“Dân chơi không sợ con rơi” là tên một bộ phim hài khá nổi tiếng thời gian gần đây. Cụm từ “dân chơi” gần như được coi là quy chuẩn để đánh giá một người của một bộ phận giới trẻ. Vậy dân chơi là gì? Tiêu chuẩn để một người được giới trẻ coi là dân chơi là gì? Nếu muốn biết rõ hơn về khái niệm này thì hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây của chúng mình.
Tóm tắt
Dân chơi là gì?
Dân chơi là cụm từ dùng để chỉ những người sành sỏi trong các kiểu ăn chơi nói chung. Ví dụ như trong giới sành đồ cổ, một người có khả năng phân biệt tuổi của đồ cổ cũng như định giá chính xác món đồ thì sẽ được những người khác coi như dân chơi thứ thiệt, dân chơi xịn. Hay như trong giới chơi siêu xe, một người chịu vung tiền ra sở hữu những phiên bản xe hạn chế với mức giá trên trời cũng được coi là dân chơi trong xã hội này.
Đối với giới trẻ thì dân chơi cũng có nghĩa tương tự. Dân chơi là những người chịu vung tiền ra để chơi. Ví dụ như trong một nhóm bạn, một người thường xuyên mua sắm những món đồ giá cao, chịu bỏ tiền ra để chơi bời, có khả năng bao hết các chầu ăn chơi thì sẽ được giới trẻ tôn lên là dân chơi.
Playboy là gì? Playgirl là gì? Ý nghĩa của playboy và playgirl
Làm sao để nhận định ai là dân chơi?
Đối với mỗi nhóm người khác nhau thì việc nhận định như thế nào là dân chơi cũng rất khác nhau. Ở những vùng thôn quê hoặc nơi mà hầu hết đều thu nhập thấp thì một người được phong là dân chơi sẽ dễ dàng hơn nhiều so với những người khác.
Đó đơn giản chỉ cần là người dám chịu chi cho những buổi đi chơi hơn. Ngược lại, đối với nhóm giới trẻ ở thành thị với mức sống cao, vấn đề tiền bạc để đi chơi thoải mái hơn thì để được gọi là dân chơi sẽ khó khăn hơn nhiều. Đó không chỉ là độ chịu chi mà còn là mức sành sỏi của bạn đối với những loại ăn chơi.
Nếu như bạn chịu chi nhưng lại chẳng hề biết gì về bar, pub hay các chất kích thích thì cũng khó có thể được nhóm đối tượng này coi là dân chơi. Điều này cũng giải thích vì sao nhiều người đang là dân chơi ở đây nhưng sẽ trở thành dân thường ở những nơi khác.
Để chạy theo danh hiệu này thì khách quan mà nói, những người bạn trẻ mất nhiều hơn là được. Những thứ dân chơi đạt được cũng chỉ là cái danh hão mà có thể một thời gian ngắn nữa đối với họ cũng chẳng còn ý nghĩa gì, trong khi đó những cái mất là những cái mất thật như mất tiền bạc, thời gian, sức khỏe…
Bad boy là gì? Nhận biết bad boy chính hiệu qua dấu hiệu nào?
Tiêu chuẩn đánh giá dân chơi
Cụm từ dân chơi là cụm từ có lẽ được sinh ra ở thời hiện đại. Tuy vậy, không phải thời xa xưa thì không hề có dân chơi. Nếu là người Việt Nam thì chắc chắn ai cũng biết đến danh tiếng “công tử Bạc Liêu” đốt tiền để nấu chè thời Pháp thuộc. Những chàng công tử miền Tây với khối tài sản khổng lồ, không hề tiếc tiền vung tay để thể hiện đẳng cấp cũng là một dạng dân chơi.
Thật khó có thể đưa ra bảng quy chuẩn để đánh giá như thế nào mới là một dân chơi hay như thế nào thì không phải dân chơi. Mọi thứ hầu như là dựa vào cảm quan của những người xung quanh. Chính vì vậy có rất nhiều người chịu chơi, chịu chi nhưng họ mãi mãi không thể vươn lên được cái tầm dân chơi.
Về cơ bản, một dân chơi trước hết chắc chắn phải là một người có tiền. Bởi dân chơi mà nghèo thì đâu ai dám gọi là dân chơi. Tiền đó cũng không cần thiết phải là tự kiếm ra. Không ai quan tâm đến nguồn gốc tiền mà họ chỉ quan tâm bạn có nhiều tiền hay không mà thôi.
Thứ hai, dân chơi nhất định phải chịu chi. Trong lịch sử, chưa từng có một dân chơi nào mà lại keo kiệt cả. Bạn có tiền nhưng không chịu chi thì bạn cũng chỉ là một thằng ki bo bủn xỉn chứ đừng mơ tới cái danh dân chơi.
Cuối cùng, dân chơi là người phải sành sỏi trong lĩnh vực của mình. Bạn phải đạt đến trình cân team thì mới có thể mong vươn lên được cái tầm dân chơi. Ví như bạn là một tay chăn rau chuyên nghiệp đang muốn vươn đến hai chữ “dân chơi” thì bạn phải săn được nhiều cô gái với tâm hồn tròn và đẹp, bạn chấm em nào thì em ấy sẽ đổ. Như vậy mới có thể khiến các nông dân khác trong cộng đồng tôn bạn lên cao hơn họ một bậc.
Dân chơi nửa mùa là gì?
Cụm từ được coi như đối lập với dân chơi là dân chơi nửa mùa. Nửa mùa có nghĩa là sự kém cỏi, không chuyên nghiệp. Dân chơi nửa mùa để chỉ những người muốn đạt đến trình độ sành sỏi trong một lĩnh vực thời thượng nào đó nhưng kết quả vẫn chỉ là những sự đầu tư và cố gắng không đến nơi, khiến cho danh xưng mà họ rất muốn khoác lên người bỗng trở nên lố bịch và mắc cười.
Khoảng 10 năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam bỗng có niềm hứng thú đặc biệt với chụp ảnh. Nhiều bạn trẻ thi nhau sắm cho mình một chiếc máy ảnh cơ rồi lang thang chụp ảnh khắp nơi để up lên mạng. Sau đó họ tự phong cho mình cái danh photographer.
Không qua đào tạo, không chịu tự tìm tòi học hỏi, tất cả chỉ là cầm máy và chụp. Những tấm ảnh của các thanh niên amateur này chụp ra không có bố cục đẹp, nước ảnh xấu, không có tính nghệ thuật và thẩm mỹ là tối thiểu cần có. Sau một thời gian gồng mình đú theo trend thì đa số các dân chơi nửa mùa đều tự mình rời khỏi cuộc chơi của nhiếp ảnh dù có nhiều người đã mạnh tay chi tiền cho thân máy cũng như các loại lens xịn xò.
Có thể thấy rằng, các dân chơi nửa mùa thường là những người chỉ hám danh, hám fame, thích chạy theo trend. Họ không có niềm đam mê và không có sự nghiêm túc trong bất cứ lĩnh vực nào. Họ đầu tư tiền bạc nhưng lại không trau dồi kiến thức, kĩ năng. Trong bất kể một lĩnh vực nào, nếu như thiếu kiến thức thì bạn không thể nào nâng trình của mình lên tầm cao được.
Để không bị trở thành một dân chơi nửa mùa, chưa đến đích đã bỏ cuộc và xấu hổ thì trước khi gia nhập bất kỳ lĩnh vực nào, các bạn nên tự hỏi bản thân mình có thể dành nhiều thời gian để học hỏi, đầu tư cho việc nâng cao kiến thức, kỹ năng được không. Nếu câu trả lời là không thì tốt nhất bạn nên dừng ngay để tránh việc tốn thời gian, sức lực cũng như tiền bạc vô ích mà lại phải bẽ bàng.
Cụm từ dân chơi nửa mùa cũng đang được sử dụng rất nhiều trong giới trẻ cho những người thích ăn chơi đua đòi nhưng không có điều kiện. Không có tiền, họ làm gì cũng chỉ nửa vời, như là sử dụng đồ fake thay vì đồ real, tham gia các bữa tiệc tùng nhưng không chịu đóng góp. Những dân chơi này thường là tâm điểm của sự dè bỉu trong các nhóm ăn chơi. Họ bị coi như một trò đùa, một kẻ không có gì nhưng lại thích thể hiện.
Như vậy có thể nói là muốn trở thành một “dân chơi không sợ con rơi” cũng là một chặng đường khá gian nan. Hi vọng với bài viết này, các bạn đã hiểu được dân chơi là gì cũng như biết mình cần phải làm gì để trở thành dân chơi nhé.