Chó chui gầm chạn là gì? Ở rể có như “chó chui gầm chạn”?

Chó chui gầm chạn xưa nay thường được dùng để nói về các chàng trai ở rể. Vậy ý nghĩa của chó chui gầm chạn là gì, vì sao lại có sự ví von này? Cùng Palada.vn tìm hiểu nguồn gốc của cách ví con “Chó chui gầm chạn” này nhé.

Chó chui gầm chạn là gì?

Để giải thích câu “chó chui gầm chạn” là gì, chúng ta đi phân tích các từ như sau: 

Giải thích từ “chạn”: đồ bằng gỗ hoặc tre, có nhiều ngăn, dùng để đựng bát đĩa hoặc thức ăn. Trên thực tế, cái chạn bát trong gia đình người Việt trước đây có gầm rất thấp, thường chỉ cao 10 – 15cm. 

Với chiều cao như vậy thì con chó sẽ rất khó khăn để chui vào. Nó phải luồn cúi mới vào được. Hình ảnh chó chui gầm chạn ý muốn nói con chó vì sợ hãi điều gì đó nên mới chui dưới gầm chạn, không dám lên tiếng cũng không dám động đậy. Nằm im nhìn rất đáng thương.

Hình ảnh Chó chui gầm chạn
Hình ảnh Chó chui gầm chạn

Nghĩa bóng: 

  • Mỉa mai thân phận thấp hèn, luồn cúi để nương nhờ kẻ khác.
  • Kẻ hèn mọn, nhẫn nhục thu mình một cách nhục nhã, ê chề.

Câu thành ngữ “Chó chui gầm chạn”hay chó chui gầm giường ý muốn nói đến những người khi rơi vào cảnh khó khăn thì không tìm ra giải pháp mà phải sống luồn cúi, nhẫn nhịn chịu đựng đầy nhục nhã. Câu này thường dùng để chỉ các chàng trai ở rể.

Ý nghĩa của Chó chui gầm chạn là gì?

Từ thời xa xưa, đàn ông vốn được coi trọng, vì họ được xem là trụ cột của gia đình, chỉ làm những việc lớn. Mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều sẽ do người đàn ông quyết định. Khi mà họ đã lên tiếng thì người phụ nữ sẽ chẳng dám cãi lại. 

Vậy nên, người đàn ông nào đi ở rể, phải sống nương nhờ nhà vợ sẽ được cho là kém cỏi. Ở cái xã hội mà người đàn ông luôn được đề cao hơn phụ nữ thì việc đi ở rể là điều khó chấp nhận, đều bị cho là “Chó chui gầm chạn”.

Ý nghĩa của Chó chui gầm chạn
Ý nghĩa của Chó chui gầm chạn

Bởi vậy mà chắc chằn rằng không có một người đàn ông nào lại muốn mình bị gắn cho cái mác chạn vương chẳng mấy vinh quang này. Điều đáng ngại nhất mà cánh mà râu phải nhận khi đi ở rể chính là những ánh mắt săm soi chẳng mấy thiện cảm từ mọi người. 

Câu chó chui gầm chạn trong xã hội hiện đại

Ở xã hội hiện đại ngày nay, việc trọng nam khinh nữ đã bị lên án nhiều và không còn phổ biến nữa. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp khinh miệt các chàng trai đi ở rể. Dẫu nói thế nào đi nữa thì người ta vẫn ngầm hiểu vai trò trụ cột của người đàn ông trong gia đình. Vì thế mà việc đi ở rể, nương nhờ nhà vợ đối với không ít người là một điều xấu hổ không thể chấp nhận được và nếu có chấp nhận thì cũng không muốn người khác biết.

Quan niệm về việc đi ở rể như chó chui gầm chạn đã dần thay đổi

Tuy nhiên, không phải ai ở rể cũng cảm thấy mệt mỏi, nó còn tùy thuộc vào cách hành xử của gia đình bên vợ. Ví dụ, nếu người đàn ông gặp được một gia đình nhà vợ biết thấu hiểu đạo lý, coi con rể như con ruột thì không cần phải bận tâm lo lắng làm gì cả. Còn nếu gặp phải một gia đình khó khăn, tính toán thì là lẽ khác; nhất là khi gia cảnh không môn đăng hộ đối, nhà vợ lại giàu hơn chồng thì càng khiến người đàn ông thêm phần áp lực và bị chèn ép hơn. 

Lúc ấy, người đàn ông làm gì cũng phải giữ kẽ, không có tiếng nói. Nặng nề hơn là mang tiếng ham vợ giàu, ăn bám nhà vợ. Cuộc sống như thế thật là khó chịu làm sao.

Nói đi cũng phải nói lại, vẫn còn rất nhiều chàng trai chấp nhận chuyện ở rể như lẽ thường tình. Nguyên nhân là cái nhìn của xã hội ngày nay về vấn đề này đã cởi mở hơn rất nhiều, nhất là ở thành thị, nên họ ít phải chịu áp lực của dư luận. Thật ra, việc ở rể hay làm dâu cũng đều như nhau. Ai rồi cũng phải rời xa gia đình của mình để về sống trong một môi trường mới lạ và chịu ánh mắt dò xét của mọi người. Và điều quan trọng để tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa cả hai thế hệ vẫn là tình cảm chân thành.

Ở rể có phải chuyện xấu hổ?

Đầu tiên cần khẳng định chắc chắn rằng ở rể không phải là chuyện xấu hổ

Chúng ta đang sống ở thời hiện đại nên những tư tưởng lạc hậu kiểu ở rể như chó chui gầm chạn cần được loại bỏ. Ở rể không có gì là xấu hổ. Cả nam và nữ đều bình đẳng như nhau.
Ở rể hay làm dâu đều cần nhận được sự tôn trọng, yêu thương, đối đãi bình đẳng ở các gia đình. Suy cho cùng thì đây chỉ là sự lựa chọn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Không phải cứ ở rể là không có tiếng nói trong gia đình.

Ở rể không phải chuyện đáng xấu hổ
Ở rể không phải chuyện đáng xấu hổ

Có những gia đình rất khó khăn và hà khắc, bạn có thể lựa chọn cách nhường nhịn, dĩ hòa vi quý để dễ sống. Cũng có thể chọn cách đấu tranh nếu cảm thấy không thể tiếp tục. Thời hiện đại, mọi thứ đều thoải mái hơn, chuyện vợ chồng ở riêng là bình thường. Phần lớn, vì muốn tự do, nhiều cặp vợ chồng đã lựa chọn cách ra ở riêng. Đây cũng là một phương án hay nếu như bạn cảm thấy không thoải mái với cuộc sống ở rể hoặc làm dâu.

Chàng rể thông minh cần làm gì khi ở rể?

Cư xử khéo léo

Để có được một gia đình êm ấm, mỗi thành viên trong gia đình chứ không riêng chàng rể phải cố gắng rất nhiều. Con rể muốn chiếm được cảm tình từ nhà vợ cần phải biết yêu kính bố mẹ vợ, xem đây như chính gia đình của mình.

Trong cách cư xử, chàng rể cần phải khôn khéo, mềm mỏng nhưng cũng không nên nhu nhược và cần giữ được chính kiến của mình. Hãy biết dung hòa các mối quan hệ trong gia đình, luôn yêu thương và tôn trọng các thành viên trong gia đình vợ.

Chàng rể biết cách cư xử khéo léo
Chàng rể biết cách cư xử khéo léo

Loại bỏ cảm giác tự ti vì ở rể

Thực tế cho thấy, các chàng rể thường được gia đình vợ chào đón và ít khắt khe, soi xét hơn. Tuy nhiên, sức chịu đựng của con rể lại kém hơn hẳn so với con dâu nếu xảy ra va chạm với gia đình vợ.

Đàn ông thường hay cảm giác tự ti, cảm thấy mình hèn kém khi phải về nhà vợ ở. Vì vậy, người chồng cần phải vượt qua được định kiến “ở nhà vợ chó chui gầm chạn”, dung hòa được phong cách sống cùng lòng tự trọng, tính sĩ diện và tôn trọng bố mẹ vợ, yêu thương vợ con thì chắc chắn con rể cũng như con trai trong gia đình, được bố mẹ vợ yêu quý.

Bỏ qua định kiến xã hội về việc ở rể

Thay vì mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, đồng nghiệp khi mình “ăn nhờ, ở đậu” gia đình vợ thì bạn hãy hành động cho mọi người thấy bạn là một người con rể tốt, biết cư xử, có trách nhiệm và tình nghĩa. Việc gia đình bạn hạnh phúc sẽ là câu trả lời đầy tự tin cho những rèm pha ngoài kia.

“Chạn vương” là gì? Khi nào thì gọi là “chạn vương”

Chính người vợ cũng phải khéo léo

Người vợ và gia đình vợ cũng phải thật khéo léo trong lời nói, hành động để tránh gây tự ái và mặc cảm, tổn thương đến chồng.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được ý nghĩa câu nói chó chui gầm chạn là gì. Ngày nay, mọi người đã suy nghĩ thoáng hơn và dần loại bỏ tư tưởng cổ hủ về việc đi ở rể này. Việc của các chàng trai ở rể cần làm là cố gắng làm việc thật chăm chỉ, tự chủ về kinh tế lo được cho gia đình của mình để không ai có thể bàn tán hay soi mói bạn và gọi là chạn vương nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *