộn, nồi chiên không dầu , màng bọc thực phẩm, giấy nến

Hướng dẫn cách làm bánh mì với bột nở bằng nồi chiên không dầu

Bước 1: Trộn và nhào bột làm bánh mì 

Cho bột mì, men nở, muối, bơ và dầu ăn vào bát và trộn đều. Sau đó, đổ từ từ sữa tươi vào trộn cùng đến khi hỗn hợp bột dẻo mịn.

  • Nhào sơ qua bột thành khối rồi đặt lên mặt phẳng sạch và nhào theo kỹ thuật Folding and Strectching. Nghĩa là gấp khối bột lại rồi dùng mu bàn tay miết bột ra ngoài.
  • Tiếp theo xoay khối bột để tạo thành góc 90 độ và thực hiện lại thao tác trên đến khi khối bột dẻo mịn, không dính tay là được. Cho vào bát bọc kín lại và ủ khoảng 45 phút đến 1 tiếng để bột nở (Với cách làm bánh mì ủ bột qua đêm, bạn có thể ủ bột lâu hơn, bánh khi chí sẽ nở to đều)

Sau khi ủ bột còn, lấy bột ra lăn dài rồi chia làm 7 phần bằng nhau. Mỗi phần sẽ cán dẹt, cuộn tròn lại và tạo chóp ở hai đầu.

  • Thực hiện đến hết 7 phần bột thì phủ kín bằng màng bọc thực phẩm và ủ tiếp 15 – 30 phút. Sau đó, lấy phần đầu nhọn của dao rạch một đường dài trên bề mặt khối bột để bánh khi chín sẽ nở đều
Tạo hình bánh mì
Tạo hình bánh mì

Bước 2: Nướng bánh mì bằng nồi chiên không dầu

  • Làm nóng nồi chiên trước 5 phút ở 180 độ C. Trong lúc đó thì bạn lót giấy nến vào nồi, xếp bánh vào, phun một chút nước lên bề mặt để bánh mì không bị khô.
  • Đem nướng bánh mì bằng nồi chiên không dầu khoảng 20 phút rồi lấy ra lật mặt và nướng thêm khoảng 5 phút nữa. Cứ khoảng 10 phút thì nên mở nồi kiểm tra xem bánh đã đạt chưa.
  • Bánh mì sau khi nướng xong có hương thơm phức, giòn rụm với màu vàng nâu hấp dẫn. Bên trong bánh cực kỳ đặc ruột lại mềm mịn, ăn bùi và còn nóng hổi.

Cách làm bánh mì từ bột gạo

Nguyên liệu làm bánh mì từ bột gạo

  • Gạo 230g (sau khi ngâm nước 300g)
  • Nước ấm 140~150ml (30°C)
  • Muối 3g
  • Dầu ăn 25g
  • Mật ong 10g
  • Men nở 4g

Bước 1: Ngâm gạo

Gạo vo sạch, nhặt hết hạt sạn, hạt mốc. Sau đó ngâm gạo với nước khoảng 3-4 giờ cho mềm. Tiếp theo, chắt hết nước trong chậu ngâm gạo.

Bước 2: Xay gạo

Cho lần lượt gạo, nước và muối vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.

Lưu ý: Khi xay, bạn bấm nút xay khoảng 20 giây thì tắt máy. Cho máy nghỉ vài giây rồi xay tiếp. Cứ như vậy cho đến khi gạo được xay nhuyễn. Không xay liên tục sẽ làm máy xay nóng dẫn đến nước gạo cũng nóng, sẽ không tốt khi cho men vào vì có thể làm c.h.ế.t men hoặc men sẽ hoạt động kém đi, bánh mì không được nở tốt.

Cho tiếp dầu ăn và mật ong vào máy xay, đậy nắp kín xay tiếp 15s.

Cuối cùng cho men nở vào xay thêm 15 giây cho hỗn hợp bột hòa tan mịn. Dùng cây phới múc bột lên kiểm tra xem bột đã đạt chưa. Bột đạt là bột mịn, chảy chậm và để lại dấu đường chảy.

Bước 3: Tạo hình bánh mì

Chuẩn bị khuôn lót giấy nến. Đổ bột vào khuôn rồi đậy giấy bạc, ủ 30 phút cho bột nở ra gấp đôi. Nếu thời tiết nóng thì men sẽ nở nhanh hơn nên bạn chú ý khoảng 15-20 phút kiểm tra xem bánh đã nở gấp đôi chưa nhé. Không để bánh nở quá vì sau đó bánh sẽ bị xẹp xuống hoặc khi nướng lên sẽ bị rỗng ruột, ăn không ngon.

Sau khi bột nở, bạn rắc một ít mè đen lên về mặt khối bột.

Bước 4: Nướng bánh mì

Nếu dùng lò nướng, bạn nhớ bật lò trước 10 phút cho nóng. Nướng bánh ở 230 độ C trong 30 phút.

Nếu dùng nồi chiên không dầu, bạn bật lò trước 5 phút, đậy giấy bạc lên trên mặt bánh. Nướng ở mức 190-200 độ C trong khoảng 25-30 phút.

Bánh mì khi ra lò sẽ có hương thơm tự nhiên từ bột gạo.

Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ mềm xốp, thơm ngon. Mọi người có thể ăn không, hoặc ăn kèm bánh mì với sữa đặc đều rất ngon.

Cách làm bánh mì từ bột yến mạch

Nguyên liệu làm bánh mì từ bột yến mạch

  • Bột mì đa dụng 100g
  • Bột mì nguyên cám 350g
  • Bột hỗ trợ kích men 3 thìa cà phê
  • Yến mạch cán dẹt 155g
  • Bơ lạt 1 ít
  • men nở instant 8g
  • Mật ong 2 thìa canh
  • Mè trắng 1 ít
  • Muối 1/2 thìa cà phê

Hướng dẫn cách làm bánh mì từ bột yến mạch

Bước 1: Trộn hỗn hợp bột cái

Cho vào bát 100ml nước ấm, 2 thìa canh mật ong, 8gr men nở instant, 100gr bột mì đa dụng rồi khuấy đều, để yên hỗn hợp trong 15 phút.

Lưu ý: Nhiệt độ nước để kích hoạt men là từ 32 – 38 độ C (không quá 40 độ C). Nếu nhiệt độ quá cao so với mức cho phép, men sẽ bị c.h.ế.t hoặc hoạt động yếu. Để nhận biết men hoạt động tốt, sau khoảng 10 phút kích hoạt nếu men nở và tạo thành mảng giống gạch cua là đạt.

Bước 2: Trộn bột yến mạch

Cho 150gr yến mạch đã cán dẹt vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn mịn thành bột.

Cho vào bát lớn 250ml nước, 1/2 thìa cà phê muối, 350gr bột mì nguyên cám, 150gr yến mạch đã xay nhuyễn, 3 thìa cà phê bột hỗ trợ kích men nhanh, hỗn hợp bột cái.

Sau đó trộn đều cho tất cả các nguyên liệu được kết dính lại với nhau.

Bước 3: Nhồi và ủ bột lần 1

Cho bột ra bàn sạch và dùng tay nhào bột

Đầu tiên, bạn gấp khối bột lại, sau đó dùng mu bàn ấn mạnh và miết bột ra xa. Lưu ý là ấn và miết bột ra xa chứ không phải chỉ ấn xuống. Kế tiếp xoay khối bột một góc 90 độ và lặp lại hai bước trên trong 15 phút.

Sau đó, bạn vê tròn khối bột, cho vào bát to, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và ủ lần 1 trong 30 phút với nhiệt độ thường.

Bước 4: Nhồi và ủ bột lần 2

Sau 30 phút, bạn nhào sơ lại khối bột để ép hết khí còn trong bột ra. Phết đều dầu ăn vào khuôn bánh, sau đó dàn đều bột vào trong và ủ lần 2 thêm khoảng 40 phút nữa.

Bột sau khi bột ủ đã nở đều thì bạn phết lên mặt bột 1 ít bơ lạt đã đun chảy, rắc thêm 50gr yến mạch cán dẹt còn lại, 1 chút mè trắng nữa rồi đem đi nướng.

Bước 5: Nướng bánh mì yến mạch

Làm nóng lò nướng trước 15 phút với nhiệt độ 180 độ C.

Đặt khuôn bánh vào ngăn giữa của lò, và đặt ở bên dưới 1 bát nước. Tiếp theo, đóng kín lò và nướng bánh trong 50 phút ở 180 độ C. (Lưu ý: Việc để bát nước ở trong lò sẽ giúp tạo độ ẩm và giúp bánh mì không bị khô.)

Bánh mì yến mạch nguyên cám có mùi thơm nhẹ của bơ và mùi đặc trưng của bột mì nguyên cám, ruột bánh mì đặc, thớ bánh xé ra ăn mềm dai, bùi bùi beo béo cực hấp dẫn

Món bánh khi ăn kèm cùng bơ hoặc mứt dâu, mứt cam thì ngon hết sảy.

Bánh mì yến mạch thành phẩm
Bánh mì yến mạch thành phẩm

Cách nấu bò kho truyền thống đơn giản, siêu ngon ăn với bánh mì

Có những công thức làm bánh mì Việt Nam cực thơm ngon trên đây, bạn sẽ dễ dàng làm bánh tại nhà nếu lỡ không đủ dụng cụ hay nguyên liệu. Món bánh mì thành phẩm đảm bảo vẫn thơm ngon với lớp vỏ vàng giòn, phần ruột đặc, mềm dai cực hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *