DHA là gì? Có tác dụng gì với sức khỏe con người. Cách bổ sung DHA

DHA từ lâu được biết đến là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ và thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu  rõ khái niệm DHA là gì? Có tác dụng như thế nào? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức từ các chuyên gia y tế về dưỡng chất DHA cũng như cách bổ sung tốt nhất DHA cho trẻ nhỏ, bà bầu và người trưởng thành.

DHA là gì?

DHA là viết tắt của từ Docosahexaenoic Acid, là một loại axit béo không no thuộc nhóm axit béo Omega-3. DHA là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải bổ sung từ chế độ ăn uống hàng ngày. 

DHA là một loại axit béo không no thuộc nhóm axit béo Omega-3
DHA là một loại axit béo không no thuộc nhóm axit béo Omega-3

Ngoài ra, cơ thể có thể chuyển đổi ALA (một loại omega-3 thiết yếu có thể tìm thấy trong hạt lanh, hạt chia, cây gai dầu…) thành DHA/EPA khi có đủ enzyme nhưng hiệu quả rất thấp, rất nhiều người thiếu enzyme này. DHA là dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ và về sau.

Vì sao bạn nên bổ sung DHA?

Bác sĩ khuyên nên bổ sung DHA chất lượng cao có nguồn gốc động vật, đặc biệt là phụ nữ mang thai vì rất có lợi cho em bé. Các nghiên cứu trên thực tế cho thấy nếu thiếu DHA ở phụ nữ mang thai sẽ gây sinh non và cân nặng em bé thấp, ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng tăng động ở trẻ em. Vì vậy, DHA không những tốt cho trẻ nhỏ mà còn tốt cho người lớn.

Thiếu DHA ở phụ nữ mang thai sẽ gây sinh non và suy dinh dưỡng
Thiếu DHA ở phụ nữ mang thai sẽ gây sinh non và suy dinh dưỡng

Khi khẩu phần ăn của bạn không đủ DHA, tế bào não của bạn sẽ bị xơ cứng và dễ bị viêm. Một khi tế bào não trở nên viêm và cứng, sự dẫn truyền thần kinh sẽ bị tổn hại.

Thành phần axit béo không bão hòa của não bình thường thay đổi theo tuổi tác. Bạn càng lớn tuổi, bạn cần nhiều DHA để ngăn ngừa suy nhược tâm thần và suy thoái não.

Công dụng của DHA

Đối với trẻ em

DHA cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực toàn diện ở trẻ sơ sinh. Các cơ quan này phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối của thai kỳ và những năm đầu đời của trẻ. 

DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị lực và toàn diện ở trẻ
DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị lực và toàn diện ở trẻ

Do đó, việc người phụ nữ được bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA trong suốt thai kỳ và khi cho con bú sẽ giúp trẻ được phát triển tốt hơn và giảm tỷ lệ suy nhược sau sinh.

  • Đối với thị lực: Sự bổ sung DHA cần thiết cho sự hoàn thiện chức năng của mắt vì axit béo này chiếm tỉ lệ cao trong võng mạc.
  • Đối với não bộ: DHA rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì hàm lượng DHA trong chất xám rất cao (quyết định sự thông minh), tăng độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Nếu trẻ bị thiếu hụt DHA có thể sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp.

Trong một nghiên cứu ở 82 trẻ sơ sinh, hàm lượng DHA của các bà mẹ trước khi sinh con chiếm 33% sự khác biệt về khả năng giải quyết vấn đề của trẻ 1 tuổi, điều này cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng DHA cao hơn ở bà mẹ và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn ở con của họ.

Đối với phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh và phát triển toàn diện thì việc bổ sung đầy đủ DHA là điều vô cùng cần thiết. DHA giúp cho thai phụ giảm nguy cơ mắc phải nguy cơ như sinh non, tiền sản giật hay trầm cảm sau sinh.

Một phân tích của 2 nghiên cứu lớn cho thấy phụ nữ tiêu thụ 600 – 800 mg DHA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai giảm đến 40% nguy cơ sinh non ở Mỹ và 64% ở Úc, so với những người dùng giả dược.

DHA giúp cho thai phụ giảm nguy cơ mắc phải một số nguy cơ như sinh non
DHA giúp cho thai phụ giảm nguy cơ mắc phải một số nguy cơ như sinh non

Trung bình, mỗi bà mẹ trong thời kỳ mang thai nên ăn tối thiểu 230g các loại cá béo, giàu omega-3 hàng tuần, 600 – 800mg DHA mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ sinh non.

Đối với người trưởng thành

DHA hỗ trợ tuần hoàn, giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch: DHA thường được khuyến khích sử dụng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. DHA hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện chức năng nội mô cũng như khả năng giãn nở của mạch máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ.

DHA cải thiện sức khỏe tim mạch
DHA cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Có thể cải thiện ADHD (Hội chứng tăng giảm chú ý): Biểu hiện bởi các hành vi bốc đồng và khó tập trung – thường bắt đầu từ khi còn bé và tiếp tục đến độ tuổi trưởng thành. DHA giúp tăng lưu lượng máu lên não làm tăng sự tập trung trong các nhiệm vụ cần thực hiện của trí óc.
  • Có thể bảo vệ sức khỏe tâm thần: Bổ sung đủ hàm lượng DHA giúp giảm nguy cơ trầm cảm.
  • Có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến bệnh Alzheimer: DHA là chất béo omega – 3 chính trong não, đặc biệt cần thiết cho hệ thống thần kinh chức năng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh Alzheimer có lượng DHA trong não thấp hơn những người lớn tuổi có chức năng não tốt.

Ngoài ra, DHA còn có một số tác dụng khác như:

  • Chống lại chứng viêm: Chất béo omega-3 như DHA có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, đặc biệt là những bệnh ở người cao tuổi như tim mạch và nướu răng, đồng thời cải thiện tình trạng các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
  • Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau lao động nặng hoặc tập thể dục: Sử dụng DHA – một mình hoặc kết hợp với EPA – có thể làm giảm đau cơ sau khi tập thể dục hoặc lao động nặng, một phần do tác dụng chống viêm của nó.
  • Giúp cải thiện thị lực: DHA và các chất béo nhóm omega-3 có thể giúp cải thiện tình trạng khô mắt và các bệnh về mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc), sự khó chịu của mắt khi sử dụng nhiều kính áp tròng và giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. 
  • Có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: Viêm mãn tính là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư. Nhờ tác dụng chống viêm, DHA có thể giúp giảm nguy mắc một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng,…
  • Hỗ trợ sức khỏe sinh sản của nam giới: Bổ sung đủ DHA hỗ trợ sức khỏe tinh trùng (phần trăm tinh trùng sống, khỏe mạnh trong tinh dịch) và khả năng vận động của tinh trùng, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản.

DHA có trong thực phẩm nào?

Các loại thực phẩm giàu DHA
Các loại thực phẩm giàu DHA
  • Nguồn thực phẩm tự nhiên dồi dào DHA gồm các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu…
  • Dầu cá, thuỷ sản, dầu ô liu, hạt óc chó,… cũng chứa nhiều DHA.
  • Bên cạnh sữa mẹ, sữa công thức cũng là nguồn bổ sung DHA rất tốt cho trẻ nhỏ. Ngoài DHA, sữa công thức còn cung cấp thêm ARA – loại axit béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Cách bổ sung DHA cho cơ thể

Bổ sung DHA cho trẻ

Đối với trẻ em, cách tốt nhất để bổ sung DHA cho bé đó là thông qua thực phẩm. Các thực phẩm giàu DHA như dầu cá, cá hay các loại thủy sản.

DHA cũng có nhiều trong các loại dầu thực vật, dầu olive, dầu dừa,… vì thế nên cho trẻ sử dụng các loại dầu này để bổ sung nguồn DHA tự nhiên.

Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung DHA cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm này.

Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần bổ sung DHA trong suốt quãng thời gian thai kỳ, đặc biệt vào 3 tháng cuối của thai kỳ để em bé phát triển toàn diện hệ thần kinh và mạch máu tốt nhất.

Mẹ bầu bổ sung DHA cho thai nhi thông qua việc ăn những thực phẩm giàu DHA, sữa bột cho bà bầu, hoặc thực phẩm chức năng (cần tham khảo ý kiến bác sĩ)

DHA đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Vì vậy, lựa chọn nguồn thực phẩm để cung cấp DHA là điều mà các mẹ rất quan tâm. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu được DHA là gì? Tác dụng của DHA với sức khoẻ, nhất là đối với trẻ em để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *