Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng ra làm sao? Nó và lợi nhuận gộp khác nhau như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề liên quan tới tỷ số này.
Tóm tắt
Lãi ròng là gì?
Lãi ròng chính là số tiền lãi sau khi doanh nghiệp trừ đi tổng chi phí kinh doanh khỏi tổng doanh thu. Hay nói cách khác, lãi ròng chính là một tính toán bao gồm tất cả các giao dịch tài chính trong doanh nghiệp, đã bao gồm khoản thanh toán thuế.
Lãi ròng là gì? Lãi ròng kí hiệu là gì?
Lãi ròng còn được gọi là lãi thuần hoặc lợi nhuận ròng.
Cách tính lãi ròng
Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu lãi ròng nghĩa là gì. Nhưng lãi ròng được tính như thế nào thì chưa biết. Ta tính lãi ròng theo công thức sau:
Lãi ròng = tổng doanh thu – tổng chi phí kinh doanh
Trong đó,
Tổng doanh thu là doanh số của công ty trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
Tổng chi phí kinh doanh, bao gồm cả chi phí bán hàng. Đây là tất cả những chi phí được doanh nghiệp sử dụng để có được sản phẩm cho khách hàng. Ví dụ như: chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán buôn cho các nhà bán lẻ, chi phí giao hàng, tiền lương, tiền lãi cho vay, tiền thuê nhà, bảo hiểm,…
Ý nghĩa của lãi ròng
Lãi ròng giúp doanh nghiệp biết được hoạt động kinh doanh đang lỗ hay lãi
– Biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu, từ đó đánh giá được hoạt động kinh doanh đang lãi hay lỗ.
– Biết tổng doanh thu – để tính tổng số tiền thuế mà doanh nghiệp cần trả.
– Các ngân hàng cũng như các tổ chức khác có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và đánh giá khoản vay phù hợp. Ví dụ, công ty có lợi nhuận ròng cao cho ngân hàng biết rằng đây là doanh nghiệp đang phát triển tốt có khả năng thanh toán nhanh, đầy đủ. Từ đó, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp này vay với số tiền lớn hoặc nhỏ.
– Công ty bạn có lợi nhuận ròng ổn định và lành mạnh sẽ khiến các nhà đầu tư có niềm tin hơn, nhiều người đầu tư vào doanh nghiệp hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Giá gốc của sản phẩm: Khi giá gốc của sản phẩm càng rẻ thì lãi càng cao. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về nguồn hàng để mua được hàng có mức giá phù hợp mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
– Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Chi phí càng cao thì lợi nhuận càng thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp để tiết kiệm chi phí hết mức. Thông thường mức chi tối đa của doanh nghiệp chỉ được bằng 30% doanh thu.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế theo quy định nên không thể tăng hoặc giảm theo nguyện vọng của doanh nghiệp. Do vậy, muốn có lãi thì doanh nghiệp cần nâng giá bán sản phẩm và tiết kiệm chi phí hết mức có thể.
Ví dụ về lãi ròng
Ví dụ về lãi ròng của một công ty
Trên báo cáo thu nhập trong vòng 1 năm, một công ty có các con số sau đây:
- Doanh thu: 100.000 đô la
- Chi phí hoạt động: 20.000 đô la
- Giá vốn hàng bán: 10.000 đô la
- Trách nhiệm thuế: 14.000 đô la
- Lãi ròng: 56.000 đô la
Theo báo cáo trên, thì tỷ suất lợi nhuận ròng là 0,56 hoặc 56%. Biên lợi nhuận là 56% cho thấy rằng công ty kiếm được 56 xu lợi nhuận cho một đô la mà doanh nghiệp thu được.
Hay ví dụ như, lãi ròng của Apple Inc trong báo cáo cho quý kết thúc vào ngày 29 tháng 12 năm 2018 như sau:
- Doanh thu: 84.310 tỷ USD
- Thu nhập ròng: 19,965 tỷ đô la
Biên lợi nhuận ròng của Apple được tính bằng cách chia thu nhập ròng 19,965 tỷ đô la cho doanh thu là 84.310 tỷ đô la. Như vậy, chúng ta biết được biên lợi nhuận ròng của Apple là 23%.
Phân biệt lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp
Lợi nhuận ròng | Lợi nhuận gộp |
Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng hóa, các chi phí còn lại cũng như các loại thuế phải đóng. Cuối cùng là ra giá trị lợi nhuận được của doanh nghiệp. | Còn lợi nhuận gộp chính là khoản lợi nhuận sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán. Giá trị này sẽ được tính ra đầu tiên trong bảng kết quả kinh doanh. |
Lợi nhuận ròng phản ánh bao quát cả chi phí, doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Giá trị này sẽ cho phép các nhà đầu tư, cổ đông, cũng như các ngân hàng biết được doanh nghiệp đã đầu tư bao nhiêu và lợi nhuận, doanh thu đạt được có xứng đáng với những thứ đã đầu tư hay không.
Nó cũng thể hiện mức độ sinh lời của doanh nghiệp. |
Lợi nhuận gộp, hệ số biên lợi nhuận gộp thì phản ánh khả năng doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Ngoài ra, giá trị này chỉ tập trung vào mức lợi nhuận mà công ty đạt được trong năm qua. |
Lãi ròng và lãi gộp – mỗi giá trị sẽ có những tác dụng và phản ánh những nội dung khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần đánh giá kết hợp tất cả các giá trị và chỉ tiêu này để có được cái nhìn chính xác nhất về tình hình hoạt động, doanh thu của doanh nghiệp mình.
Hy vọng rằng, qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở bên trên, bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn lãi ròng là gì và tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Từ đó, biết cách tính toán thu chi hiệu quả để doanh nghiệp ngày một phát triển.