Các dấu câu trong Tiếng Việt | Tác dụng, cách sử dụng và ví dụ

Trong văn bản, không chỉ cần văn hay chữ tốt là đủ, để câu văn mạch lạc và người đọc hiểu rõ hàm ý của người viết thì bạn cần sử dụng dấu câu hợp lý. Việc sử dụng sai dấu câu có thể dẫn đến sai ngữ pháp và ngữ nghĩa, gây ra những hiểu nhầm nghiêm trọng. Vậy các dấu câu trong tiếng Việt là gì? Cách sử dụng dấu câu như thế nào là đúng?

Tóm tắt

1. Dấu chấm (.)

Tác dụng của dấu chấm

Dấu chấm có tác dụng gì? Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật, giúp người đọc biết câu chuyện sẽ chuyển sang vấn đề khác. 

Cách sử dụng dấu chấm câu

Dấu chấm đặt ở cuối câu cho biết sự kết thúc của câu. Hoàn thành một câu với dấu dừng đầy đủ. Sau một dấu chấm, chúng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và để trống 1 khoảng cách ngắn trước chữ cái tiếp theo

Khi đọc, sau dấu chấm phải hạ giọng, nghỉ hơi. Phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu.

Ví dụ về dấu chấm câu

Huyền Anh là một học sinh ngoan, hiền. Thầy cô và bạn bè đều yêu quý cô.

Chú ý cách sử dụng các loại dấu câu
Chú ý cách sử dụng các loại dấu câu

2. Dấu chấm hỏi (?)

Tác dụng của dấu chấm hỏi

Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu nghi vấn hoặc câu hỏi. 

Dấu chấm hỏi được sử dụng để kết thúc một câu nghi vấn hoặc câu hỏi
Dấu chấm hỏi được sử dụng để kết thúc một câu nghi vấn hoặc câu hỏi

Cách sử dụng dấu chấm hỏi

Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu nên chữ cái bắt đầu câu tiếp theo cần viết hoa. Nghỉ hơi sau dấu phẩy giống với dấu chấm.

Ví dụ về dấu chấm hỏi

Ngày mai chúng ta có lịch hẹn nhau học nhóm đúng không các cậu?

3. Dấu chấm lửng (…)

Tác dụng của dấu chấm lửng

Được sử dụng khi người viết không muốn hoặc không thể liệt kê tất cả các sự vật, hiện tượng muốn nhắc đến.

Cách sử dụng dấu chấm lửng

Ngoài ra, dấu chấm lửng còn có những cách sử dụng như sau:

  • Đặt ở cuối câu khi người viết không muốn nói hết suy nghĩ của mình mà  người đọc vẫn hiểu được những ý chưa nói.
  • Đặt sau các từ chỉ lời nói đứt đoạn.
  • Đặt sau các từ tượng thanh để chỉ sự kéo dài âm thanh.
  • Đặt sau những từ thể hiện sự mỉa mai, hài hước hoặc bất ngờ.

Ví dụ về dấu chấm lửng

Đại học Kinh tế, Đại học Giáo dục, Đại học Ngoại ngữ, Đại học KHTN, Đại học Công nghệ, Đại học KHXH&NV,…là các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Dấu hai chấm (:)

Tác dụng của dấu hai chấm 

Dấu hai chấm được dùng để:

  • Nhấn mạnh các trích dẫn trực tiếp
  • Thuyết minh cho bộ phận đứng trước.
  • Báo hiệu nội dung lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Cách sử dụng dấu hai chấm 

  • Đặt phái sau câu muốn bổ sung ý nghĩa giải thích, thuyết minh.
  • Liệt kê các sự việc, sự vật liên quan đến câu/đoạn trước đó.
  • Thông báo lời thoại trực tiếp hay dẫn trích lời nói của một nhân vật cụ thể. Lúc này, dấu hai chấm sẽ đi kèm dấu gạch đầu dòng ở hàng tiếp theo, hoặc dấu ngoặc kép để trích dẫn lời nói cụ thể của nhân vật.

Ví dụ về dấu hai chấm

Các thương hiệu điện thoại có doanh số cao nhất hiện nay gồm: Apple, Samsung, Xiaomi, LG, Huawei,…

5. Dấu chấm than (!)

Tác dụng của dấu chấm than

– Dùng để kết thúc câu cảm thán hoặc mệnh lệnh

– Ngoài ra, dấu chấm than còn có tác dụng:

  • Kết thúc cuộc gọi hoặc trả lời
  • Thể hiện cảm xúc ngạc nhiên trước sự việc nào đó.

Cách sử dụng dấu chấm than

Vị trí của dấu chấm than là đứng cuối câu cảm thán

Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm thán hoặc mệnh lệnh

Ví dụ về dấu chấm than

Cảm ơn Mai vì món quà tuyệt vời này nhé!

6. Dấu gạch ngang (-)

Tác dụng của dấu gạch ngang

Cần lưu ý và phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối, vì hai dấu này thường bị nhầm lẫn. Các tác dụng cụ thể của dấu gạch ngang như sau:

  • Để chỉ sự bình đẳng trong quan hệ từ. 
  • Chỉ một dãy số, thường được sử dụng cho ngày, tháng, năm
  • Dùng để liệt kê các nội dung và bộ phận liên quan.
  • Để tách thành phần chú thích với các thành phần khác trong câu.
  • Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, thường đặt ở đầu dòng.

Cách sử dụng dấu gạch ngang

– Đặt đầu dòng trước các bộ phận được liệt kê

– Đặt đầu dòng trước lời thoại

– Dùng theo cách ghi ngày, tháng, năm.

Ví dụ về dấu gạch ngang

VD1: Tình hữu nghị giữa Việt Nam – Trung Quốc được xây dựng và duy trì từ lâu đời.

VD2: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài từ năm 1945 – 1975.

VD3: Đơn cử như tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách đến thành phố Vũng Tàu.

7. Dấu ngoặc đơn (())

Tác dụng của dấu ngoặc đơn

  • Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác
  • Dùng để giải thích nghĩa của từ
  • Dùng để chú thích nguồn trích dẫn

Cách sử dụng dấu ngoặc đơn

Sử dụng cho phần nội dung cần chú thích, dẫn nguồn hoặc giải nghĩa từ

Ví dụ về dấu ngoặc đơn

Axit hyaluronic (HA) là một glycosaminoglycan tự nhiên có trong các mô liên kết của cơ thể.

8. Dấu ngoặc kép (“”)

Tác dụng của dấu ngoặc kép

Người viết sử dụng dấu ngoặc kép để:

– Trích dẫn, tường thuật một cách trực tiếp

– Đóng khung tên tác phẩm 

– Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý

– Trong một số trường hợp, thường theo sau bởi dấu hai chấm

Trong nhiều tài liệu in hiện nay, thay vì sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo, người ta in nghiêng, gạch chân hoặc in đậm.

Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép

Cách sử dụng dấu ngoặc kép

Khi cần đánh dấu tên tài liệu, sách, báo được trích dẫn trong câu.

Ví dụ về dấu ngoặc kép

Hàng loạt sách và giáo trình như “Cảm biến”, “Kỹ thuật chuyển đổi”, “Truyền động điện”, “Lý thuyết điều khiển tự động”, “Đo lường và điều khiển”, “Truyền động điện hiện đại”…ra đời nhằm thiết kế các hệ thống hộp số tự động với chất lượng cao.

9. Dấu chấm phẩy (;)

Tác dụng của dấu chấm phẩy

– Dùng để ngăn cách các vế của câu trong câu ghép.

– Đứng sau các bộ phận được liệt kê

Cách sử dụng dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy là dấu dùng giữa các mệnh đề hoặc giữa các phần bằng nhau. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt dài hơn dấu phẩy và ngắt ngắn hơn dấu chấm.

Ví dụ về dấu chấm phẩy

Chị Nhung nấu cơm cho anh em ăn, trở thành người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em…và bị thương.

10. Dấu phẩy (,)

Tác dụng của dấu phẩy

Dấu phẩy giúp phân tách các ý và các phần của câu rõ ràng; ngăn cách các bộ phận phụ với nòng cốt của câu và Ngăn cách câu ghép.

Dấu phẩy giúp phân tách các ý và các phần của câu một cách rõ ràng
Dấu phẩy giúp phân tách các ý và các phần của câu một cách rõ ràng

Cách sử dụng dấu phẩy

Dấu phẩy xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hay nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn. 

Ví dụ về dấu phẩy

Phát hiện trong balo của đối tượng có chứa 200 gram ma túy tổng hợp, 1000 viên thuốc lắc và 2 gói hạt giống cần sa.

Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Cho ví dụ

Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt

11. Dấu ngoặc vuông (ngoặc vuông) ([ ])

Tác dụng của dấu ngoặc vuông

Dấu ngoặc vuông [ ] được sử dụng phổ biến trong các văn bản khoa học với chức năng chú thích các công trình khoa học của tác giả, được đánh số theo thứ tự A, B, C,…trong mục lục trích dẫn nguồn và sách trích dẫn từ ngữ. 

Ngoài ra, dấu ngoặc vuông còn được dùng để thêm chú thích cho bình luận.

Cách sử dụng dấu ngoặc vuông

Dùng khi chú thích các công trình khoa học của các tác giả hoặc chú thích bình luận.

Ví dụ về dấu ngoặc vuông

Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa họ [NXB Khoa học và Kỹ thuật].

Ngoài 11 dấu câu trên, còn có dấu ngoặc nhọn ({})

Loại dấu ngoặc nhọn này thường được sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình khoa học và máy tính. Không được sử dụng trong văn bản viết thông thường. Nó có tác dụng bắt đầu và kết thúc một chức năng hoặc một chương trình trong khoa học máy tính.

Ví dụ: Hàm tính tổng trong C. ngôn ngữ lập trình

hàm tong (int a, int b)

{int tong = 0;

tong = a + b;}

Như vậy là chúng ta được biết tác dụng cũng như cách sử dụng 11 dấu câu trong tiếng Việt. Lưu ý cách sử dụng dấu trong văn bản cần phải hợp lý để đảm bảo đúng ngữ pháp và ý nghĩa của câu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *