Bạn đã bao giờ dùng Google dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà bị ra một kết quả Google dịch buồn cười chưa? Xin chúc mừng bạn đã bị chị Google troll rồi đấy. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem ngoài bạn còn ai gặp phải trường hợp Google dịch nói bậy này không nhé.
Tóm tắt
Google dịch là ai?
Google dịch tiếng Anh, Google dịch tiếng Việt là một công cụ dịch thuật trực tuyến được cung cấp bởi Google.
Ngoài Google dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì phần mềm này còn hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ trên thế giới thông qua văn bản và giọng nói với mức độ chính xác khá cao.
Theo thời gian các mạng xã hội cũng đã áp dụng chế độ dịch tự động tương tự Google để mang lại tiện ích cho người sử dụng. Nhưng những công cụ này hình như không thông minh như ta tưởng. Rất nhiều người rơi vào tình huống dở khóc dở cười vì bị Google dịch chơi xỏ.
Tại sao Google dịch nói bậy bạ?
Mặc dù là công cụ dịch thuật trực tuyến được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nhưng Google dịch Anh sang Việt không hoàn toàn chính xác do nó hoạt động một phần với cơ chế đóng góp, kiểm tra nội dung bởi chính những người dùng. Theo đó, Google kêu gọi người sử dụng tham gia vào cộng đồng hỗ trợ Google dịch với hai vai trò chính.
Cụ thể, người dùng Google dịch có thể tham gia dịch thuật các từ hoặc cụm từ giữa các ngôn ngữ với nhau, đồng thời cũng có thể tham gia xác nhận, kiểm tra lại tất cả các cụm từ đã được người khác dịch là đúng hay sai. Dưới cơ chế này, việc xuất hiện câu Google dịch buồn cười nói trên hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, nhiều từ ngữ có trên công cụ dịch của Google cũng chưa được khai phá hết thế nên với những cụm từ ít gặp, Google sẽ yêu cầu người dùng đóng góp để hệ thống được hoàn thiện hơn. Đây chính là một trong những lý do xuất hiện đoạn Google dịch nói bậy do những người xấu tính cố tình chỉnh sửa.
Những tình huống Google dịch sai khó đỡ nhất
World Cup là một sự kiện thể thao đưa người dân từ khắp nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Nhưng rào cản lớn nhất chính là có tới 6.500 ngôn ngữ trên toàn cầu.
Để giải bài toán khó về giao tiếp, các du khách thường dùng phần mềm dịch ngôn ngữ, phổ biến nhất là ứng dụng Google. Tuy nhiên, ứng dụng nổi tiếng này không phải lúc nào cũng chính xác.
– Michael Holden, đến từ Bristol, Anh: “Tôi muốn một chiếc bánh sừng bò, nhưng thay vì một cốc cà phê, nó nói với cô bồi bàn về một chuyến cưỡi lạc đà. Thực lòng tôi không biết tại sao mọi thứ có thể sai lệch đến thế”.
Michael không phải người duy nhất bị Google dịch nói bậy làm cho gặp rắc rối. Riêng lực lượng cổ động viên Anh, họ nói tổng cộng 41 giọng địa phương. Trừ tiếng Anh mà Nữ hoàng nói, phần mềm dịch này không thể diễn giải bất kỳ giọng địa phương nào, Sputnik News nhận định.
– Jane Holland, đến từ Wiltshire, Anh có một phen đỏ mặt: “Chủ nhà trọ cho tôi đi cùng vào trung tâm thành phố, tôi muốn ngỏ ý khen chiếc xe của ông ấy, nó có lớp đệm ghế rất trang nhã. “Ông có một chiếc xe thật đẹp” đã được Google dịch sai thành “Ông có một chiếc ‘của quý’ thật đẹp”.
– Samuel Joans, một khách Anh, đang muốn được tiêm phòng dại. “Tôi vừa bị chó cắn”, Samuel nói tiếng Anh vào điện thoại để Google dịch tiếng Anh sang tiếng Nga. Nhưng y tá lại trả lời: “Anh đã ăn loại pizza nào vào bữa tối?”. Thật khó để biết chính xác cụm từ nào đã bị dịch nhầm, nhưng cuối cùng Samuel cũng trao đổi thành công mong muốn của mình.
– Dưới đây là một số cụm bị Google dịch sai khi thu giọng nói.
tiếng Anh: “Tôi thích ăn cháo” sang tiếng Nga: “Hiệp sĩ linh dương”???
tiếng Anh: “Làm thế nào để tôi có thể đến ga Samara?”. Tiếng Nga: “Sốt ketchup có phải là người tốt không?” thế này ai mà hiểu nổi.
tiếng Anh: “Chúng tôi được bơi dưới sông Volga không?” dịch sang Tiếng Nga: “Tôi sẽ đi bơi cùng “cái ấy” của mình”.
Một thập niên trước, khi đến những nơi xa lạ, du khách thường mang theo những quyển cẩm nang bỏ túi, kèm theo một số câu giao tiếp phiên âm “nhỏ mà có võ”. Tuy nhiên, ngày nay khách du lịch ra nước ngoài đã có nhiều cách hơn để giao tiếp với dân địa phương, đặc biệt là ở những quốc gia mà tiếng Anh không phổ biến.
Trong một tối uống bia, ba khách du lịch Thụy Sĩ nảy ra ý tưởng giúp mọi người giao tiếp mà không cần biết dùng ngoại ngữ hay tiếng bản địa. Họ vẽ 40 biểu tượng về chuyện ăn, đi lại, ngủ, nghỉ… lên áo để tạo ra chiếc áo phông tên là IconSpeak có thể nói ngôn ngữ quốc tế.
Một số du khách còn vận dụng cử chỉ tay chân cùng với biểu cảm trên gương mặt để thay thế cho ngôn ngữ, nhưng đôi lúc họ vẫn cần đến sự trợ giúp của công nghệ.
Google dịch nói bậy trong nhiều ngôn ngữ khác
Vì ngoài chức năng Google dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì còn khá nhiều ngôn ngữ khác nên bất cứ ai cũng không thoát khỏi thảm họa từ công cụ dịch nổi tiếng nhất thế giới này. Các bạn hãy chuẩn bị tinh thần để hiểu tại sao mỗi khi có ai viết văn không hay lại bị bảo “mày viết như Google dịch” nhé.
– Nếu Cristiano Ronaldo hiểu tiếng Việt, có lẽ anh ấy sẽ không bao giờ dại dột dám đăng status này.
– Nhìn ảnh và đọc caption thì có vẻ Google dịch buồn cười đấy, nhưng chắc là bản gốc không thô như bản dịch đâu. Chúng mình đoán là anh ấy muốn nói cụng ly vào đầu thôi mà.
– Nam diễn viên đẹp trai Ji Chang Wook không phải đang nói bậy đâu. Anh chàng chỉ muốn quảng bá cho bài hát tên Hello, my B*tch trong bộ phim anh đóng vai chính là Lovestruck in the City thôi!
– YG nên tuyển thêm nhân viên dịch thuật biết tiếng Việt thôi, chứ tên bài hát Love Scenario đẹp như thế vào tay Google dịch tiếng Việt thành thảm họa gì thế này?
– Người hâm mộ chắc phải “khóc thét” khi thấy idol của mình bể bóng…
– WeTV là một ứng dụng xem truyền hình của Trung Quốc, nó có hỗ trợ phiên dịch tiếng Trung sang nhiều thứ tiếng khác. Nhưng cộng đồng mạng lại truyền tai nhau rằng đừng dại mà xem vietsub của WeTV. Đây hứa hẹn là một “biển muối” khiến bạn phải “lú nặng” khi xem phim.
– Địa danh nghe rất giang hồ “Nghĩa Thành” nhờ “tài năng” dịch thuật đỉnh cao chẳng kém gì Google dịch của WeTV đã biến thành “thị trấn quan tài”.
Lời dịch cực kỳ dễ hiểu của nhạc phim Hương mật tựa khói sương. Bao nhiêu lời hay ý đẹp của văn thơ Trung Quốc chỉ còn thế này thôi. Các bạn có thể bật CC lên để xem lời dịch đã được sửa nhé.
“Lú dần đều” với lyric bài hát của Taylor Swift.
Trùm cuối chưa bao giờ làm các bạn phải thất vọng nha. Từ giờ muốn đăng gì lên mạng xã hội thì tốt nhất hãy đăng bằng tiếng mẹ đẻ để tránh bị chị Google chơi xỏ nhé.
Ngoài chức năng phiên dịch văn bản, Google dịch và cách đọc của nó cũng gây lú rất nhiều. Các bạn có thể copy 1 đoạn văn bản bất kỳ rồi paste vào nghe thử chị Google dịch hát xem sao nhé. Chúc các bạn có những giây phút giải trí và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo trên Palada.vn nhé.