Nhạc cụ dân tộc là gì? Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Âm nhạc từ xưa đến nay luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Đặc trưng âm nhạc của nước ta là phát triển theo vùng miền. Chính vì thế, các nhạc cụ dân tộc Việt Nam vô cùng đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Nhạc cụ dân tộc là gì?

Nhạc cụ dân tộc Việt Nam là những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ mang tính đặc trưng bản địa hoặc những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng cũng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam.

Giới thiệu về nhạc cụ dân tộc
Giới thiệu về nhạc cụ dân tộc

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam phổ biến

Tổng cộng có đến vài trǎm chi nhạc cụ dân tộc khác nhau. Dưới đây là một số nhạc cụ dân tộc của người Việt.

Đàn tranh

Đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài từ 110 đến 120cm. Đàn có một phần đầu lớn có lỗ để cài dây (rộng 25 đến 30cm), phần đầu nhỏ gắn khóa lên dây, số khóa tùy thuộc vào loại đàn. Số dây đàn từ 16 đến 21 đến 25 dây (rộng 20 đến 25cm)

Đàn tranh
Đàn tranh

Chất liệu mặt đàn được làm bằng gỗ khoảng 0.05 đến 0.1cm. Được trang bị ngựa đàn nằm ở giữa phần đàn giúp gác dây và di chuyển, điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn được làm bằng kim loại nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng. Tiếng đàn tranh trong và sáng, có thể được dùng khi chơi độc tấu, hòa tấu hoặc đệm hát, dàn nhạc tài tử, hòa nhạc cùng những nhạc cụ dân tộc khác.

Đàn bầu

Đàn bầu còn được gọi là đàn độc huyền cầm, là một trong những loại nhạc cụ Việt Nam được chơi bằng que hoặc một miếng gảy. Đàn bầu có thể chia làm hai loại là đàn bầu thân tre và đàn bầu hộp gỗ.

Đàn bầu
Đàn bầu

Đàn bầu thân tre sử dụng trong hát Xẩm. Đàn có phần thân được làm bằng đoạn tre dài 120cm, đường kính khoảng 15cm.

Đàn bầu hộp gỗ: Loại đàn này sau này được cải tiến, được dùng bởi người chơi đàn chuyên nghiệp với nhiều kích thước khác nhau.

Đàn bầu có một dây chạy dọc phần thân đàn, sử dụng dây đàn bằng sắt. Chất âm của đàn bầu sâu lắng, ngọt ngào giàu tình cảm.

Đàn đáy

Đàn đáy được ra đời vào thời nhà Lê từ thế kỷ XV – XVlll, là cây đàn có kích thước dài nhất do người Việt đã từng sáng tạo ra.

Đàn đáy
Đàn đáy

Đàn đáy được dùng trong hát ca trù, ả đào trình diễn chung với phách và trống đế. Chất âm của đàn đáy có chút nét buồn, hiu hiu. Đàn đáy được gắn với 7 cung đều cho nên khi hát xuống thấp hoặc lên cao thì người nghệ sĩ không cần vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm là xong.

Đàn nguyệt

Đàn nguyệt hay còn được gọi là đàn kìm, là dòng nhạc cụ sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc cung đình.

Đàn nguyệt
Đàn nguyệt

Từ khi được ra đời và phát triển từ thế kỷ Xl cho tới ngày nay, đàn nguyệt vẫn là một loại nhạc cụ quan trọng trong nền âm nhạc Việt Nam. Cần đàn dài phím đàn cao và có thể tạo ra âm thanh mềm mại, nhấn nhá.

Đàn nhị

Đàn nhị là dòng đàn có tuổi thọ lâu đời trong âm nhạc dân gian truyền thống của nước ta, đóng phần quan trọng trong dàn nhạc dân tộc của Việt Nam từ trước đến nay.

Đàn nhị
Đàn nhị

Cái tên đàn cò xuất phát từ việc phần trục dây chỉa xuống tựa giống mỏ con cò. Thân đàn như thân cò, còn cần đàn tựa cổ cò. Tiếng đàn nghe lạnh giống tiếng cò.

Đờn cò thường được dùng trong dàn nhạc, dàn cải lương, ngũ âm, bát âm, dân ca, nhạc tài tử.

Đàn T’Rưng

Đàn T’Rưng là dòng nhạc cụ dân tộc xuất xứ ở Tây Nguyên, đàn có từ 5 đến 7 ống rỗng được cắt dài ngắn khác nhau tạo nên những âm sắc khác nhau.

Đàn T’Rưng
Đàn T’Rưng

Một số dòng đàn T’Rưng chuyên nghiệp có từ 12 đến 16 ống xếp thành hàng trên đàn. Các ống được kết với nhau qua 2 sợi dây nằm song song tạo thành câu đàn. Khi chơi đàn, người chơi đàn sẽ dùng 2 dùi được bọc vải gõ lên các ống.

Khèn

Nhạc cụ khèn được nằm trong bộ hơi, có cấu trúc phức tạp. Đàn có thiết kế gồm nhiều ống trúc được xếp cạnh nhau.

Khèn
Khèn

Thiết kế mỗi đầu được cắm xuyên qua bầu khèn giống như hình bắp chuối có tác dụng làm hộp cộng hưởng khèn.

Vậy thì khèn là nhạc cụ của dân tộc nào? Khèn là nhạc cụ của các dân tộc miền núi phía Bắc như Mường, Thái, H’mông. Âm sắc của khèn khá giòn, các ống khác nhau sẽ phát ra âm sắc khác nhau. Trong ống có lưỡi gà làm bằng bạc hoặc đồng dát mỏng.

Cồng chiêng

Cồng chiêng là nhạc cụ thuộc bộ đồng, được ra đời từ thời văn hóa đồng thau Đông Sơn.

Cồng chiêng
Cồng chiêng

Cồng chiêng được chế tác từ hợp kim đồng có pha chì và thiếc. Cách phân biệt cồng chiêng là cồng có núm, chiêng không núm. Cồng chiêng càng nhỏ sẽ có tiếng càng cao, cồng chiêng càng lớn thì âm sắc càng trầm.

Nhạc cụ dân tộc cồng chiêng là nhạc cụ quan trọng của văn hóa Việt Nam, được gắn liền với hình ảnh đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Nhạc cụ dân tộc Mường

Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá là phong phú với nhiều loại thơ dài, truyện cổ, làn điệu dân ca,… Ở nơi đây, họ cũng sáng tạo ra những làn điệu âm nhạc riêng toát lên vẻ đẹp, nét đặc sắc riêng trong lối sinh hoạt người dân nơi đây.

Nhạc cụ dân tộc Mường
Nhạc cụ dân tộc Mường

Sáo ôi là nhạc cụ độc đáo của dân tộc Mường. Loại sáo này là một loại sáo dọc có 4 lỗ, 2 lỗ có khoảng cách thưa, 2 lỗ cách nhau dày được tạo nên từ một ống nứa tép. Người Mường ví âm thanh của sáo ôi như âm thanh của “tình yêu”, sáng trong như lời thì thầm của gió.

Nhạc cụ dân tộc Khmer

Nhắc đến Khmer người ta thường nghĩ ngay đến vùng đất của những ngôi đền, chùa có quy mô hoành tráng. Vì vậy, chùa chiền cũng là nơi diễn ra những lễ hội âm nhạc và những làn điệu đặc trưng của người Khmer. 

Nhạc cụ dân tộc Khmer
Nhạc cụ dân tộc Khmer

Nhạc cụ ngũ âm là dàn nhạc truyền thống của người Khmer Nam bộ. Dàn nhạc ngũ âm được tổng hợp bởi 5 loại chất liệu gồm có đồng, sắt, gỗ, da và hơi. 

Chúng được biểu diễn bởi 9 loại nhạc cụ khác nhau rất cầu kỳ và cần sự chuyên nghiệp trong khi chơi gồm đàn thuyền, bộ trống, đàn cò, bộ cồng, bộ trống Sa dăm, đàn Tà-Khê, đàn Khưm, kèn Srô – lây, kèn Srô- Lây- thung.

Nhạc cụ dân tộc Tày

Đàn Tính là loại nhạc cụ độc đáo của người Tày. Loại đàn này đã gắn bó với đời sống của dân tộc Tày trong các dịp lễ, hội, trao duyên. Đàn tính thường sẽ gồm có 3 bộ phận chính:

Nhạc cụ dân tộc Tày
Nhạc cụ dân tộc Tày

Bầu đàn: Làm từ quả bầu, cần phải chọn quả bầu già, tròn đều không bị lồi lõm để có thể giữ được âm vực chuẩn xác nhất từ cây đàn phát ra. Ngoài ra, quả bầu cũng cần phải phơi khô để có thể đục lỗ tạo âm cho đàn. Xung quanh bầu đàn có 54 lỗ, các điểm đục lỗ cần phải tính toán trước để phù hợp với kích cỡ của quả bầu.

Cần đàn: Được làm thủ công từ chất liệu gỗ. Một cần đàn hoàn chỉnh có chiều dài từ 80cm đến 1m. Tùy theo người chơi mà lựa chọn cần đàn dài hay ngắn khác nhau. Cần đàn càng dài thì âm thanh càng có độ vang càng lớn.

Nắp đàn: Là một tấm gỗ mỏng, nhẹ thường được chế tạo từ phần thân của cây hoa sữa hay các loại gỗ mềm để tạo được tiếng vang. 

Hòa âm phối khí là gì? Nghề hòa âm phối khí là gì?

Tone là gì? Cách xác định tone của bản nhạc chi tiết

Nhạc cụ dân tộc Thái

Nhạc cụ gõ của người Thái Tây Bắc gồm có trống, chiêng, chũm chọe và quả nhạc. Bộ gõ này có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nghệ thuật và tâm linh. Bộ gõ là vật linh thiêng của mỗi bản, cho nên người dân không bao giờ được để mất, không để kẻ thù chiếm đoạt, cũng không được đổi chác mua bán.

Nhạc cụ dân tộc Thái
Nhạc cụ dân tộc Thái

Việc chế tác bộ gõ thường được tiến hành với những bước rất nghiêm ngặt: cúng tế xin phép thần linh, cầu mong thần cho phép, chứng giám hay phù hộ rồi tiến hành ở nơi kín đáo, sạch sẽ. 

Khi chế tác xong phải cử hành lễ tế thật trang trọng và cất giữ ở nhà sàn hoặc gian thờ ma nhà của trưởng bản hoặc người có chức sắc, chỉ được dùng trong dịp tết hoặc lễ cúng xên bản, xên mường. Người Thái cho rằng nếu dùng trống chiêng tùy tiện sẽ dẫn đến việc có hại cho bản mường.

Với những thông tin vừa rồi thì hẳn là các bạn đã hiểu hơn được nhạc cụ dân tộc là gì và một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam đặc trưng nhất. Nếu còn câu hỏi gì về chủ đề này, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *