Chùa Thầy ở đâu? 3 điều cần biết về ngôi chùa cổ kính bậc nhất Hà Nội

Là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam, chùa Thầy còn là điểm đến tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng ngàn du khách gần xa đến cầu an hàng năm. Vậy chùa Thầy ở đâu? Chùa Thầy thờ ai? Đi chùa Thầy nên cầu gì? Di tích Quốc gia Chùa Thầy cách Hà Nội bao nhiêu km? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết ngay sau đây, mời bạn tham khảo!

Đôi nét về chùa Thầy

Chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội. Nơi đây không chỉ là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014 mà còn là “địa chỉ đỏ” trong các cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Bên cạnh đó, chùa Thầy còn là một danh lam thắng cảnh với nhiều cảnh quan độc đáo, thu hút khách du lịch. Hơn nữa, chùa còn có sự liên kết chặt chẽ với quần thể hang động, tạo nên sự phong phú về cảnh quan trong các dịp lễ hội.

Nét đẹp của ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nội
Nét đẹp của ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nội

Chùa Thầy ở đâu?

Chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) nằm ở chân núi Sài Sơn, thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ. Tuy nhiên, kể từ khi Hà Tây và Hà Nội sáp nhập vào làm một thì ngôi chùa này chính thức trở thành điểm du lịch có tiếng của mảnh đất Thủ đô.

Được biết, chùa Thầy được xây dựng vào thời nhà Lý (1072 – 1127), trên thế đất hình con rồng, mặt quay về hướng Nam, bên trái là ngọn Long Đẩu, bên phải và lưng chùa dựa vào núi Sài Sơn; nhằm lưu dấu tu hành của một vị cao tăng lúc bấy giờ – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Ý nghĩa của lễ hội chùa Thầy

Có thể nói, đối với người dân xung quanh Quốc Oai, không ai không biết đến sự tích ly kỳ của thiền sư Từ Đạo Hạnh với 3 kiếp sống Tăng – Phật – Vua và được nhân dân rất coi trọng, quý mến.

Khi còn sống, ngài là một người vô cùng tài năng, đức độ khi vừa chữa bệnh, vừa dạy học, dạy đá cầu, múa rối nước, đánh vật,… cho dân làng. Do đó, cứ vào ngày mùng 5, 6, 7, 8 tháng Ba âm lịch mỗi năm, hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền đều quy tụ về chùa Thầy để tưởng nhớ công đức và chiêm bái,… Tuy nhiên, cũng có không ít người đến đây chỉ để thưởng ngoạn cảnh vật chốn linh thiêng này. 

Đi chùa Thầy cầu gì?

Khi đến lễ chùa nói chung hoặc lễ chùa Thầy nói riêng, sau khi khấn nôm (tên, ngày tháng năm sinh, quê quán), bạn nên cầu cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn thiện lành, trong sáng, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông,… Sau đó nên nguyện hồi hướng công đức của mình cho những người đã khuất, để họ sớm được siêu thoát.

Đi chùa Thầy nên cầu bình an, khỏe mạnh và trí tuệ
Đi chùa Thầy nên cầu bình an, khỏe mạnh và trí tuệ

Tùy vào sở nguyện của mỗi người mà bạn có thể thay đổi thứ tự, thêm bớt những mong cầu trong cuộc sống, tuy nhiên chớ tham lam mà cầu khấn bừa bãi!

Xem thêm: Chùa Ba Vàng ở đâu? Tour chùa Ba Vàng 1 ngày giá bao nhiêu?

Di tích lịch sử chùa Thầy cách Hà Nội bao nhiêu km?

Vị trí của chùa Thầy khá gần với Hà Nội, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 25km về phía Tây Nam. Nếu đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, bạn sẽ mất khoảng nửa tiếng di chuyển để đến được chùa. Hoặc bạn có thể tham khảo lộ trình di chuyển tới chùa Thầy như sau:

  • Xe bus: Tuyến xe 73 (BX Mỹ Đình – Chùa Thầy) giá 10.000đ/lượt, mỗi chuyến cách nhau từ 10 – 20 phút.
  • Phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô): Từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc khoảng 16km là tới cầu vượt Sài Sơn, sau đó rẽ phải thêm 1km là tới được chùa Thầy.

Lễ hội chùa Thầy có gì?

Những nghi lễ chính trong hội chùa Thầy bao gồm: mộc dục (tắm tượng), lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước, lễ nghinh bài vị Đức Thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung,… Ngoài ra, người dân và du khách vào những ngày này còn có có hội chiêm ngưỡng màn trình diễn múa rối nước độc đáo cùng vô số trò chơi dân gian khác.

Một vài lưu ý quan trọng khi đến với lễ hội chùa Thầy

  • Vì địa hình của chùa Thầy nằm ở khu vực đồi núi tương đối gập ghềnh, do đó bạn nên mang những đôi giày đế bằng, êm chân để thuận tiện cho việc di chuyển.
  • Một số đồ vật cá nhân có thể sẽ hữu ích với bạn khi đến chùa Thầy: khăn ướt, quạt giấy, đồ lễ chùa, dầu gió, khẩu trang, tiền lẻ,…
  • Cần ăn mặc lịch sự, trang nhã khi tham gia lễ hội.
  • Chú ý bảo quản đồ đạc ở những nơi đông người
  • Không nên đi cùng hoặc tiếp chuyện những người dân tự thuyết minh về lịch sử của chùa, nếu không bạn sẽ phải trả 100.000VNĐ – 300.000VNĐ.
  • Khi đến chùa, bạn nên thành tâm cầu an và tận hưởng vẻ an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
Không nên quá chú tâm vào việc chụp ảnh sống ảo khi đến nơi linh thiêng
Không nên quá chú tâm vào việc chụp ảnh sống ảo khi đến nơi linh thiêng
  • Không nên tùy ý đụng chạm hoặc lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi chưa được sự cho phép của nhà chùa.
  • Tuyệt đối không được dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ, bàn ghế trong khuôn viên chùa.
  • Nên vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ảnh hưởng tới mỹ quan nhà chùa.
  • Nên trực tiếp xin phép với ban quản lý nhà chùa nếu muốn quay phim, chụp hình nhà chùa.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về chùa Thầy mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết chùa Thầy ở đâu, chùa Thầy có gì, thờ ai, cách Hà Nội bao nhiêu km,… 

Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ vấn đề, thắc mắc nào về chùa Thầy nhưng chưa được giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *