Hiện tượng mặt trời có cầu vồng tròn quanh báo hiệu điều gì?

Chúng ta hẳn đã từng được nhìn thấy những tấm ảnh hay may mắn hơn là bắt gặp hiện tượng một vầng sáng bao quanh Mặt Trời và không biết nó là gì? Đây được gọi là hiện tượng quầng mặt trời. Hãy cùng tham khảo bài viết về các hiện tượng mặt trời hôm nay của Palada.vn để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé.

Hiện tượng quầng mặt trời là gì?

Hiện tượng mặt trời có quầng

Thực tế, vầng sáng lớn mà ta thấy bao quanh Mặt trời không phải là cầu vồng. Nó là kết quả của một hiện tượng quang học khá phổ biến trong tự nhiên: khúc xạ ánh sáng.

Theo khoa học lý giải về vầng sáng quanh mặt trời, đó là một hiện tượng quang học hiếm khi xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ nhiều lần theo góc 22 độ. Quầng hào quang thường xuất hiện khi trên bầu trời có một lớp mây mỏng xuất hiện.

Sự kết hợp giữa những yếu tố hóa học, vật lý và hình học là nguyên nhân tạo ra quầng mặt trời. Bầu khí quyển pha trộn nhiều loại khí, bao gồm oxy, nitơ và hơi nước. Ở độ cao đủ lớn, hơi nước cô đặc và đông cứng thành tinh thể băng. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua tinh thể băng thì dạng hình học của tinh thể sẽ làm cho ánh sáng bị khúc xạ, tương tự như hiện tượng xảy ra khi ánh sáng được chiếu qua một lăng kính.

Sao Bắc Đẩu là gì? Sao Bắc Đẩu nằm ở trong chòm sao nào? Ý nghĩa

Hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện tuyệt đẹp

Ban ngày, ánh sáng Mặt trời chiếu qua mây ti tầng ở độ cao 6 – 8km. Do mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng đã bị khúc xạ khiến quầng mặt trời xuất hiện với đủ sắc màu như cầu vồng ta hay thấy.

Tuy nhiên, vẫn có bí quyết giúp phân biệt hai hiện tượng này là cầu vồng và quầng mặt trời có sự sắp xếp màu sắc trái ngược nhau.

Cầu vồng dạng tròn có màu từ ngoài vào trong là đỏ rồi cam, vàng, sau đó đến lục lam chàm tím… còn màu sắc của quầng Mặt trời thì được sắp xếp ngược lại.

Hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Có những quan niệm cho rằng hiện tượng này mang đến điềm xấu nhưng cho đến nay khi đã có thể lý giải bằng khoa học thì đây đều chỉ là sự mê tín thổi phồng lên.

Hiện tượng quầng mặt trời rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng mặt trời giả, hãy tìm hiểu thêm về hiện tượng 3 mặt trời này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

Trái Đất hình gì? 20 sự thật về Trái Đất chúng ta cần biết

Hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay còn gọi là Mặt Trời ma (tiếng Anh: sun dog) là một hiện tượng quang học khí quyển, gồm đốm sáng ở một hoặc hai bên của Mặt Trời giống như hiện tượng 3 mặt trời xuất hiện cùng lúc. Hai Mặt Trời giả thường nằm ở hai bên Mặt Trời thật trong vòng hào quang 22°.

Mặt Trời giả là một hào quang được tạo ra do sự khúc xạ ánh sáng mặt trời bởi các tinh thể băng ở trong khí quyển. Mặt Trời giả thường xuất hiện như một đốm màu của ánh sáng ở bên trái hoặc bên phải hoặc cả 2 bên của Mặt Trời, vị trí khoảng 22°, cùng độ cao với Mặt Trời so với đường chân trời. Chúng có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu trên thế giới và tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng chúng không luôn luôn rõ ràng. Mặt Trời giả dễ thấy nhất là khi ở gần đường chân trời.

Mặt Trời giả có màu đỏ ở nơi gần Mặt Trời nhất, càng xa màu sẽ chuyển từ cam sang xanh lam. Các màu sắc chồng chéo lên nhau và bị bão hòa. Màu của Mặt Trời Giả cuối cùng sẽ hợp thành màu trắng của vòng tròn Mặt Trời giả.

Hệ sinh thái là gì? Các hệ sinh thái hiện nay

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là gì?

Trong hệ tọa độ chân trời, góc thiên đỉnh tức là góc giữa phương thẳng đứng và vị trí của một thiên thể và là góc phụ với góc cao, là góc so với phương nằm ngang. Nếu góc thiên đỉnh của mặt trời bằng 0°, Mặt Trời lúc này ở cao 90° trên đỉnh đầu và ta nói Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Hiện tượng mặt trời giả

Trên Trái Đất, những người quan sát ở trong khu vực giữa chí tuyến Nam và chí tuyến Bắc (bao gồm cả khu vực xích đạo) sẽ quan sát được hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần. Những người quan sát nằm tại hai đường chí tuyến chỉ quan sát được một lần Mặt Trời ở thiên đỉnh (vào ngày đông chí với người ở chí tuyến Nam và ngày hạ chí với người ở chí tuyến Bắc).

Mật độ dân số là gì? Cách tính mật độ dân số của nước ta

Những ai nằm ở vĩ độ cao hơn chí tuyến Bắc hay là thấp hơn chí tuyến Nam sẽ không bao giờ quan sát được hiện tượng Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Địa điểm nơi Mặt Trời lên thiên đỉnh gọi là hạ điểm mặt trời. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày 22/6 (ngày hạ chí), ở chí tuyến Nam vào ngày 22/12 (ngày đông chí). Ở xích đạo thì Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm, vào ngày 21/3 (ngày xuân phân) và 23/9 (ngày thu phân).

Vậy là với bài viết vừa rồi thì Palada.vn đã cùng các bạn tìm hiểu hiện tượng quầng mặt trời là gì cũng như một số hiện tượng mặt trời khác. Nếu thấy bài viết này của chúng mình hữu ích, các bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *