Có lẽ hồi nhỏ bạn từng được dạy là không nên nói chuyện với người lạ, nhưng việc giao tiếp với những người chưa quen biết đôi khi có thể rất thú vị. Có thể lúc đầu bạn cảm thấy không biết phải nói gì, nhưng có những cách bắt chuyện với người lạ để giúp bạn trò chuyện xã giao với bất cứ ai bạn gặp. Dưới đây là cách bắt chuyện với người khác trong cuộc sống cũng như cách bắt chuyện với người lạ trên mạng. Hãy cùng khám phá nhé.
Tóm tắt
- 1 Tìm người sẵn sàng nói chuyện
- 2 Giao tiếp bằng cả ánh mắt và nụ cười
- 3 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- 4 Tôn trọng ranh giới cá nhân
- 5 Nói lời xin chào
- 6 Giới thiệu về bản thân
- 7 Gọi tên của người đang trò chuyện
- 8 Nhắc đến sự vật xung quanh
- 9 Đề cập đến một vài chủ đề chung
- 10 Nói lời khen với họ
- 11 Đặt ra câu hỏi mở cho người kia
- 12 Chia sẻ câu chuyện của bạn
- 13 Nói về mối quan tâm chung
- 14 Chủ động lắng nghe
- 15 Kết thúc cuộc nói chuyện sau 5 – 10 phút
Tìm người sẵn sàng nói chuyện
Để biết cách làm sao để bắt chuyện với người lạ thì trước tiên chúng ta cần quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đó xem họ có vẻ thân thiện không. Trước khi đến gần một người lạ để nói chuyện, bạn hãy chờ xem họ có hay mỉm cười hoặc giao tiếp ánh mắt với mọi người không.
Nếu như bạn muốn học các cách bắt chuyện với người lạ qua tin nhắn hay cách bắt chuyện với người lạ trên Messenger thì có thể chú ý về cách họ sử dụng mạng xã hội có cởi mở, muốn chia sẻ về cuộc sống của mình không.
Trong trường hợp họ đang nói chuyện với ai đó, bạn hãy để ý xem họ trông họ có vẻ thoải mái trong giao tiếp không. Nếu có thì có lẽ họ là người dễ nói chuyện và sẽ không cảm thấy bị làm phiền khi bạn muốn bắt chuyện với họ
Một người luôn khoanh tay trước ngực hoặc lảng tránh mọi người có lẽ không có tâm trạng trò chuyện với bất cứ ai. Bạn hãy tìm hiểu họ lâu hơn trước khi áp dụng cách để bắt chuyện với người lạ này.
Chỉ tiếp cận với người lạ nào mà bạn cảm thấy an toàn khi ở bên họ. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc có gì đó nguy hiểm, hãy tin vào linh cảm của mình và tránh xa người đó ngay.
Giao tiếp bằng cả ánh mắt và nụ cười
Ngay cả một biểu cảm thân thiện ngẫu nhiên cũng có thể giúp bạn cảm thấy muốn giao tiếp. Người ta sẽ dễ nói chuyện với bạn hơn nếu họ cảm thấy bạn đáng tin, nhất là khi bạn đang tiếp cận crush và dùng cách bắt chuyện với trai lạ.
Hãy cố gắng bắt ánh mắt của họ, dù chỉ một giây, mỉm cười và chờ xem người kia phản ứng ra sao. Nếu họ mỉm cười lại với bạn, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy họ sẵn sàng trò chuyện vài câu với bạn.
Nụ cười cũng tạo nên một bầu không khí tích cực, giúp cho cuộc trò chuyện được nhẹ nhàng và vui vẻ.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Hãy thử điều chỉnh dáng điệu thật dễ gần. Xoay người và hơi nghiêng về phía người đó để thể hiện bạn muốn trò chuyện với họ. Nếu cần, bạn có thể tưởng tượng đối phương là một người bạn đáng mến để dễ thư giãn hơn nữa khi ở bên cạnh họ. Lúc này làm sao để bắt chuyện với người lạ không còn là điều khó rồi.
Tôn trọng ranh giới cá nhân
Nhiều người có thể không thoải mái nếu bạn tiến đến quá gần với họ. Mỗi người đều có một ranh giới riêng, do đó khi thực hiện cách bắt chuyện bạn nhớ đừng bước qua ranh giới đó của họ.
Để ý ngôn ngữ cơ thể của người đối diện xem họ có quay đi hoặc nhìn đi chỗ khác không, vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang căng thẳng. Nếu người ta có vẻ không thoải mái với sự gần gũi, bạn nên lùi lại và tôn trọng phản ứng của họ.
Có thể người kia chỉ đơn giản là cũng căng thẳng và e sợ giống như bạn. Bằng cách tỏ thái độ thân thiện thì bạn có thể giúp đối phương thư giãn hơn.
Việc tôn trọng giới hạn cá nhân đến từ cả hai phía, thế nên bạn cũng đừng ngại nếu ai đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Ví dụ, nếu có người tiến đến muốn ôm, bạn có thể nói “Ồ, cảm ơn bạn, nhưng mình không quen ôm lắm”.
Nói lời xin chào
Trong cách bắt chuyện làm quen thông thường hay cách bắt chuyện với người lạ trên Facebook thì một câu chào đơn giản có thể khởi đầu cho cả cuộc trò chuyện thậm chí là mối quan hệ sau này. Ngay cả khi bạn không có thời gian cho một cuộc trò chuyện dài thì chào hỏi cũng vẫn là một hành động vô cùng đáng mến và khiến bạn có vẻ thân thiện hơn.
Mặc dù cũng sẽ có người không thoải mái, nhưng hầu hết mọi người sẽ chào lại bạn và tiếp tục cuộc trò chuyện.
Nếu bạn cảm thấy hơi lo lắng khi phải chào hỏi những người khác một mình, hãy rủ một người quen đi cùng bạn nhé.
Giới thiệu về bản thân
Đây cũng là một cách bắt chuyện tự nhiên. Thử bắt chuyện bằng lời giới thiệu ngắn gọn và thân thiện. Vì hai bên chưa quen biết nhau nên bạn không nhất thiết phải kể hết lý lịch của mình mà chỉ cần chỉ cung cấp những thông tin cá nhân nào mà bạn thấy thoải mái, cho dù chỉ là tên gọi. Nếu đang trong môi trường làm việc, bạn có thể nêu chức danh nếu có liên quan đến cuộc trò chuyện.
Ví dụ, bạn có thể nói “Chào anh. Tôi là Minh. Tôi làm việc ở công ty XYZ.”
Chú ý hoàn cảnh xã hội khi bạn thực hiện cách bắt chuyện người khác. Ví dụ, nếu như bạn gặp một người nào đó trong buổi họp phụ huynh cho con ở trường, bạn có thể nói “Chào anh. Tôi là Minh. Cháu nhà tôi đang học lớp 10 trường này”.
Bạn hoàn toàn có thể kể thêm thông tin về bản thân nếu cuộc trò chuyện đi sâu hơn nữa.
Những lời giới thiệu bán hàng hay nhất, sáng tạo và cực chất
Gọi tên của người đang trò chuyện
Việc này sẽ tạo sự kết nối thân mật hơn. Người ta thường thích nghe tên gọi của mình, do đó bạn nên hỏi tên của người đó ngay. Đến lúc thích hợp, hãy gọi tên của họ vài lần khi hai người đang nói chuyện. Đối phương sẽ cảm nhận ngay được mối gắn kết thân tình với bạn và cũng sẽ trở nên thân thiện hơn. Cách bắt chuyện với người lạ qua tin nhắn này cũng rất dễ áp dụng.
Nhắc đến tên của họ cũng là cách để giúp bạn ghi nhớ và không bị quên nếu lần sau bạn tình cờ gặp lại họ. Không có gì quê hơn là gọi nhầm tên của một người quen.
Nhắc đến sự vật xung quanh
Chọn một sự việc có vẻ thú vị gần đó để bắt chuyện. Nếu bạn không biết làm sao để bắt chuyện với người lạ này, hãy thử nhìn xung quanh và nói về điều gì đó mà bạn trông thấy.
Có lẽ bạn đã từng thử bắt đầu những câu hỏi xã giao về thời tiết, nhưng nếu trong một buổi giao lưu, bạn cũng có thể nói về chủ nhân của buổi tiệc, về các món ăn ở đó hoặc khách dự tiệc. Trong cách bắt chuyện làm quen với một người tình cờ gặp trên phố, bạn có thể đề cập đến một cửa hàng ngay đó hoặc tình trạng giao thông hiện tại trên đường.
Ví dụ, nếu có ý định bắt chuyện với một người chờ đèn xanh để qua đường, bạn có thể nói “Đường xá hôm nay khiếp quá nhỉ. Bạn đã bao giờ thấy xe cộ phải chen chúc như thế này chưa?”
Đề cập đến một vài chủ đề chung
Cách bắt chuyện người lạ này tương đối dễ áp dụng. Hãy mở đầu vài câu chuyện vô thưởng vô phạt về văn hoá đại chúng hay là các sự kiện thời sự. Các tin tức đang nóng hoặc một sự việc mà mọi người đều cùng trải qua thường là điểm khởi đầu tuyệt vời cho cách bắt chuyện với người khác nếu hai bên hoàn toàn là chưa quen biết nhau.
Nếu bạn có hơi lo sợ một chút thì bạn có thể đưa ra các chủ đề cực kỳ dễ nói như một chương trình truyền hình hay một bộ phim mà bạn vừa xem, một cuốn sách bạn mới đọc hết hoặc một chiếc meme đang viral trên mạng. Khi cảm thấy thoải mái hơn một chút rồi, bạn có thể thăm dò họ bằng cách nêu ra một vài đề tài riêng tư như gia đình, công việc, hẹn hò xem họ có cởi mở hơn không.
Nếu người kia hoàn toàn có vẻ không quan tâm lắm đến chủ đề đó thì bạn nên chuyển sang chuyện khác.
Nói lời khen với họ
Khen ngợi là cách bắt chuyện tự nhiên nhất để xua đi không khí e dè lúc ban đầu. Hãy đề cập đến điều gì đó đặc biệt ở người đó để lời khen có vẻ chân thành.
Bạn có thể nói về trang phục hoặc thứ gì đó người kia đang mang trên người hoặc bất cứ thứ gì. Sau câu làm quen ban đầu đó, bạn có thể tiếp tục trò chuyện để tìm hiểu thêm về người đó. Nhưng nhớ là phải khen thật chứ đừng quá lố bịch sẽ làm họ mất cảm tình.
Ví dụ, bạn có thể nói một câu đại khái như “Mình thích đôi giày này của bạn! Bạn mua nó ở đâu thế?” hoặc “Bạn mặc màu áo này trông tôn da lắm!”
Ví dụ khác: “Phần tranh luận của anh rất thuyết phục.”
Tránh việc bình luận quá nhiều về vẻ ngoài của người đó, vì không phải ai cũng thích điều này.
Đặt ra câu hỏi mở cho người kia
Đây ngoài là cách để bắt chuyện với người lạ còn là cách để bạn hiểu thêm về người đó. Hầu hết mọi người thường thích nói chuyện về mình, thế nên bạn hãy hỏi về niềm đam mê của họ, về những gì họ đang muốn làm trong cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời họ. Cố gắng đặt các câu hỏi mở chứ đừng chỉ hỏi có/không để đối phương có thể trả lời chi tiết hơn và câu chuyện cứ như vậy được tiếp diễn. Một số câu hỏi như vậy bao gồm:
– Bạn thích làm gì khi rảnh để tiêu khiển?
– Điều tốt đẹp đã đến với bạn trong năm vừa rồi là gì?
– Bạn có đang mong chờ điều gì hay không?
– Bạn có mối quen biết thế nào với chủ nhân của buổi tiệc?
Chia sẻ câu chuyện của bạn
Sự cởi mở từ bạn chắc chắn sẽ khuyến khích đối phương mở lòng để nói chuyện. Nếu người kia có vẻ không chia sẻ nhiều khi bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn hãy nhân lúc này kể về những câu chuyện thường ngày trong cuộc sống của bạn hoặc những điều mà bạn đang quan tâm. Bạn có thể nói đến công việc, sở thích, các dự án đã làm hoặc bạn quen chủ nhà như thế nào. Khi bạn nói nhiều hơn, người kia có thể cũng cảm thấy thoải mái kể về bản thân họ hơn.
Bạn hoàn toàn có thể giữ lại những thông tin riêng tư nhất, chỉ đưa ra chủ đề nào mà bạn cảm thấy thoải mái để chia sẻ với họ.
Nói về mối quan tâm chung
Tìm vài điểm chung để đưa vào cuộc trò chuyện là một trong những cách bắt chuyện tự nhiên nhất. Nếu người kia hào hứng khi bạn nhắc đến sở thích, đội thể thao hoặc những thứ nào khác mà bạn yêu thích, hãy tập trung khai thác thêm về chủ đề đó. Có thể kể với họ rằng vì sao bạn thích đội đó và hỏi xem họ nghĩ thế nào. Nhớ là đừng phán xét gì nếu họ có ý kiến khác với bạn đấy nhé.
Ví dụ, bạn có thể nói “Mình thấy bạn đang mặc áo của đội bóng mà mình cũng là fan. Bạn có xem trận đấu với đội X cuối tuần trước không?”
Chủ động lắng nghe
Ngay cả khi thực hiện cách bắt chuyện làm quen thì bạn cũng nên chú tâm khi trò chuyện để đối phương cảm thấy họ được lắng nghe. Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt với người kia và thi thoảng gật đầu theo những gì họ nói. Tránh xem điện thoại lúc này, bạn cũng chỉ có vài phút mà thôi. Thỉnh thoảng “ừm”, “à” để tỏ ra rằng bạn vẫn đang nghe.
Cẩn thận với cử chỉ như cau mày, nhăn mặt hoặc tỏ ra ghê tởm, vì điều này có thể khiến người kia bị mất hứng.
Kết thúc cuộc nói chuyện sau 5 – 10 phút
Sau khi áp dụng cách bắt chuyện với người lạ và có được một cuộc hội thoại mong muốn, bạn hãy quan sát các dấu hiệu cho thấy đối phương có muốn kết thúc cuộc trò chuyện hay không.
Một cuộc nói chuyện xã giao thường chỉ kéo dài vài phút đến khi có người muốn rời đi. Nếu bạn đã nói chuyện khoảng 5 – 10 phút thì người kia có thể muốn ngừng nói chuyện và rời khỏi. Bạn có thể để ý xem họ có kiểm tra điện thoại hoặc nhìn đồng hồ không. Nếu bạn thích trò chuyện với người đó, hãy hỏi xem họ có muốn giữ liên lạc không.
Ví dụ như bạn có thể nói “Nói chuyện với bạn rất vui. Bạn có muốn cho mình số điện thoại để sau này chúng mình nói chuyện nữa không?”
Trên đây là những cách bắt chuyện tự nhiên nhất trong đời sống cũng như là cách bắt chuyện với người lạ bằng tin nhắn để giúp các bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên lưu ý là một người lạ khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc không an toàn khi ở bên cạnh họ thì hãy tránh nói chuyện với người đó vì không phải lúc nào cũng nên nói chuyện mà đôi khi im lặng là vàng. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhớ chia sẻ trải nghiệm cho chúng mình nhé