Yên Tử Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất miền Bắc. Vào dịp đầu năm, chốn linh thiêng này có thể đón tới hàng nghìn du khách tới để vãn cảnh, cầu may cho gia đình. Nếu bạn cũng đang có ý định đi Yên Tử, vậy thì nhất định không thể bỏ lỡ bài viết ngay sau đây!
Đôi nét về chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử là một hệ thống bao gồm chùa, am và tháp tại Quảng Ninh; với độ cao 1068m và lối kiến trúc vô cùng độc đáo, đây được xem như một điểm đến lý tưởng với những ai vừa yêu thích tâm linh, vừa đam mê chụp ảnh sống ảo.
Khi đến đây, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp: những con suối trong vắt tựa như dải lụa vắt ngang qua rừng trúc, những viên đá bóng nhẵn dưới dòng nước chảy róc rách,… Ngoài ra, bạn còn có thể chiêm ngưỡng cả dòng sông Bạch Đằng đang cuộn sóng và vùng Đông Bắc rộng lớn, mênh mông.
Chùa Yên Tử ở đâu, thuộc tỉnh nào, huyện nào?
Chùa Yên Tử nằm ở thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Đây là nơi được Phật Hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn làm nơi tu hành sau khi thoái vị và thành lập ra giáo phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét?
Theo các số liệu được công bố, chùa Yên Tử Quảng Ninh có độ cao khoảng 1068 mét, quanh năm ngập trong mây và mưa lất phất. Do đó, khi tới Yên Tử, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào chốn bồng tiên – một nơi ảo diệu chỉ có thể nhìn thấy trong phim ảnh.
Chùa Yên Tử thờ ai?
Chùa Yên Tử là nơi dân chúng tưởng niệm về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam. Bên cạnh đó, mỗi năm hành hương tới đây, phần lớn du khách đều có dịp tưởng nhớ về một vị vua khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành, nhằm đem đến muôn vạn phước lành cho dân chúng – vua Trần Nhân Tông.
Yên Tử có bao nhiêu bậc?
Hiện tại chưa có bất kỳ thống kê chính xác nào về việc chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc. Tuy nhiên, với độ cao 1068 mét và tổng chiều dài đường bộ lên đến đỉnh Yên Tử lên đến 6km, chắc chắn số lượng bậc thang phải lên tới con số hàng ngàn, thậm chí có thể hơn.
Do đó, du khách không chỉ cần một sức khỏe thật tốt mà còn phải có lòng quyết tâm cao độ mới có thể chinh phục được đường bậc thang này.
Xem thêm: Sông Cả ở đâu? Top #5 điều có thể bạn chưa biết về sông Cả
Yên Tử có gì?
- Suối Giải Oan: Đây dòng suối trong xanh gắn liền với câu chuyện hàng trăm cung nữ đã trẫm mình để ngăn nhà vua Trần Nhân Tông quy y. Bên cạnh đó, khi dừng chân tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quang núi rừng thơ mộng với tiếng suối chảy róc rách, mang lại cảm giác thư thái và yên bình đến lạ.
- Chùa Hoa Viên (Phù Vân): Ngôi chùa nằm tại vị trí trung tâm trong hệ thống chùa Yên Tử, là nơi chứng kiến đức vua Trần Nhân Tông toàn tâm toàn ý hướng về Phật pháp và lập ra Thiền phái riêng.
- Thiền viện Trúc lâm Yên Tử (Chùa Lân hoặc Long Động Tự): Đây là ngôi chùa được sử dụng làm nơi giảng giảng đạo, giác ngộ cho các cao ni, Phật tử.
- Vườn tháp Huệ Quan: là nơi lưu giữ ngọc cốt của các vị nhà sư từng tu hành tại Yên Tử. Tính tới thời điểm hiện tại, trong vườn tháp Huệ Quan đang lưu trữ 97 ngôi tháp mộ với đầy đủ kích thước, độ cao thấp khác nhau.
- Chùa 1 mái Yên Tử (Động Thanh Long): Đây là nơi các cao ni vừa đọc sách, vừa soạn kinh. Ngoài ra, đây cũng là nơi duy nhất trong hệ thống chùa Yên Tử Quảng Ninh vẫn giữ nguyên được tượng thờ, đồ thờ cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn.
- Chùa Bảo Sái: Tọa lạc trên độ cao gần 700m so với mực nước biển, hiện nay chùa Bảo Sái được sử dụng là nơi biên soạn, lưu trữ kinh văn của Thiền phái Trúc Lâm.
- Am Ngọa Vân: Đây chính là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo, do đó nơi đây được xem như thánh địa của Thiền Phái Trúc Lâm.
- Đền An Sinh: Ngôi đền này được xây dựng từ khoảng thời Hậu Lệ – Nguyễn, là khu di tích của các lăng mộ Hoàng đế thời Trần. Ngoài ra, ở cổng đền có rất nhiều hàng nhãn cổ thụ làm cảnh quan, giúp đền tăng thêm phần cổ kính và trang nghiêm.
- Khu di tích Đá Chồng: Được mệnh danh là một trong những cụm công trình kiến trúc nổi tiếng nhất tại khu vực Đèo Voi, tại đây các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng loạt dấu vết của kiến trúc chùa tháp tại Ngọa Vân.
- Chùa Hồ Thiên: Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời phong kiến, với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghiên cứu lịch sử – văn hóa dân tộc.
Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử – Quảng Ninh từ A đến Z
Nên đi chùa Yên Tử Quảng Ninh vào mùa nào?
Du khách có thể đi chùa Yên Tử vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thời điểm chùa có nhiều hoạt động thú vị nhất sẽ rơi vào khoảng mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Bởi, đây chính là giai đoạn chính thức diễn ra lễ hội chùa Yên Tử, thu hút đông đảo du khách gần xa tới dâng hương, lễ Phật.
Thế nhưng, nếu đi vào dịp này sẽ rất đông, do đó du khách có thể sẽ gặp một số vấn đề như: chen chúc, tắc đường,… Vì thế, nếu không thích chốn đông người, du khách có thể đi chùa Yên Tử vào khoảng sau tháng 3 âm lịch.
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Yên Tử Quảng Ninh
Để đi được tới chùa Yên Tử, bạn có thể lựa chọn một trong những phương tiện sau: xe máy, xe ô tô, xe khách,… và đi theo lộ trình sau:
- Hướng từ Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định: Bạn cần đi tới địa phận Uông Bí, sau đó rẽ trái ở ngã ba QL10 và đi thẳng thêm 10km nữa là tới chùa Yên Tử.
- Hướng Hà Nội: Bạn hãy di chuyển tới địa phận của Bắc Ninh, sau đó rẽ sang đền Trình ở QL18 và đi thằng thêm 10km nữa là tới chùa Yên Tử.
Xem thêm: Fansipan ở đâu? Du lịch Fansipan tự túc cần lưu ý điều gì?
Mua gì ở Chùa Yên Tử?
Nếu bạn muốn mua đặc sặc ở chùa Yên Tử để làm quà thì nên lựa chọn một số món sau:
- Măng trúc tươi
- Bánh chè lam
- Rau dớn
- Rượu mơ
- Mật ong hoa rừng
- Nem chua
- Trầu một lá
- Dầu xoa bóp trầu tiên
- Chả mực Hạ Long
- Canh gà rượu bâu
- …
Lưu ý khi đi chùa Yên Tử Quảng Ninh
Để có một chuyến du lịch được trọn vẹn nhất, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Thay vì đi giày cao gót, hãy đi giày thể thao!
- Mặc quần áo phù hợp theo mùa nhưng nên có sẵn một chiếc áo dài tay mỏng và một số vật dụng cần thiết để leo núi (gậy, bản đồ, đồ ăn nhẹ, mũ, khăn mỏng, giấy ướt,…)
- Nếu đi cap treo, bạn nên mua vé 2 chiều cùng lúc, tránh trường hợp xếp hàng dài để chờ mua vé chiều về.
- Không nên mua đồ lưu niệm dọc đường vì giá của chúng rất đắt, đôi khi có thể gặp lừa đảo.
- Nên mang theo nước khoáng theo người.
- Túi xách nên nhỏ gọn, có khóa an toàn, tránh bị móc túi.
- …
Trên đây là toàn bộ thông tin về chùa Yên Tử Quảng Ninh mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm phần nào về chốn thanh tịnh độc đáo này. Ngoài ra, nếu bạn còn cần thêm thông tin nào khác về chùa Yên Tử, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ bổ sung và phản hồi sớm nhất có thể!