Hệ sinh thái có thể nói là một khái niệm không hề xa lạ với chúng ta, tuy nhiên để củng cố lại kiến thức về vấn đề này cũng như là hiểu thêm về môi trường sống xung quanh thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu hệ sinh thái là gì nhé.
Tóm tắt
Hệ sinh thái là gì?
Khái niệm về hệ sinh thái gồm có quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã đó (sinh cảnh). Trong một hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn có tác động qua lại với các nhân tố vô sinh tồn tại ở môi trường tạo nên hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Một hệ sinh thái bao gồm:
Sinh cảnh
Sinh cảnh là một thuật ngữ dùng trong bài hệ sinh thái là gì sinh 12, chỉ khu vực sống của các loài sinh vật. Trong khu vực này có các nhân tố vô sinh, bao gồm: đất, nước, không khí, ánh sáng… tác động qua lại với các loài sinh vật.
Quần xã sinh vật
Trái với các nhân tố vô sinh là nhân tố hữu sinh, đây tập hợp các cá thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian xác định và có mối quan hệ mật thiết gắn bó. Trong quần xã sinh vật chia ra 3 nhóm sinh vật đó là: sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ.
Sinh vật sản xuất
Sinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các yếu tố vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Bao gồm: cây cỏ, tảo, địa y và một số vi sinh vật.
Sinh vật tiêu thụ
Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật với nhiều cấp bậc khác nhau. Bậc 1 là động vật chỉ ăn thực vật, động vật bậc 2 thì ăn thịt.
Sinh vật phân giải
Sinh vật phân giải gồm vi khuẩn, nấm, giun đất… chúng được phân bố ở khắp mọi nơi với nhiệm vụ là phân hủy xác sinh vật chết, chuyển thành các chất dinh dưỡng cho thực vật.
Mối quan hệ giữa ba dạng sinh vật trong các hệ sinh thái
Ba dạng sinh vật sản xuất, tiêu thụ, phân giải có quan hệ dinh dưỡng với nhau theo một chu trình tuần hoàn khép kín như sau:
– Cây xanh nhờ có chất diệp lục hấp thu năng lượng từ mặt trời để tổng hợp ra chất hữu cơ từ chất vô cơ.
– Chất hữu cơ cây xanh tạo ra trở thành nguồn thức ăn cho các loại động vật và vật chất hữu cơ lại tiếp tục biến đổi thành động vật ăn thịt động vật khác.
– Cuối cùng, khi chết đi thì xác của các loài động vật bị phân giải bởi vi khuẩn, nấm thành khí CO2 và nước. Những chất này được cây xanh hấp thụ và lại tiếp tục vòng tuần hoàn.
Các hệ sinh thái trên Trái Đất
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần vô sinh và hữu sinh như đã nêu trên. Dựa vào đó có vô số các hình thức hệ sinh thái khác nhau và có thể được chia thành các hệ sinh thái ở Việt Nam nói riêng và Trái Đất nói chung như sau.
Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ sinh thái khổng lồ. Nó được thiên nhiên tạo ra bởi tổ hợp các hệ sinh thái dưới nước và trên cạn.
Hệ sinh thái trên cạn
Bao gồm các loại hình như: sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, rừng nhiệt đới, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, rừng lá kim, đồng rêu hàn đới…
– Đất, nước, nhiệt độ, không khí… là thành phần vô sinh hay chính là môi trường sống của các loài sinh vật.
– Sinh vật tiêu thụ: chim, trâu, bò, khỉ, hổ…
– Sinh vật sản xuất: các cây gỗ to, nhỏ, cây leo…
– Sinh vật phân giải: giun đất, nấm, vi khuẩn, địa y…
Hệ sinh thái dưới nước
Hệ sinh thái dưới nước bao gồm nước ngọt (sông, hồ, suối…) và nước mặn (rừng ngập mặn, biển khơi…).
– Môi trường sống gồm: thảm mục, đá, đất, nước, ánh sáng…
– Sinh vật phân giải: các vi sinh vật, các loài giun…
– Sinh vật sản xuất: tảo, bèo, rong, cây bụi ven bờ…
– Sinh vật tiêu thụ: ếch, cua, ốc, tôm, rắn, chim…
Hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái nhân tạo là gì? Có thể chúng ta đều biết không chỉ thiên nhiên mới tạo ra hệ sinh thái. Ngày nay chúng ta đã có thể tự tạo được hệ sinh thái cho riêng mình. Dưới sự kiểm soát của con người, hệ sinh thái bao gồm những gì ưu thế nhất được lựa chọn cho từng mục đích.
Hệ sinh thái nhân tạo rất đa dạng về kích cỡ, cấu trúc. Có thể kể tới đồng ruộng, biển nhân tạo, hồ nước nhân tạo, một bể cá cảnh… cũng có thể coi là một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Giới hạn hệ sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái nghĩa là giới hạn khả năng chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái nhất định trong môi trường. Trong điều kiện đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật lại có giới hạn sinh thái khác nhau.
Ví dụ: Phần lớn các loài cây trồng ở vùng nhiệt đới có thể quang hợp tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Nếu phải sống ở mức nhiệt độ âm dưới 0 độ C hoặc cao hơn 40 độ C sẽ khiến cây bị ngừng quang hợp.
Có hai nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống và phát triển các loài sinh vật đó là:
– Nhóm nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm…
– Nhóm nhân tố hữu sinh: Chính là các sinh vật sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật sống khác ở xung quanh như nấm, vi khuẩn, động vật, thực vật…
Hệ sinh thái tự nhiên so với hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái tự nhiên hay hệ sinh thái nhân tạo nhìn chung cũng có nét tương đồng nhau vì đều có nhân tố vô sinh và hữu sinh. Tuy nhiên, hệ sinh thái tự nhiên luôn chiếm ưu thế về sự đa dạng loài và có mối quan hệ tương quan mật thiết giữa từng thành phần giúp cân bằng cũng như là giữ cho hệ sinh thái luôn ổn định.
Dù là hệ sinh thái tự nhiên hay nhân tạo thì tất cả đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người và không thể nào tách rời.
Thực trạng là gì? Khái niệm, vấn đề nóng của thực trạng hiện nay
Những khái niệm liên quan đến hệ sinh thái
Ngoài những kiến thức chính về hệ sinh thái sinh học được Palada.vn tổng hợp ở trên thì hiện nay khái niệm “hệ sinh thái” cũng được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác, hãy cùng khám phá nhé.
Hệ sinh thái khởi nghiệp là gì?
Hệ sinh thái khởi nghiệp (tiếng Anh là entrepreneurial ecosystem) là một thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể cộng sinh, giúp chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp – startup sáng tạo và tăng trưởng nhanh.
Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì, hệ sinh thái doanh nghiệp là gì?
Hệ sinh thái trong kinh doanh hay còn gọi là hệ sinh thái doanh nghiệp (Business Ecosystem) được hiểu là mạng lưới các tổ chức, bao gồm các nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và cả đối thủ liên quan đến việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua cạnh tranh và hợp tác.
Khi một hệ sinh thái trong kinh doanh phát triển mạnh, điều đó có nghĩa là những người tham gia thị trường đó đã thành công trong việc sắp xếp và tổ chức hợp lý luồng ý tưởng, năng lực và vốn trong toàn hệ thống.
Trên đây là khái niệm về hệ sinh thái là gì chính xác nhất cùng các thông tin liên quan mà Palada.vn muốn gửi tới quý độc giả. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho người thân của các bạn cùng biết nhé. Hẹn gặp lại trong những bài viết thú vị tiếp theo trên Palada.vn.