ISP là gì? Cách phân loại? Hoạt động như thế nào?

ISP là một thuật ngữ mà mỗi khi nhắc tới internet bạn sẽ nghe thấy. Tuy nhiên, chính xác thì ISP là gì, nó có đơn giản là một dạng cung cấp dịch vụ truy cập vào internet hay không. Hôm nay hãy cùng palada.vn tìm hiểu kỹ hơn về nó nhé!  

ISP là gì?

ISP là viết tắt của cụm từ Internet Service Provider, nó có nghĩa là nhà cung cấp các giải pháp kết nối mạng toàn cầu cho các tổ chức hoặc các cá nhân người dùng.

ISP là gì?
Mạng ISP là gì?

Ví dụ, khi bạn gửi tin nhắn cho người bạn C, thì tin nhắn này sẽ được đưa đến nhà cung cấp dịch vụ internet mà bạn đang sử dụng. Sau đó, bộ máy của ISP sẽ phân tích, tìm kiếm và gửi thông tin bạn muốn truyền tải vào tin nhắn của người bạn kia. Nghe có vẻ lâu nhưng quá trình này chỉ mất từ 1-2 giây sau khi bạn nhấn nút “gửi”.  

Hiểu đơn giản thì ISP là một đường dây kết nối tất cả mọi thứ trên mạng internet lại với nhau. Khi điện thoại, máy tính, tivi,… của bạn được kết nối internet thì bạn có thể trò chuyện với bạn bè, đọc báo, gửi mail qua các ứng dụng trên mạng. Còn nếu như máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác của bạn không được kết nối internet thì sẽ không thể truyền tải và tiếp cận được những thông tin mới nhất được cập nhật hàng ngày.  

Đặc điểm của ISP

ISP có thể tự do theo dõi và xem dữ liệu của người dùng. Nó sẽ thấy tất cả URL của các trang mà người dùng truy cập trên các trang web không được mã hóa. Chính vì vậy, ISP biết các trang web bạn truy cập, thời gian, vị trí và cả thiết bị bạn đang sử dụng. Từ đó, ISP lấy thông tin qua lưu lượng truy cập của bạn rồi sau đó chèn, phát quảng cáo. 

Tài khoản ISP là gì?
Tài khoản ISP là gì?

Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet đều có cơ sở pháp lý để bán lưu lượng truy cập của bạn cho các nhà tiếp thị, quảng cáo. Các nhà quảng cáo, tiếp thị nhờ đó mà biết được thói quen, đặc điểm, sở thích của người dùng sau đó chèn quảng cáo phù hợp. Còn các nhà cung cấp dịch vụ internet cũng được lợi vì họ sẽ có được một khoản tiền không nhỏ từ việc bán dữ liệu của người dùng. 

Ngoài ra, các ISP còn sử dụng cả Carrier IQ để theo dõi các trang web, lịch sử mà người dùng đã truy cập.

Cách phân loại ISP

Những năm 90, ISP được chia ra làm 3 loại là: Internet tốc độ cao, dial-up và DSL. Nhưng đến năm 2013, dịch vụ dial-up dần trở nên hiếm hoi bởi đường chuyền của nó rất chậm, do vậy người dùng đã chuyển dần sang dùng các ISP khác nhanh hơn. Dần dần do ít người sử dụng nên nó đã được loại bỏ. Vì vậy, hiện nay chỉ có hai loại ISP được nhiều người sử dụng đó là DSL và cáp, Fiber Internet (internet cáp quang).

DSL và cáp

DSL là từ viết tắt của cụm từ Digital Line Subscribers, nó có nghĩa là đường thuê bao số. Đây là công nghệ sử dụng các phương pháp điều biến phức tạp, có mục đích là biến đổi tín hiệu có tần số cao ở đầu ra sao cho phù hợp với việc truyền trên đường dây điện thoại. DSL và cáp chỉ tập trung vào công nghệ truyền tải trên đường dây điện thoại nên nó thường được áp dụng vào công nghệ phục vụ mạng truy cập hay hiểu rõ hơn là việc truyền dẫn giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.

Nhưng vài năm gần đây, các nhà cung cấp dịch vụ internet sử dụng cáp quang và DSL bị xem là không bắt kịp theo kịp xu hướng. Bởi vì các công ty viễn thông thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc bán các hợp đồng hàng cho dịch vụ di động và kinh doanh điện thoại. 

Ở nước ta, các nhà mạng viễn thông đặc biệt phải kể đến đó là: Viettel, FPT, VNPT, CMC, Netnam,…

Fiber internet

Fiber internet là công nghệ mới có tốc độ truyền tin nhanh gấp hàng trăm lần cáp DSL. Đây là dịch vụ truy cập vào Internet hiện đại nhất hiện nay với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến tận địa chỉ thuê bao. Mạng cáp quang khi được đưa đến địa chỉ của thuê bao sẽ giúp khách hàng sử dụng mạng viễn thông có chất lượng cao, đường truyền ổn định. Do vậy, dịch vụ này đang được rất nhiều người quan tâm.  

Đặc điểm của mạng fiber internet là đường truyền có tốc độ ổn định; không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện tử, chiều dài cáp hoặc thời tiết; tốc độ truy cập Internet cao; nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới; an toàn cho thiết bị và không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây.

Một số nhà cung cấp mạng internet có dịch vụ fiber internet đó là FPT, Viettel, VNPT. Trong đó, Viettel là nổi trội hơn cả.

ISP hoạt động như thế nào?

Sơ đồ hoạt động của ISP
Sơ đồ hoạt động của ISP

Tầng trên cùng của ISP đó là các ISP cấp 1, nó là nhà cung cấp dịch vụ ISP và có quyền truy cập vào tất cả các mạng trên Internet mà chỉ cần sử dụng các thỏa thuận ngang hàng mạng mà không phải trả phí. Các ISP này sẽ kết nối tất cả các góc của www (World Wide Web). 

Sau đó, các nhà cung cấp dịch vụ ISP cấp 1 sẽ bán quyền truy cập vào mạng của họ cho các ISP cấp 2. Tiếp theo các ISP cấp 2 sẽ bán quyền truy cập internet cho các doanh nghiệp và cá nhân người dùng. Đôi khi ISP cấp 1 có thể bán quyền truy cập mạng trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân. 

Ngoài ra, còn có ISP trung gian được gọi là ISP cấp 3. Nó có thể mua băng thông mạng từ ISP cấp 2 ròi bán băng thông đó cho người dùng.

Khi lưu lượng truy cập định tuyến từ mạng của gia đình bạn đến Internet, nó sẽ phải trải qua một số bước trước khi đến được đích.

Ví dụ: Lưu lượng truy cập đi từ modem của bạn sau đó đến mạng của ISP cấp 3, cấp 2, cấp 1 rồi sau đó nó lại đi ngược lại qua một tập hợp ISP khác trước khi đến đích.

Cách ngăn chặn sự theo dõi của ISP

Hiện nay rất nhiều người tỏ ra lo ngại khi biết ISP sẽ ghi lại mọi hoạt động của mình. Nếu như bạn muốn tìm hiểu xem ISP giữ lại nhật ký hoạt động của bạn trong bao lâu thì bạn phải gọi điện hỏi họ. Một số nhà cung cấp ISP sẵn sàng trả lời, nhưng một số khác thì không. 

Cách ngăn chặn sự theo dõi của ISP
Bạn có thể sử dụng HTTPS, TOR để ngăn chặn sự theo dõi của ISP

Nếu như bạn muốn bảo vệ bản thân và muốn đảm bảo ISP không biết về những hoạt động của bạn trên mạng thì bạn cần phải ẩn danh hoạt động của mình. 

Đầu tiên bạn có thể sử dụng HTTPS để bảo vệ tính bảo mật của trình duyệt. Nếu trang web đã cung cấp HTTPS, bạn chỉ cần truy cập https:// thay vì http:// như trước đây. Nếu trang web chưa cung cấp HTTPS thì bạn có thể cài đặt và nó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về việc truy cập HTTPS. 

Tiếp theo bạn sử dụng trình duyệt ẩn danh với TOR. Dịch vụ HTTPS chỉ mã hóa dữ liệu khi được tải về, nhưng nó cũng không hoàn toàn ẩn danh các hoạt động của bạn. Do đó, để đảm bảo an toàn hơn bạn cần đến TOR. Đây là một mạng lưới các đường hầm ảo cho phép mọi người có thể cải thiện sự riêng tư và bảo mật dữ liệu trên Internet. Ngoài ra, TOR còn cho phép các nhà phát triển phần mềm tạo ra các công cụ giao tiếp mới với nhiều tính năng bảo mật tích hợp. Nó cung cấp nền tảng cho hàng loạt các ứng dụng cho phép các cá nhân và tổ chức chia sẻ thông tin qua mạng công cộng mà không bị ảnh hưởng đến quyền riêng tư.

Khi sử dụng TOR, ISP sẽ không theo dõi được lịch sử truy cập mạng của bạn, gia đình bạn hoặc của công ty bạn. Ngoài ra nhiều người cũng sử dụng TOR để giao tiếp với nhau về các vấn đề nhạy cảm trong xã hội. Ví dụ như các phòng chat hoặc diễn đàn cho những người bị căn bệnh thế kỷ, các phòng chat cho những nạn nhân của bạo hành,…  

Nhưng, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu chỉ dụng TOR thì bạn cũng không thật sự giữ được danh tính. Bạn vẫn nên tránh cài đặt hoặc sử dụng các plugins của trình duyệt, không mở bất kỳ tài liệu nào mà bạn tải xuống khi đang được kết nối với TOR và luôn phải sử dụng cả HTTPS. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bridge relay nếu không muốn những người khác biết bạn đang sử dụng TOR.

Các dịch vụ kết nối internet mà ISP cung cấp

Dịch vụ kết nối internet ISP cung cấp
ISP cung cấp nhiều dịch vụ kết nối internet

– Dịch vụ kết nối internet trực tiếp: Với những tổ chức có nhu cầu kết nối với internet tốc độ cao, ổn định thì có thể thuê dịch vụ kết nối trực tiếp. Khi đó, mạng của cơ quan đó sẽ sử dụng đường leased-line, luôn luôn kết nối với internet thông qua đường truyền dẫn riêng.

Các tổ chức này sẽ được ISP cấp một địa chỉ ISP tĩnh. Các tổ chức có thể gắn địa chỉ tĩnh cho các máy chủ của mình và tự duy trì các máy chủ dịch vụ như mail, ftp, web, dns. Nếu như không muốn tự duy trì máy chủ, thì các tổ chức có thể thuê dịch vụ chạy trên máy chủ của ISP.

– Dịch vụ kết nối internet gián tiếp: Với dạng dịch vụ này, khi có nhu cầu người sử dụng kết nối internet và khi không có nhu cầu thì có thể ngắt kết nối. Tuy nhiên, dạng này có tốc độ đường truyền chậm, không được cung cấp địa chỉ IP tĩnh và chỉ có thể sử dụng để truy cập internet mà không không duy trì được máy chủ cung cấp dịch vụ dù đây vốn là những host đòi hỏi tính liên tục trong kết nối. Vì vậy, để sử dụng được những dịch vụ như web hay email có tên miền riêng thì người sử dụng phải đăng ký tại ISP.

– Dịch vụ kết nối internet tốc độ cao: Là dạng kết nối internet sử dụng đường dây điện thoại có tốc độ kết nối internet cao và kết nối liên tục. Nếu thuê bao ADSL được ISP cấp địa chỉ tĩnh thì có thể sử dụng kết nối liên tục này và tự duy trì các máy chủ dịch vụ.  

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã được giải đáp ISP là gì? Phân loại và hoạt động của ISP ra sao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *