Cảm giác là gì? Đặc điểm, các loại cảm giác và cho ví dụ

Cảm giác là gì? Con người có những loại cảm giác nào? Cùng Palada.vn đi tìm hiểu về các loại cảm giác và lấy ví dụ về vai trò của cảm giác qua bài viết sau nhé!

Cảm giác là gì?

Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng của sự vật và hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.

Ví dụ về cảm giác

– Cảm giác nhiệt độ: cảm giác nóng khi đang ở trong phòng không điều hòa dưới thời tiết 40 độ, cảm giác lạnh thấu khi ở Bắc cực

Cảm giác lạnh thấu khi ở Bắc cực
Cảm giác lạnh thấu khi ở Bắc cực

– Cảm giác đau: cảm giác đau khi bị cắt vào ngón tay

– Cảm giác áp lực: cảm giác nặng nề trong bụng khi lỡ ăn quá nhiều

– Cảm giác chạm: cảm giác mềm mại khi sờ vào bông

– Cảm giác vị giác: cảm giác chua của chanh hay mặn của muối

– Cảm giác về mùi: cảm giác hương thơm của hoa sữa đầu thu

– Cảm giác về thị giác: cảm giác màu sắc khi nhìn thấy cầu vồng

– Cảm giác về thính giác: cảm giác tiếng kêu của ve khi hè về

– Cảm giác về cảm xúc: cảm giác hạnh phúc khi con chào đời khỏe mạnh

Các loại cảm giác

Thứ nhất: Cảm giác bên ngoài

  • Cảm giác nhìn (thị giác) cho chúng ta biết các thuộc tính ánh sáng, mầu sắc, kích thước của đối tượng.
  • Cảm giác nghe (thính giác) cho chúng ta biết các thuộc tính của âm thanh.
  • Cảm giác ngửi (khứu giác là gì?) giúp con người nhận biết các mùi
  • Cảm giác nếm (vị giác) giúp con người nhận biết các loại vị: mặn, ngọt, chua, cay…
  • Cảm giác da: (mạc giác) cho ta nhận biết được nhiệt độ, sự va chạm.
Các loại cảm giác của con người
Các loại cảm giác của con người

Thứ hai: Cảm giác bên trong

  • Cảm giác vận động
  • Cảm giác thăng bằng
  • Cảm giác nội tạng.

Vai trò của cảm giác

Cảm giác giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là một số ý nghĩa của cảm giác trong cuộc sống:

– Cảm giác giúp con người tương tác với môi trường xung quanh và đáp ứng được các tình huống khác nhau. Ví dụ ta thấy một con mèo đang đi ngang qua, nghe tiếng kêu của một đứa bé hoặc cảm thấy lạnh khi đi bộ dưới trời tuyết rơi

Cảm giác giúp con người cảm nhận về thế giới xung quanh 
Cảm giác giúp con người cảm nhận về thế giới xung quanh

– Cảm giác giúp con người cảm nhận về thế giới xung quanh bao gồm động vật, con người, các mối quan hệ và các hoạt động khác giúp con người hiểu về thế giới xung quanh mình. Từ đó, giúp con người phản ứng và tương tác với nó

– Cảm giác giúp con người đáp ứng với các tình huống khác nhau khi trải qua các cảm giác như sợ hãi, lo lắng hoặc vui sướng,…Con người có thể chạy trốn khỏi nguy hiểm và tìm cách giải quyết vấn đề hoặc tận hưởng niềm vui

– Cảm giác giúp con người có được những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời. Con người có thể cảm nhận được niềm vui khi được gia đình tổ chức sinh nhật hoặc tận hưởng niềm vui của tình yêu.

– Cảm giác giúp con người biết chăm sóc sức khỏe và sự an toàn của mình bằng cách cảm nhận cảm giác đau, khó chịu hay không thoải mái. Để từ đó, có thể tìm cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Ví dụ về vai trò của cảm giác

Khi chạm tay vào gai của hoa hồng, ta sẽ thấy đau

Khi đi ngoài trời nắng nóng và bước vào trung tâm thương mại có bật điều hòa, ta sẽ cảm thấy mát lạnh, dễ chịu

Lắng tai nghe tiếng chim hót trong khu rừng, nhìn thấy mọi vật đang chuyển động và chúng ta có thể cảm nhận được thế giới xung quanh ta đang liên tục vận động và thay đổi.

Cảm xúc là gì? Đặc điểm, 8 loại cảm xúc cơ bản của con người

Mặc cảm là gì? Cách vượt qua mặc cảm hiệu quả nhất

Cảm giác giúp chúng ta lắng nghe tiếng chim hót trong khu rừng
Cảm giác giúp chúng ta lắng nghe tiếng chim hót trong khu rừng

Đó chính là ý nghĩa của cảm giác trong cuộc sống. Tất cả là nhờ vào cảm giác. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta đều được bộ não phản ánh lại nhờ vào cảm giác. Nhưng bộ não chúng ta chỉ mới phản ánh được những thuộc tính bề ngoài của sự vật nhờ vào cảm giác.

Vậy là bài viết đã giải thích cảm giác là gì, có những loại cảm giác nào, lấy ví dụ thực tế về vai trò và ý nghĩa của cảm giác. Ở bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tri giác là gì, có đặc điểm gì, cùng đón đọc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *