Cấu trúc tuần tự là gì? Đặc điểm, sơ đồ và ví dụ cấu trúc tuần tự

Nền tảng của lập trình cơ bản là cấu trúc tuần tự. Vậy khái niệm cấu trúc tuần tự là gì? Đặc điểm, sơ đồ và ưu nhược điểm của cấu trúc tuần tự là gì? Cùng palada.vn tìm hiểu qua các ví dụ có trong bài viết này nhé.

Khái niệm cấu trúc tuần tự là gì?

Cấu trúc tuần tự cho phép thực hiện các câu lệnh theo một thứ tự cụ thể. Đây là một trong những cấu trúc lập trình cơ bản nhất và là nền tảng của nhiều chương trình lớn, phức tạp.

Cấu trúc tuần tự cho phép thực hiện các câu lệnh theo một thứ tự cụ thể
Cấu trúc tuần tự cho phép thực hiện các câu lệnh theo một thứ tự cụ thể

Cấu trúc tuần tự giúp lập trình viên sắp xếp và thực hiện các câu lệnh tuần tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải mà không bỏ qua bất kỳ câu lệnh nào.

Cấu trúc tuần tự có ý nghĩa quan trọng trong với lập trình, đặc biệt là trong việc thiết kế các chương trình đơn giản hoặc trong các phần nhỏ của chương trình thực hiện theo một thứ tự nhất định, giúp cung cấp cho lập trình viên cách thức rõ ràng để tổ chức các câu lệnh và thực hiện chúng chính xác và dễ hiểu.

Đặc điểm cấu trúc tuần tự

  • Các câu lệnh thực hiện theo một thứ tự cụ thể từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, và không câu lệnh nào bị bỏ qua.
  • Cấu trúc tuần tự dễ hiểu, dễ bảo trì.
  • Cấu trúc tuần tự không thích hợp cho các chương trình phức tạp và có nhiều điều kiện hoặc lặp lại.

Sơ đồ cấu trúc tuần tự

Cấu trúc tuần tự là cấu trúc thực hiện lần lượt theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc. Bởi vậy, sơ đồ cấu trúc tuần tự rất đơn giản.

Sơ đồ cấu trúc tuần tự
Sơ đồ cấu trúc tuần tự

Ví dụ về cấu trúc tuần tự

  • Ví dụ tính tích hai số

– Bước 1: Nhập số thứ nhất

– Bước 2: Nhập số thứ hai 

– Bước 3: Tính tích hai số

– Bước 4: Hiển thị trên màn hình kết quả tổng 

Các bước thực hiện phải theo cấu trúc tuần tự, thực hiện các câu lệnh theo đúng thứ tự để có thể tính toán và hiển thị kết quả.

  • Ví dụ tính chu vi hình tròn

– Bước 1: Nhập đường kính của hình tròn

– Bước 2: Nhập số π

– Bước 3: Tính chu vi hình tròn bằng việc nhân đường kính với  .

– Bước 4: Hiển thị kết quả tính chu vi 

  • Ví dụ thuật toán, miêu tả các bước gội đầu

– Bước 1: Làm ướt đầu

– Bước 2: Cho ít dầu gội vào lòng bàn tay

– Bước 3: Xoa dầu gội lên da đầu

– Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch

– Bước 5: Kết thúc gội đầu 

Ưu điểm và nhược điểm của cấu trúc tuần tự

Ưu điểm

  • Dễ hiểu và dễ sử dụng. Bởi vì cấu trúc tuần tự là cấu trúc đơn giản nhất, không có nhiều điều kiện.
  • Ai cũng có thể sử dụng loại cấu trúc này mà không đòi hỏi người lập trình phải có kỹ năng chuyên sâu hay kiến thức chuyên môn, phù hợp với những người mới bắt đầu.
  • Cấu trúc tuần tự dễ bảo trì nhờ thứ tự các bước thực hiện rõ ràng, không có câu lệnh bị bỏ qua.
  • Tốc độ xử lý nhanh. Các câu lệnh trong cấu trúc tuần tự được thực hiện theo đúng trình tự nên tốc độ xử lý nhanh hơn so với cấu trúc rẽ nhánh hay cấu trúc vòng lặp. 
  • Cấu trúc tuần tự có thể tái sử dụng các khối câu lệnh trong nhiều trường hợp khác nhau. Qua đó giúp quá trình phát triển chương trình đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của cấu trúc tuần tự
Ưu điểm và nhược điểm của cấu trúc tuần tự

Nhược điểm

  • Cấu trúc tuần tự là cấu trúc đơn giản nhất nên sẽ không phù hợp với tình huống phức tạp và không thể đáp ứng yêu cầu của chương trình có nhiều điều kiện hay các tình huống phức tạp.
  • Cấu trúc tuần tự không linh hoạt trong thay đổi hoặc thực hiện các câu lệnh theo nhiều thứ tự khác nhau, nó chỉ cho phép thực hiện câu lệnh theo một thứ tự cụ thể.
  • Cấu trúc tuần tự không thực sự tối ưu cho việc sử dụng tài nguyên vì các câu lệnh thực hiện theo đúng thứ tự. Nó không thể sử dụng đồng thời các tài nguyên để tối ưu hóa hiệu suất chương trình.

Điểm khác biệt giữa cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp là gì?

  Cấu trúc tuần tự Cấu trúc rẽ nhánh Cấu trúc lặp
Đặc điểm Là cấu trúc thực hiện các câu lệnh thuật toán theo một trình tự nhất định, không có tính linh hoạt. Là cấu trúc khi điều kiện thỏa mãn thì chương trình sẽ bắt đầu thực hiện lệnh và ngược lại.

Đảm bảo tính linh hoạt cao, thay đổi được thứ tự thực hiện các bước trong thuật toán.

Lặp lại một câu lệnh hoặc khối câu lệnh nhiều lần cho đến khi thỏa mãn điều kiện cụ thể.
Ví dụ Ví dụ tính diện tích hình vuông

– Bước 1: Nhập chiều dài cạnh hình vuông

– Bước 2: Tính diện tích hình vuông: nhân độ dài cạnh với cạnh

– Bước 3: Hiển thị kết quả tính diện tích hình vuông

 

Dior có chương trình khuyến mãi giảm 30% tổng hóa đơn quần áo trên 1 triệu. Ta có thuật toán miêu tả hoạt động tính tiền như sau:

– Bước 1: Tính tổng số tiền quần áo mà khách hàng mua (T)

– Bước 2 Nếu T ≥ 1.000.000  thì số tiền thanh toán là 0,7xT

– Bước 3: In hóa đơn

S:=20;

For i:=2 to 4 do

S:=S-i;

Giá trị ban đầu của S là 20. Khi đó, các vòng lặp và giá trị tương ứng của S là:

Với i=2 ⇒S=20-2=18

Với i=3⇒ S=20-3=17

Với i=4 ⇒ S=20-4=16

Cơ quan tương tự là những cơ quan? Ví dụ cơ quan tương tự

Trên đây là những thông tin về “Cấu trúc tuần tự là gì? Đặc điểm, sơ đồ và ví dụ cấu trúc tuần tự”. Dạng cấu trúc này được các lập trình viên sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, cấu trúc tính toán này chỉ phù hợp với với những chương trình đơn giản. Còn với tình huống phức tạp, bạn nên lựa chọn cấu trúc rẽ nhánh hoặc cấu trúc lặp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *