Đường chí tuyến là gì? Phân biệt chí tuyến với kinh tuyến và vĩ tuyến

Trong chương trình Địa lý lớp 6, chúng ta đã được tìm hiểu về khái niệm đường chí tuyến là gì. Nếu bạn vẫn bị nhầm lẫn giữa đường chí tuyến, kinh tuyến hay vĩ tuyến thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt 3 khái niệm này thật dễ dàng nhé!

Kinh tuyến là gì?

Kinh tuyến hay kinh độ là giá trị tọa độ địa lý xác định theo hướng Đông-Tây, được sử dụng phổ biến trong bản đồ. Một kinh tuyến sẽ tạo thành một nửa đường tròn lớn. Cách để phân biệt đường kinh tuyến là ghi nhớ các đường chạy dọc trên bản đồ địa lý.

Đường kinh tuyến là các đường chạy dọc bên bản đồ
Đường kinh tuyến là các đường chạy dọc bên bản đồ

Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, độ dài khoảng 20000km, nối liền 2 Địa cực, chỉ hướng Bắc-Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0 độ và kinh tuyến 180 độ, chia Trái Đất làm 2 bán cầu là bán cầu Đông và bán cầu Tây.

Vĩ tuyến là gì?

Vĩ tuyến là các giá trị địa lý dùng để chỉ các điểm ở phía Bắc hoặc phía Nam của xích đạo xác định trên bề mặt Trái Đất. Cách để phân biệt đường vĩ tuyến là ghi nhớ các đường nằm ngang trên bản đồ địa lý.

Vĩ tuyến là các đường nằm ngang trên bản đồ
Vĩ tuyến là các đường nằm ngang trên bản đồ

Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối những điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này sẽ có hướng chạy từ Đông sang Tây, vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến nằm vuông góc với kinh tuyến tại điểm cắt giữa chúng. Các vĩ tuyến càng gần cực Trái Đất có đường kính càng nhỏ.

Có tổng 5 vĩ tuyến trên Trái Đất. 4 vĩ tuyến được xác định dựa trên mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất với mặt phẳng quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Với vĩ tuyến thứ 5, xích đạo nằm giữa 2 cực.

Ngoại trừ xích đạo, các đường vĩ tuyến không phải là vòng tròn lớn nên không chứa các cung là đoạn đường ngắn nhất giữa các điểm. Các chuyến bay trên khu vực Bắc bán cầu, giữa các điểm có cùng vĩ độ sẽ di chuyển theo con đường ngắn nhất trông giống một đường cong lệch về phía Bắc trên bản đồ.

Các cung trên vĩ tuyến được sử dụng để làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trái Đất hiện nay có tất cả 181 đường vĩ tuyến (tính cả xích đạo được coi là vĩ tuyến đặc biệt).

Xem thêm: Kon tum thuộc miền nào Việt Nam – Tìm hiểu về địa lý Kon Tum

Các đường chí tuyến là gì?

Chí tuyến là tên gọi của 2 vĩ tuyến có vĩ độ +23°26’22” và -23°26’22” ở 2 phía Bắc và phía Nam xích đạo Trái Đất. Đường chí tuyến Bắc còn gọi là chí tuyến Giải (Cancer), chí tuyến Nam còn gọi là chí tuyến Ma Kết (Capricorn). Các chí tuyến là ranh giới của các vành đai ôn đới và nhiệt đới.

Các đường chí tuyến Bắc và Nam trên bản đồ
Các đường chí tuyến Bắc và Nam trên bản đồ

Hạ chí tuyến và đông chí tuyến là 2 ranh giới phía Bắc và phía Nam vùng trên của Trái Đất. Tại đây có thể nhìn thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu ít nhất tại một thời điểm trong năm. Vòng cực Bắc và nam là ranh giới của vùng xung quanh cực Trái Đất. Nơi đây có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất 1 ngày mùa hè trong năm.

Về chí tuyến Bắc hay chí tuyến Cự Giải là theo cách gọi của người phương Tây do khi họ đặt tên cho nó thì Mặt Trời nằm trong chòm sao Cự Giải, vào thời điểm nó xuất hiện trực tiếp trên đỉnh đầu tại vĩ tuyến này trùng vào thời điểm diễn ra hạ chí ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên, do hiện tượng tuế sai, nên khi diễn ra hạ chí ở Bắc bán cầu thì Mặt Trời lại nằm trong chòm sao Kim Ngưu.

Chí tuyến Nam nằm ở vĩ tuyến đối xứng qua đường xích đạo ở phía Nam. Nằm về phía nam của đường chí tuyến Nam là khu vực ôn đới Nam bán cầu. Các khu vực nằm giữa phía nam của chí tuyến Bắc và phía bắc của chí tuyến Nam gọi là khu vực nhiệt đới.

Tên gọi chí tuyến Bắc được bắt nguồn từ vị trí ở Bắc bán cầu Trái Đất của chí tuyến này, cũng nhằm phân biệt với chí tuyến Nam, nằm ở Nam bán cầu.

Vậy là bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được khái niệm đường chí tuyến là gì, cách ghi nhớ và phần biệt với đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ địa lý. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về địa lý quanh ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *