Giữ chữ tín là gì? Biểu hiện của người không giữ chữ tín?

Giữ chữ tín là việc coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu giữ chữ tín là gì, vì sao phải giữ chữ tín và biểu hiện hành vi không giữ chữ tín trong bài viết dưới đây.

Thế nào là giữ chữ tín?

Tín là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo, có nghĩa là một người làm đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy.

Ví dụ về giữ chữ tín
Ví dụ về giữ chữ tín

Trong tiếng Hán, chữ Tín (信) nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước. Tín được kết hợp bởi bộ “Nhân” (イ) và “Ngôn” (言). Ý nghĩa của giữ chữ tín người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao thì làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. 

Trong Ngũ thường (5 đức) gồm có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, chữ Tín tuy đứng ở hàng thứ 5 nhưng lại vô cùng quan trọng bởi vì nó hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Nếu không có niềm tin để phấn đấu thì con người ta không thể có thành tựu được trong bất cứ lĩnh vực gì.

Người không giữ chữ tín có những biểu hiện gì?

Giữ chữ tín mới là điều khó, còn người không có chữ tín rất nhiều. Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín thường gặp trong cuộc sống có thể kể tới là:

Tìm hiểu biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín
Tìm hiểu biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín

– Người hay thất hứa. Nhiều người chỉ hứa hẹn cho vui mồm, hứa hẹn để lấy lòng người khác chứ không hề quan tâm việc mình có thực hiện được lời hứa đó không. Kết quả đương nhiên là họ sẽ thất hứa.

– Người hay trễ hẹn. Việc đến một cuộc hẹn đúng giờ là điều tối thiểu con người có thể làm để thể hiện sự tôn trọng của mình với đối phương. Ngoài những lý do đột xuất thì việc một người hay trễ hẹn chỉ chứng tỏ họ là kẻ không có chữ tín, không đáng tin.

– Người hay nói dối. Biểu hiện này của một người thể hiện rõ ràng việc họ không có chữ tín. Họ sẵn sàng bịa đặt ra những câu chuyện không có thật nhằm mục đích có lợi cho mình.

Chính trực là gì? Vai trò, biểu hiện của người có chính trực

Bản lĩnh là gì? Làm sao trở thành một người bản lĩnh?

Cách rèn luyện giữ chữ tín

Để trở thành một người biết giữ chữ tín không hề đơn giản. Chúng ta cần phải rèn luyện theo một số cách sau đây:

Cách rèn luyện giữ chữ tín
Cách rèn luyện giữ chữ tín

– Trước tiên là chúng ta cần phải phân biệt được biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín và giữ chữ tín, từ đó mới có thể tránh mắc phải những sai lầm, trở thành người không giữ chữ tín.

– Sống thật thà, trung thực, có kỷ luật và biết tôn trọng chính những giá trị của bản thân để có thể giữ chữ tín cho mình.

– Suy nghĩ kỹ trước khi muốn hứa hẹn điều gì đó. Đôi khi chúng ta đưa ra những lời hứa chỉ với mục đích làm hài lòng người khác chứ không thật sự quan tâm đến việc mình có thực hiện được lời hứa đó. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Sau nhiều lần thất hứa, chúng ta sẽ trở thành một người không có chữ tín trong mắt người khác.

– Nỗ lực hết mình để hoàn thành tất cả nhiệm vụ, lời hứa mà mình đã có. Chúng ta không thể biết giới hạn của bản thân mình ở đâu nếu như không chịu cố gắng.

Một số câu thành ngữ về việc giữ chữ tín

Cuối cùng, Palada.vn xin gửi tới quý vị độc giả một số câu thành ngữ đã được người xưa đúc kết về việc giữ chữ tín.

Giữ chữ tín

– Một lần bất tín thì dẫn tới vạn lần bất tin.

– Chữ tín còn quý giá hơn vàng.

– Lời mà đã nói ra như đinh đóng cột.

– Quân tử nhất ngôn, 4 mã nan truy (một lời đã nói ra, 4 con ngựa cũng không đuổi theo được).

– Mua danh 3 vạn nhưng bán danh 3 đồng.

– Quân tử nhất ngôn (người quân tử chỉ nói một lần).

– Giấy rách rồi thì cũng phải giữ lấy lề.

– Nói lời thì phải giữ lấy lời

Đừng như con bươm bướm đậu rồi lại bay.

– Nói 9 thì phải làm 10

Nói mười làm 9, người cười kẻ chê.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về giữ chữ tín là gì, biểu hiện hành vi không giữ chữ tín cũng như cách rèn luyện giữ chữ tín. Chúc các bạn áp dụng thành công, luôn là những con người có uy tín trong cuộc sống này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *