Theo truyền thống từ xưa, cứ đến thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ người dân Việt Nam sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng giao thừa với mong muốn năm mới mọi điều sắp tới sẽ may mắn, thuận lợi hơn năm cũ. Vậy thì nên cúng giao thừa lúc mấy giờ? Hãy tham khảo bài viết này để có thể thực hiện cúng giao thừa chuẩn nhất nhé.
Tóm tắt
Chúng ta nên cúng giao thừa lúc mấy giờ?
Giao thừa thường được mọi người coi là khoảng thời gian vô cùng thiêng liêng, bởi vì đây là lúc năm cũ kết thúc và sẽ bước sang một năm mới. Đây là lúc trời đất giao hòa với nhau, mọi vật với năng lượng đều tràn đầy sức sống, âm dương hòa hợp với nhau. Lúc này mọi điều xấu hay xui xẻo trong năm cũ sẽ được rũ bỏ, điều tốt lành cùng năng lượng tích cực sẽ được thay thế.
Vậy nên cúng giao thừa vào lúc mấy giờ và cúng đêm giao thừa lúc mấy giờ? Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch theo các chuyên gia về tâm linh thì nên thực hiện vào giờ Tý, là khoảng thời gian từ 11 giờ đêm (ngày cuối cùng của năm, có thể là 30 hoặc 29 Tết tùy theo năm) đến 1 giờ sáng (ngày mùng 1 Tết theo âm lịch).
Tuy vậy hiện nay nhiều gia đình thường sẽ cúng sớm hơn cho thuận tiện. Vì vậy việc cúng giao thừa nên cúng lúc mấy giờ phụ thuộc vào văn hóa của từng vùng miền cùng với điều kiện thời gian của mỗi gia đình, miễn là diễn ra vào ngày cuối cùng của năm âm lịch.
Thời gian cúng giao thừa theo quan niệm của người xưa gồm 1 giờ của năm cũ và 1 giờ của năm mới. Đó là khoảng thời gian mà các vị thần cũ bàn giao công việc cho các vị thần mới đến nhậm chức. Việc cúng giao thừa vào khoảng thời gian này sẽ giúp các vị thần chứng giám cho lòng thành kính của gia chủ.
Cúng giao thừa thế nào?
Theo quan niệm truyền thống xưa thì người Việt Nam sẽ tiến hành cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời. Lễ vật cúng giao thừa ở 2 mâm cỗ này cũng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo cách cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà dưới đây.
Chúng ta nên cúng giao thừa ngoài trời lúc mấy giờ?
Cúng ngoài trời đêm giao thừa lúc mấy giờ tùy thuộc vào gia chủ nhưng cần tiến hành trước khi cúng giao thừa trong nhà. Mâm lễ cúng ngoài trời cần có những đồ cúng cơ bản như sau: Gà luộc, xôi, bánh chưng, mâm ngũ quả, bánh kẹo, rượu, nước, thuốc lá, đĩa gạo, đĩa muối, trầu cau, nến cốc, hương – nhang thơm.
Ngoài ra chúng ta còn cần chuẩn bị thêm một bộ quần áo thần linh, ngựa vàng. Nếu gia đình có nhiều thời gian chuẩn bị và có điều kiện kinh tế tốt thì có thể chuẩn bị thêm 1 vài món mặn khác.
Chúng ta nên cúng giao thừa trong nhà lúc mấy giờ?
Tương tự cúng giao thừa trong nhà vào lúc mấy giờ là tùy thuộc vào gia chủ và thực hiện sau lễ cúng ngoài trời. Thực hiện lễ cúng giao thừa trong nhà sẽ bao gồm những lễ vật tương tự như bánh kẹo, mứt Tết, hoa quả, tiền vàng mã, hương hoa. Ngoài ra sẽ có những đồ mặn như gà, xôi, bánh chưng, một bát canh, một đĩa rau xào, giò chả lụa.
Tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình và phong tục của từng miền mà sẽ có mâm cỗ dâng lên các vị thần linh, gia tiên khác nhau. Nếu gia đình không có điều kiện về kinh tế tốt thì có thể thành tâm cúng với một số lễ vật cần có là xôi, gà, rượu, trầu cau, hoa quả là được.
Nghi thức thực hiện
Giao thừa là thời khắc để chúng ta tiễn năm cũ, đón năm mới, cầu mong mọi điều tốt lành, bình an, may mắn sẽ đến với gia đình. Để có thể cúng giao thừa đúng và chính xác nhất thì bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị lễ cúng
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp những lễ vật cúng lên bàn thờ trong nhà và bàn thờ ngoài sân trước 11h của đêm 30 Tết (nếu năm nào không có ngày 30 thì cúng vào ngày 29 Tết). Sau đó chúng ta cần tắm rửa sạch sẽ bằng lá mùi, súc miệng bằng rượu thơm, ăn mặc nghiêm túc để chuẩn bị làm lễ cúng giao thừa.
Bước 2: Thực hiện mâm lễ cúng ngoài trời
Lễ cúng ngoài trời mục đích là để thờ các vị thần linh. Mâm lễ với ý nghĩa tiễn đưa các vị quan cũ và sẽ nghênh đón các vị quan mới. Vì lúc này các vị quan Hành Khiển đang rất vội không vào được trong nhà nên mâm cỗ sẽ được bày ra ngoài sân để cho các vị thần linh dùng.
Bạn nên kê một chiếc bàn ra giữa sân hoặc ra cửa chính, sau đó sắp xếp các đồ lễ lên trên, rồi tiến hành cúng giao thừa ngoài trời.
Bước 3: Thực hiện mâm cúng trong nhà
Sau khi thực hiện cúng ngoài trời thì bạn sẽ vào trong nhà để cúng mâm lễ trong nhà dâng lên các vị tổ tiên. Mâm cỗ này thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đến thần thổ địa và tổ tiên đã mất.
Ông Công ông Táo là ai? Đồ cúng ông Công ông Táo gồm những gì
Lưu ý cúng giao thừa lúc nào
Khi cúng giao thừa để thần linh, tổ tiên có thể chứng giám cho lòng thành của gia chủ và không phạm vào các điều cấm kỵ thì chúng ta nên chú ý những vấn đề sau:
– Chúng ta nên chuẩn bị kỹ các lễ vật để có thể tiến hành việc cúng đúng thời gian tốt.
– Nhất định phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, nên mặc quần áo dài tay khi thắp hương.
– Các lễ vật không cần phải quá cầu kỳ, sang trọng, tùy vào phong tục của từng vùng miền mà gia chủ có thể điều chỉnh các loại đồ cúng khác nhau.
– Cúng giao thừa ở ngoài trời nên đặt lễ vật trên bàn nhỏ chứ không được đặt trực tiếp xuống đất. Lưu ý phải được đặt ở giữa sân, nếu nhà không có sân thì phải đặt ở giữa cửa chính hoặc trên sân thượng.
– Nên đặt bàn thờ ở ngoài trời theo hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần còn hướng Đông tượng trưng cho thần tài.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho các bạn câu hỏi nên cúng giao thừa lúc mấy giờ. Hy vọng đã giúp quý độc giả có biết được thời gian chính xác để thực hiện lễ cúng giao thừa sắp tới. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.