Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt

Các thành phần phụ của câu cũng có vai trò quan trọng giúp cho ý nghĩa của câu được nổi bật. Trạng ngữ cũng là một thành phần giúp bổ nghĩa cho cả cụm chủ ngữ vị ngữ. Vậy trạng ngữ là gì? Có những loại trạng ngữ nào trong câu? Hãy cùng Palada.vn theo dõi trong bài viết bên dưới nhé.

Trạng ngữ là gì?

Về trạng ngữ là gì lớp 4 học sinh đã được làm quen và được củng cố trong bài học trạng ngữ là gì lớp 5. Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu, giúp bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân… của sự việc nêu ở trong câu.

Trạng ngữ là bộ phận có chức năng trả lời cho các câu hỏi: Khi nào, ở đâu và vì sao.

– Nếu trạng ngữ trả lời cho câu hỏi lúc nào, khi nào thì gọi là trạng ngữ chỉ thời gian.

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là gì: Đây là loại trạng ngữ có chức năng chỉ địa điểm.

– Trạng ngữ chỉ mục đích là gì: Đây là loại trạng ngữ có chức năng chỉ nguyên nhân.

– Trạng ngữ cách thức là gì: Đây là loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “như thế nào”.

Cụm danh từ là gì? Tìm hiểu về cụm danh từ trong tiếng Việt và cho ví dụ

Trạng ngữ là gì?

Các loại trạng ngữ

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu xác định địa điểm diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn sẽ trả lời cho câu hỏi ở đâu.

Ví dụ: Trên cây, mấy chú chim bắt sâu – Trạng ngữ ở đây là “Trên cây”

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Nó trả lời cho những câu hỏi: Bao giờ? Mấy giờ? Khi nào?…

Ví dụ:

+ Mùa xuân, chúng em cùng nhau trồng cây – Trạng ngữ chỉ thời gian là “Mùa xuân”.

+ Cuối năm học, chúng em được nhà trường tổ chức liên hoan – Trạng ngữ chỉ thời gian là “Cuối năm học”.

+ Sáu giờ rưỡi, em và bạn Minh đến trường – Trạng ngữ chỉ thời gian là “Sáu giờ rưỡi”.

Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi “lúc nào”

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần của câu xác định nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: tại sao?

Ví dụ:

+ Trời mưa, nhà em không thể phơi quần áo – Trạng ngữ là “trời mưa”.

+ Nhờ chăm chỉ học, Tuấn đã đạt học sinh xuất sắc – Trạng ngữ là “nhờ chăm chỉ học”.

+ Tại nó mà tôi bị mắng oan – Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Tại nó”.

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích giúp trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Vì cái gì? …

Ví dụ: Để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, Bạn Hà luôn cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc”

– Trạng ngữ chỉ phương tiện hay trạng ngữ cách thức là gì? Đây là thành phần của câu xác định cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng/với cái gì.

Ví dụ: Bằng một giọng rất chân tình, cô giáo đã khuyên chúng em cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Bằng một giọng rất chân tình”.

Dấu hiệu của trạng ngữ

– Về số lượng: một câu có thể có một hoặc có nhiều trạng ngữ;

– Về vị trí:

+ Trạng ngữ đứng ở đầu câu như các ví dụ trên.

+ Trạng ngữ đứng ở giữa câu. Ví dụ: con chim sâu đó bằng chiếc mỏ nhanh nhạy đã bắt sâu cho cây.

+ Trạng ngữ cũng có thể đứng cuối câu.Ví dụ: Tre ăn ở với chúng ta đời đời kiếp kiếp.

– Về hình thức: trạng ngữ thường được ngăn cách với những thành phần chính bởi dấu phẩy.

Nói giảm nói tránh là gì? Tìm hiểu tác dụng và cho ví dụ

Bài tập về trạng ngữ là gì tiếng Việt lớp 4

Bài 1: Trạng ngữ là gì trong các câu sau

  1. a) Ngày xưa, Rùa từng có một cái mai láng bóng.
  2. b) Trong vườn, muôn hoa đang đua nở.
  3. c) Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên gặp nhau.

Các trạng ngữ ở trong các câu trên là:

  1. a) Trạng ngữ là “Ngày xưa” mục đích chỉ thời gian.
  2. b) Trạng ngữ là “Trong vườn” mục đích chỉ nơi chốn.
  3. c) Trạng ngữ là “Một ngày đầu năm” mục đích chỉ thời gian.

Bài 2: Tìm các trạng ngữ trong câu sau, trạng ngữ đó trả lời cho những câu hỏi nào?

  1. a) Trên cành cây, những chú chim đậu trắng xóa.
  2. b) Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc tưởng chừng như ai đang cười nói.
  3. c) Giữa cánh đồng có đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

Các trạng ngữ trong những câu vừa rồi là:

  1. a) Trạng ngữ chỉ địa điểm là “Trên những cành cây” – trả lời cho câu hỏi: “những chú chim đậu trắng xóa ở đâu?”
  2. b) Trạng ngữ chỉ địa điểm là: “Trên vòm lá” – trả lời cho câu hỏi: “Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc tưởng chừng như ai đang cười nói ở đâu?”
  3. c) Trạng ngữ chỉ địa điểm là: “Giữa cánh đồng” – trả lời cho câu hỏi: “Đàn trâu thung thăng gặm cỏ ở đâu?”

Tính từ là gì? Cách dùng và cho ví dụ về tính từ

Trạng ngữ chỉ thời gian “ngày xưa”

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến trạng ngữ là gì, có những loại trạng ngữ nào trong câu? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, các bạn có thể để lại bình luận cho Palada.vn để được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *