Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi nào? Cách xem

Hiện tượng nhật thực là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị luôn được mọi người mong ngóng. Nếu bỏ lỡ, có thể phải rất lâu sau đó bạn mới được chiêm ngưỡng lại. Vậy Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi nào? Cách xem nhật thực như thế nào để bảo vệ đôi mắt? Cùng Palada.vn tìm hiểu nhé!

Nhật thực là gì?

Theo định nghĩa của thiên văn học: Nhật thực là khoảng thời gian mà mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời trên cùng một đường thẳng (trùng nhau). Lúc này, mặt trăng sẽ che khuất một phần hoặc toàn bộ mặt trời.

Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị mặt trăng che khuất
Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị mặt trăng che khuất

Nguyên nhân xảy ra nhật thực toàn phần là do ánh sáng mặt trời bị mặt trăng cản lại và không thể chiếu được đến trái đất.

Có những hiện tượng nhật thực nào?

Nhật thực toàn phần là gì? Xảy ra khi nào?

Nhật thực toàn phần là hiện tượng mà mặt trời bị mặt Trăng che khuất hoàn toàn. Vậy khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần? Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi hội tụ đủ các điều kiện sau:

– Mặt trăng gần với quỹ đạo của trái đất

– Mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời. Ngăn cản toàn bộ ánh sáng mặt trời chiếu xuống.

– Để quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần, bạn cần đứng tại vùng bóng tối.

Hiện tượng nhật thực toàn phần
Hiện tượng nhật thực toàn phần

Nhật thực một phần là gì?

Nhật thực một phần là hiện tượng mặt trời bị mặt trăng che khuất 1 phần. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi hội tụ đủ những điều kiện tương tự như nhật thực toàn phần. Tuy nhiên sẽ có một chút khác biệt về vị trí đứng. Cụ thể:

– Mặt trăng tiếp cận với quỹ đạo của trái đất.

– Mặt trăng che khuất một phần mặt trời. Ngăn ánh sáng mặt trời chiếu xuống.

– Để quan sát được hiện tượng này, bạn cần đứng ở vùng bóng nửa tối.

Nhật thực hình khuyên là gì?

Hiện tượng này sẽ xảy ra khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Mặt trời, mặt Trăng và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng.

– Khoảng cách Mặt trăng với Trái đất nhất trên quỹ đạo là một hình elip. Vậy nên, chúng không thể che khuất toàn bộ mặt trời. Thay vào đó sẽ tạo ra một vòng tròn lửa giống chiếc nhẫn (hình khuyên).

Hiện tượng nhật thực hình khuyên
Hiện tượng nhật thực hình khuyên

Nhật thực lai là gì?

Nhật thực lai là một biến thể của nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Tại cùng một thời điểm, nhưng có nơi lại nhìn thấy nhật thực toàn phần, có nơi lại thấy đó là hình khuyên. Tuy nhiên, hiện tượng lai này thường rất ít gặp.

Hiện tượng nhật thực lai khá ít gặp
Hiện tượng nhật thực lai khá ít gặp

Cách quan sát hiện tượng nhật thực an toàn

Chuyên gia nhấn mạnh cách để quan sát nhật thực toàn phần là bạn phải chuẩn bị các thiết bị an toàn bảo vệ cho mắt. 

Các biện pháp quan sát nhật thực an toàn phổ biến có thể kể đến là quan sát bằng kính xem nhật thực chuyên dụng (kính sử dụng các loại phim lọc theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo giảm độ sáng đến mức an toàn và ngăn được tia cực tím, hồng ngoại).

Bên cạnh đó, người yêu thiên văn có thể theo dõi hiện tượng nhật thực bằng cách quan sát qua chậu nước pha mực. Có thể để một tấm gương ở dưới đáy chậu nước để phản xạ mặt trời tốt hơn. Người quan sát cũng có thể sử dụng ống nhòm và kính thiên văn cùng phim lọc chuyên dụng ở vật kính, hoặc sử dụng phương pháp chiếu ảnh hoặc quan sát bằng kính thợ hàn loại số 14 trở lên.

Tuyệt đối không nên quan sát trực tiếp hiện thực nhật thực khi không có bất kỳ thiết bị bảo vệ mắt nào hay quan sát bằng kính râm loại rẻ tiền. Thậm chí ngay cả kính râm đắt tiền cũng không được thiết kế chuyên dụng để nhìn thẳng vào mặt trời. 

Bên cạnh đó, các biện pháp quan sát hiện tượng nhật thực trước đây từng được một số nguồn hướng dẫn nhưng hiện nay được đánh giá là thiếu an toàn, có thể kể đến như quan sát với ruột đĩa mềm, quan sát với phim chụp X quang, phim ảnh lộ sáng,…

Mặt trăng máu là gì? Xuất hiện khi nào? Có màu gì?

Quầng mặt trời – Hiện tượng cầu vồng tròn quanh mặt trời là gì?

Một vài câu hỏi thường gặp về hiện tượng nhật thực

Nhật thực xảy ra vào ban ngày hay ban đêm?

Nhật thực xảy ra vào ban ngày vì vào ban ngày mới có khả năng mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. 

Nhật thực xảy ra bao nhiêu lần trong 1 năm và kéo dài bao lâu?

Thời gian diễn ra nhật thực khá ngắn. Mỗi lần xuất hiện thường chỉ kéo dài khoảng 5-7 phút.

Mỗi năm, hiện tượng nhật thực sẽ xuất hiện khoảng từ 2-5 lần. Tuy nhiên số năm có hiện tượng nhật thực xảy ra 5 lần/năm thì rất hiếm có. 

Theo thống kê của NASA, cứ khoảng 5000 năm mới lại có 1 năm xuất hiện 5 lần. 

Nhật thực toàn phần có gây ra ảnh hưởng tới Trái đất không?

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng nhật thực nói chung hay nhật thực toàn phần nói riêng đều có thể làm giảm nhiệt độ ở các vùng bị che khuất trên Trái đất xuống khoảng 3 độ C.

Trong một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Reading (Anh) đã phát hiện hiện tượng nhật thực thậm chí có thể làm thay đổi thời tiết, ví dụ như tốc độ và hướng gió cũng như liên quan đến các hiện tượng thiên văn lạ khác.

Như vậy là bài viết đã giải thích hiện tượng nhật thực toàn phần, thời điểm nào xảy ra nhật thực toàn phần cũng như cách xem nhật thực an toàn. Vì tần suất xuất hiện nhật thực thường không quá nhiều nên hãy chú ý theo dõi các bản tin thời tiết để có thể biết chính xác khi nào xảy ra nhật thực. Từ đó không bỏ lỡ hiện tượng thiên văn thú vị này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *